6. Kết cấu luận văn
3.2.1.3. Nâng cao nhận thức của toàn dân về thương mại điện tử
- Căn cứ thực hiện giải pháp
Hiện nay, Internet và website đã trở nên khá quen thuộc với nhiều người, nhiều doanh nghiệp. Song cùng với sự phổ biến đó là sự nhầm lẫn do chưa hiểu hết, chưa nhận thức hết về TMĐT hoặc có những cách hiểu không giống nhau về TMĐT. Ngay cả trên thế giới cũng chưa thống nhất
được một cách hiểu về TMĐT mà vẫn tồn tại những khái niệm theo nghĩa
hẹp và nghĩa rộng. Do đó Việt Nam nói chung, Hạ Long nói riêng cần phải
đưa ra được định nghĩa chính xác, phù hợp với điều kiện của nước ta. Sẽ
thuận lợi hơn nếu hiểu TMĐT theo nghĩa rộng, rằng việc áp dụng điện thoại, telex, fax, v.v… đều là các thiết bị điện tử và đó chính là bước đầu của TMĐT để tạo sự tự tin cho doanh nghiệp khi bước vào TMĐT.
- Nội dung giải pháp
+ Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến và đào tạo chính quy TMĐT: Xét về cách sống và làm việc, đa số dân chúng vẫn còn quen giao dịch trên văn bản giấy tờ, mua hàng nhất thiết phải trải qua công đoạn nhìn, sờ, nếm, thử đều là các thói quen khác biệt một cách căn bản với khái niệm TMĐT. Do đó, để triển khai được TMĐT tại Việt Nam, cần tăng cường giáo dục, thông tin, tuyên truyền về lợi ích to lớn khi họ tham gia vào hoạt động này. Mặt khác, Chính phủ cần cho phép và khuyến khích hỗ
trợ nhiều hơn trong việc đưa các báo chí, trung tâm thông tin, tra cứu trên mạng, v.v… để các doanh nghiệp và cá nhân có thể dùng Internet để tra cứu thông tin, tìm bạn hàng, quảng cáo thông tin về mình, v.v…
+ Từ năm 2006 đến nay, hoạt động tuyên truyền phổ biến về TMĐT đã được các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan thông tin đại chúng và nhiều doanh nghiệp quan tâm thúc đẩy nên đã có sự phát triển khá mạnh mẽ.
81
2010 - 2013, hoạt động tuyên truyền phổ biến cần tập trung vào một số vấn
đề đang được nhận định là các trở ngại lớn đối với việc tham gia TMĐT
của doanh nghiệp và người tiêu dùng như vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân, thúc đẩy hình thành thói quen mua sắm trên mạng, sử dụng thẻ thanh toán, v.v…
- Điều kiện thực hiện giải pháp
Thành Phố Hạ Long hiện đang tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến về TM ĐT, về tầm quan trọng của vấn để bảo vệ thông tin cá nhân đến các tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân. Đặc biệt, tăng cường triển khai hoạt động cấp chứng nhận website TMĐT uy tín cho các doanh nghiệp.
3.2.1.4. Nâng cao chất lượng hạ tầng cơ sở nhân lực cho thương mại điện tử - Căn cứ hình thành giải pháp
Do yêu cầu phát triển TMĐT đòi hỏi phải có một lực lượng chuyên gia
CNTT đủ mạnh, vì vậy, quan điểm về giải pháp cho cơ sở hạ tầng nhân lực phục vụcho TMĐT cần được đặt trong quan điểm chung trong quy hoạch đào tạo nhân lực CNTT của địa phương. Có thể thấy lực lượng các chuyên gia CNTT và đông đảo người dùng Internet tham gia TMĐT trong các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân đóng vai trò chiến lược trong lộ trình tiếp cận và ứng cụng
TMĐT của quốc gia. Do đó, để đáp ứng yêu cầu phát triển TMĐT vềcơ sở hạ
tầng nhân lực, cần chú trọng phát triển nhanh lực lượng cán bộchuyên sâu, đặc biệt là chuyên gia phần mềm đáp ứng kịp thời, thường xuyên nhu cầu thực tiễn. Bên cạnh đó, cần đặc biệt quan tâm tới việc tăng cường nâng cao năng lực nhận thức vềTMĐT của các chủ thể tham gia. Công tác tuyên truyền phổ biến thông tin vềTMĐT, kỹ thuật và kỹnăng TMĐT cần được hỗ trợ bởi các chính sách giá cả
82
Đặc biệt, Trình độ CNTT còn hạn chế: Tại Thành Phố Hạ Long, việc sử dụng CNTT tại các doanh nghiệp còn ở trình độ rất sơ khai. Sở dĩ có tình trạng chất không theo kịp lượng trong phát triển nguồn nhân lực trong những năm qua, có phần không nhỏ thuộc về kinh phí đầu tư. Thực tế các cơ sở đào tạo vừa lo đào tạo, vừa lo tìm kiếm nguồn kinh phí nên kinh phí
đầu tư riêng cho ngành CNTT còn nhỏ giọt, đủ để tồn tại chứ chưa thể nói
đầu tưđến tầm chiến lược.
