6. Kết cấu luận văn
3.2.1.9. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ người tiêu dùng
Thương mại trên Internet sẽ thường xuyên liên quan đến việc bán và cho phép sử dụng sở hữu trí tuệ. Để xúc tiến TMĐT, người bán cần phải biết chắc chắn rằng sở hữu trí tuệ của mình sẽ không bị đánh cắp, còn người mua cần phải biết chắc rằng mình đang nhận được các sản phẩm đích
thực. Vì vậy, cần có sự bảo vệ rõ ràng và có hiệu quả đối với bản quyền bằng phát minh và nhãn hiệu thương mại để chống đánh cắp và gian lận.
Về vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, hiện nay nước ta đã xây dựng
được một khuôn khổ pháp lý tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, trong thời gian tới, Việt Nam cần tiếp tục xây dựng một văn bản luật riêng điều chỉnh sở hữu trí tuệ để mở rộng phạm vi điều chỉnh theo yêu cầu của điều kiện mới. Đối với Thành Phố Hạ Long, nắm bắt và vận dụng linh hoạt các quy định pháp luật, tăng cường sự phối hợp hành động giữa các cơ quan hữu quan như
90
phòng Kinh tế, Sở Công Thườn, sở Thông tin Truyền thông, Cơ quan Công an, v.v… để thi hành luật có hiệu quả.
Người tiêu dùng tham gia vào TMĐT dưới các hình thức như mua hàng, sử dụng các dịch vụ trực tuyến, nộp thuế, xin giấy phép, tham gia bán đấu giá, mua hàng đã qua sử dụng, v.v… cũng cần được bảo vệ. Đặc biệt là các thông tin cá nhân hay bí mật riêng tư của họ. Khi tham gia vào mua bán trực tuyến, người tiêu dùng luôn phải lo ngại về quyền lợi của mình và khả năng đảm bảo an toàn cho các thông tin cá nhân mà họ đã cung cấp cho các doanh nghiệp bán hàng. Những người thu thập dữ liệu cần phải cho người tiêu dùng biết họ đang thu thập các thông tin gì và dùng thông tin đó
như thế nào. Nói cách khác, người tiêu dùng cần phải có được sự lựa chọn thực sự đối với việc sử dụng thông tin cá nhân không được sự đồng ý của người đó, và việc sử dụng không đúng đắn hoặc sự tiết lộ thông tin cá nhân không chính xác, lỗi thời, không đầy đủ hoặc không thích hợp sẽ phải được bồi thường.