6. Kết cấu luận văn
2.3.2. Thanh toán điện tử tiếp tục phát triển nhanh và đang đi vào cuộc sống
Thanh toán trên mạng là một trong những vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Nếu như năm 2007 được đánh giá là năm đánh
dấu bước phát triển nhanh chóng và toàn diện của thanh toán điện tử, thì sau
5 năm, năm 2012 là năm thanh toán điện tử khởi sắc và thực sự đi vào cuộc sống.
Đến hết năm 2012, các tổ chức ngân hàng đã phát hành khoảng trên 300.000 tại Thành Phố Hạ Long. Hầu hết các ngân hàng lớn đều đã có mặt
trên địa bàn, hệ thống cây ATM, máy POS được sử dụng rộng rãi trên toàn thành phố, đặc biệt là khu vực du lịch Vịnh Hạ Long. Hệ thống thanh toán của hai liên minh thẻ lớn nhất cả nước là Banknetvn và Smartlink với trên 90% thị trường thẻ toàn quốc đã được kết nối liên thông.
Trong năm 2012, với sự năng động, tích cực của các ngân hàng và doanh nghiệp, một loạt dịch vụ thanh toán điện tử với những giải pháp khác nhau
62
tuyến có sự phát triển nhảy vọt. Nếu năm 2007 chỉ có một vài website cung cấp dịch vụ này thì năm 2012 đã có trên 100 website của các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như ngân hàng, hàng không, du lịch, siêu thị bán hàng tổng hợp triển khai thành công việc cung cấp dịch vụ
thanh toán trực tuyến cho khách hàng. Với sự phát triển nhanh chóng của các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán đã giảm. Cho đến thời điểm này, ngành ngân hàng đã hội tụ đủ điều kiện hạ tầng kỹ thuật để cung cấp cho khách hàng các giao dịch điện tử nhưng còn thiếu cơ sở pháp lý hoặc chưa
đầy đủ. Ngân hàng chưa thể cung cấp một cách hoàn chỉnh những dịch vụ
như: Internet Banking, Home Banking, Telephone Banking, v.v… Mặc dù Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký văn bản chấp thuận sử dụng văn
bản điện tử trong nội bộ ngành Ngân hàng, nhưng theo đúng Luật Kế toán Thống kê, ngân hàng vẫn buộc phải in ra giấy, đóng dấu và ký tên như bình thường. Việc này đã làm tăng đáng kể khối lượng công việc cho ngành ngân hàng trong khi các hoạt động giao dịch điện tử của ngành ngân hàng đang
tăng nhanh. Hiện có trên 90% nghiệp vụ ngân hàng đã tin học hóa bao gồm giao dịch trực tuyến, chứng từ điện tử, chữ ký điện tử.