Hơn nữa, lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu phát triển còn yếu, chưa hỗ trợ mạnh cho sản xuất. Thành phố có tiềm năng về con người nhưng chưa tận dụng được lợi thế này. Có thể nhận thấy đào tạo TMĐT tại các trường ĐH&CĐ đã phát triển khá nhanh những năm gần đây. Tuy nhiên, còn khá nhiều vấn đề cần phải quan tâm giải quyết để đào tạo chính quy thực sự
phát triển cả về số lượng và chất lượng. - Nội dung giải pháp
Trong thời gian tới cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ
quan quản lý nhà nước liên quan trong việc dự báo nhu cầu nguồn nhân lực
cũng như đánh giá lại chất lượng đào tạo hiện nay để có những biện pháp thúc đẩy hoạt động đào tạo TMĐT đi vào chiều sâu, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao.
Các trường chuyên nghiệp và cộng đồng doanh nghiệp cần chủ động xây dựng mối quan hệ hữu cơ liên quan đến cung cầu nhân lực về TMĐT.
Đồng thời, Nhà nước cũng cần hỗ trợ cho các đề tài nghiên cứu về CNTT nhằm khuyến khách mọi người tham gia nghiên cứu chuyên sầu về lĩnh vực
TMĐT. Đa dạng hóa và xã hội hóa các hình thức đào tạo về TMĐT, từ các chương trình đào tạo dài hạn ở các cấp học cho đến các lớp bồi dưỡng ngắn hạn cho các đối tượng trong xã hội là một hướng đi cần được khuyến khích.
83
Ngoài ra, các hội thảo chuyên đề về TMĐT, công tác nghiên cứu và triển khai TMĐT ở các tổ chức kinh tế xã hội, các nỗ lực hợp tác quốc tế về
TMĐTcũng cần được tiếp tục mở rộng hơn.
- Điều kiện để thực hiện giải pháp và kết quả dự kiến
Về chủtrương, Thành Phố Hạ Long đã nêu rõ trong kế hoạch phát triển
TM ĐT của Thành phố trong đó đặt nhiệm vụ phát triển nhân lực CNTT là nhiệm vụ trọng tâm. Thứ nữa, thực tế hiện nay nguồn nhân lực trong các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp trên địa bàn hầu hết đã qua các trường
đạo tạo chuyên nghiệp bậc Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp nên
trình độ công nghệ thông tin được đạo tạo cơ bản khá tốt. Nếu được đào tạo nâng cao sẽđáp ứng yêu cầu phát triển thương mại điện tửtrên địa bàn.
3.2.1.5. Hoàn thiện hạ tầng cơ sở pháp lý về thương mại điện tử - Căn cứ hình thành giải pháp
Theo đánh giá thực trạng phát triển thương mại điện tử Thành Phố Hạ Long cho thấy, Quản lý nhà nước về CNTT còn nhiều bất cập: Lĩnh vực quản lý vĩ mô còn nhiều bất cập, còn nhiều đầu mối. Hệ thống pháp luật hiện nay vẫn còn thiếu những quy định, chế tài cụ thể về bảo vệ thông tin cá nhân trên môi trường mạng. Hệ thống chính sách còn nhiều vấn đề chưa hợp lý gây hạn chế phát triển ngành như: chính sách ưu đãi tín dụng đầu tư, chính sách thuế, chính sách đào tạo, chính sách công nghệ,... Cán cân thanh toán ngoại tệ vẫn nghiêng về nhập siêu. Môi trường đầu tư còn chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
- Nội dung giải pháp
+ Đẩy mạnh triển khai các văn bản pháp luật vềTMĐT:
Cho đến hết năm 2009, các nghị định hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử và phần lớn các nghị định hướng dẫn Luật Công nghệ thông tin đã được ban hành. Tuy nhiên, TMĐT là lĩnh vực còn mới mẻ lại dựa trên nền tảng
84
công nghệ tiên tiến, để các văn bản quy phạm pháp luật nói trên thực sự đi vào cuộc sống, tạo ra môi trường quản lý và hỗ trợ hiệu quả cho hoạt
động các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước cần nỗ lực hơn nữa trong việc triển khai thực hiện các văn bản pháp luật đã ban hành. Trong triển khai cần chú trọng tới hoạt động hướng dẫn, phổ biến nội dung của các văn bản pháp luật để các doanh nghiệp hiểu và thực hiện đúng các quy
định đã ban hành, xem đây là một khâu then chốt giúp triển khai và hoàn thiện môi trường pháp lý vềTMĐT.
+Nâng cao năng lực giải quyết tranh chấp vềTMĐT:
Từnăm 2010, việc giao kết hợp đồng trực tuyến cũng như các giao dịch trực tuyến khác như thanh toán điện tử và mua bán các sản phẩm số hóa tăng lên
nhanh chóng cả về sốlượng lẫn giá trị. Tuy nhiên, cùng với đó là sựgia tăng của các vụ tranh chấp thương mại liên quan tới mua bán trực tuyến. Đồng thời, những tranh chấp về tài sản trí tuệ liên quan tới môi trường mạng như tên miền và bản quyền tác giảcũng gia tăng với độ phức tạp cao. Trong khi đó, năng lực giải quyết tranh chấp về TMĐT của chính quyền địa phương còn thấp. Các tòa án kinh tế, trọng tài kinh tế, các tổ chức thanh tra viễn thông và thương mại, các tổ chức thực thi cạnh tranh lành mạnh và bảo vệ người tiêu dùng, các cơ quan điều tra, v.v...
chưa được đào tạo tốt vềlĩnh vực này và hầu như chưa có kinh nghiệm trong việc giải quyết tranh chấp. Do đó, một nhiệm vụ cấp bách củaThành phố Hạ Long là phải nâng cao năng lực giải quyết tranh chấp về TMĐT. Thành phố cần cần ban hành một cơ chế giải quyết tranh chấp đối với các giao dịch trên mạng sao cho phù hợp với các đặc thù của Việt Nam, trong đó quy định về những vấn đềcơ bản
như: Các cơ quan nhà nước, đặc biệt là Tòa án cần nghiên cứu cách giải quyết tranh chấp trong các giao dịch trên mạng; Nguyên tắc giải quyết tranh chấp trong các giao dịch trên mạng; Quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp theo cơ chế giải quyết tranh chấp trong các giao dịch trên mạng; v.v…
85
3.2.1.6. Tiêu chuẩn hóa công nghiệp và thương mại
Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về TMĐT có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển TMĐT. Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2010 – 2020 đã nhấn mạnh tới việc phát triển các công nghệ hỗ trợ TMĐT
trên cơ sở khuyến khích chuyển giao công nghệ từ nước ngoài, ban hành và phổ cập các tiêu chuẩn chung sử dụng trong TMĐT, đặc biệt là chuẩn trao
đổi dữ liệu điện tử (EDI và ebXML). Trong hai năm 2006 và 2007, Bộ
Khoa học và Công nghệ và một số bộ ngành và DN đã nghiên cứu, ban hành một số tiêu chuẩn và ứng dụng EDI và ebXML như Nghị định số
57/2006/NĐ-CP ngày 29/6/2006 về TMĐT quy định nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc ban hành các tiêu chuẩn về TMĐT, Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, v.v... Tuy nhiên, việc ban hành và phổ biến các tiêu chuẩn và quy chuẩn quốc gia về TMĐT vẫn chưa tương xứng với xu hướng phát triển của loại hình giao dịch doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) quy mô lớn. Vì thế, các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ cần
đẩy mạnh hoạt động xây dựng, ban hành và phổ biến các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về TMĐT. Trên cơ sở đó, Thành Phố Hạ Long cần triển khai các biện pháp đồng bộ nhằm phối hợp với chính quyền tỉnh Quảng Ninh tổ
chức dào tạo, tập huấn cho cán bộ chuyên môn và các doanh nghiệp trên địa bàn về hệ thống tiêu chuẩn này.
3.2.1.7. Bảo mật an ninh thông tin - Căn cứ hình thành giải pháp - Căn cứ hình thành giải pháp
Hoạt động TMĐT diễn ra trong một không gian kinh tế khác biệt so với các phương thức kinh doanh truyền thống. Những hành vi gian lận thương mại và cạnh tranh không lành mạnh về TMĐT cũng được thực hiện
86
theo nhiều phương thức mới mẻ và tinh vi, do đó khó áp dụng các chế tài truyền thống khi xử lý. Cho đến nay, khái niệm bảo vệ thông tin cá nhân và quyền riêng tư về thông tin cá nhân trên môi trường điện tử vẫn còn là một vấn đề mới mẻ tại Việt Nam.
Hiện nay bảo vệ dữ liệu đang là một trong những vấn đề được quan tâm đặc biệt của TMĐT. Ngày càng có nhiều quốc gia ban hành các luật bảo vệ dữ liệu nhằm ngăn cản không cho thông tin được truyền gửi tới những nước không có phương tiện bảo vệ thông tin. Hậu quả là tại những nước không có các cơ chế bảo vệ thông tin thích đáng, TMĐT sẽ khó có thể
phát triển.
- Nội dung giải pháp
Bảo mật được hiểu như việc sử dụng các phương tiện công nghệ được công nhận quốc tế và có tính liên tác chống truy nhập bất hợp pháp vào các dữ liệu. Bảo vệ dữ liệu để tạo ra môi trường tin cậy và an toàn nhằm tạo thuận lợi cho mạng thông tin liên biên giới và giúp tăng cường thương mại quốc tế. Yêu cầu về bảo mật đối với cơ sở hạ tầng thông tin toàn cầu gồm: có mạng viễn thông đảm bảo an toàn và tin cậy; có phương tiện hữu hiệu để
bảo vệ các hệ thống thông tin kết nối tới các mạng viễn thông; có biện pháp hiệu quả để xác nhận và bảo đảm tính bảo mật của dữ liệu điện tử tránh
được khả năng truy cập trái phép; đào tạo, nâng cao trình độ cho những người sử dụng để họ hiểu và sử dụng được những biện pháp bảo mật đối với hệ thống cơ sở dữ liệu của họ.
Vấn đề bảo mật an ninh thông tin trên môi trường mạng đã trở thành một trở ngại đáng kể đối với việc tham gia TMĐT của cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. Theo xu hướng chung của TMĐT toàn cầu, trong những năm tới vấn đề dữ liệu cá nhân sẽ nổi lên như một trong những trở ngại lớn nhất đối với sự phát triển TMĐT, đặc biệt là các giao dịch doanh nghiệp với
87
người tiêu dùng. Việt Nam nói chung, Thành phố Hạ Long nói riêng cần có kế hoạch rõ ràng để hạn chế tới mức cao nhất trở ngại này.
Thành phố Hạ Long cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa hoạt động phổ
biến, tuyên truyền tới các tổ chức, doanh nghiệp và công dân về vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân thông qua việc xuất bản các tài liệu, tổ chức hội thảo, đặc biệt là triển khai mạnh mẽ hoạt động dán nhãn tín nhiệm các website TMĐT. Chính quyền cần quan tâm chỉ đạo xây dựng các sản phẩm mật mã, thành thạo các dịch vụ xác nhận – chứng thực, các hệ thống an toàn thông tin, cung cấp xem xét khả năng ứng dụng các sản phẩm của nước ngoài vào môi trường TMĐT.
- Kết quả dự kiến
Thực hiện tốt giải pháp bảo mật thông tin sẽ thay đổi căn bản tâm lý của người tiêu dùng, tạo niềm tin vào các giao dịch đối với người tiêu
dùng, đây chính là một trong những điểm then chốt để phát triển thương
mại điện tử trên địa bàn.
3.2.1.8. Phát triển cơ sở haạ tầng kỹ thuật công nghệ cho thương mại điện tử - Căn cứ hình thành giải pháp - Căn cứ hình thành giải pháp
Hạ tầng cơ sở CNTT là một nền tảng để phát triển TMĐT. Vấn đề xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng CNTT được Thành phố Hạ Long coi là điều kiện tiên quyết đểđẩy mạnh TM ĐT. Các dịch vụ viễn thông cơ bản phải dễ tiếp cận đối với đa số dân chúng và chi phí thấp là điều kiện tiên quyết đối với
TMĐT và do đó trước hết cần phải xây dựng một hạ tầng cơ sở viễn thông cơ