6. Kết cấu luận văn
3.2.2.2. Chủ động tích cực tham gia vào thương mại điện tử
91
tạo ra không ít cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường và đối tác kinh doanh. Trong TMĐT, doanh nghiệp là người trực tiếp kinh doanh và TMĐT là phương tiện để kinh doanh tốt hơn. Nhà nước chỉ đóng vai trò là người đề ra các chính sách chỉ đạo và hỗ trợ. Như vậy, doanh nghiệp là chủ thể đầu tiên có nhu cầu tận dụng những lợi ích của TMĐT và phải tự
cân nhắc về việc đầu tư về trang thiết bị CNTT cần thiết để có thể ứng dụng
TMĐT tại doanh nghiệp của mình.
Tuy nhiên, TMĐT vừa có khả năng là một đòn bẩy cho sự phát triển của doanh nghiệp nhưng cũng có thể là một bãi lầy tiêu tốn rất nhiều thời gian tiền bạc nếu một doanh nghiệpkhông có sự chuẩn bị kỹ càng. Vì vậy, để
chủ động tham gia một cách có hiệu quả vào TMĐT, các doanh nghiệp cần chú ý làm tốt công việc sau:
+ Cải tiến quy trình quản lý: Tiến hành TMĐT đồng nghĩa với việc chuyên nghiệp hóa quy trình quản lý. doanh nghiệp cần phải có những quy trình kinh doanh và cơ cấu tổ chức cần thiết để tạo sự tin tưởng cho khách hàng. Nhanh chóng đưa hệ thống quản lý của công ty đi vào nề nếp, đảm bảo tính thống nhất quản lý trong toàn công ty nhưng vẫn phát huy được tính chủđộng, nhanh nhạy của các bộ phận kinh doanh.
+ Cải tiến bộ máy: Cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp thông thường sẽ khó thích hợp với TMĐT. TMĐT đặt ra yêu cầu rất cao về tốc độ
xử lý bao gồm: xử lý thông tin khách hàng, xử lý đơn đặt hàng, giao hàng và dịch vụ khuyến mãi. DN cần phải có một cơ cấu tổ chức mới với những vị
trí nhân sự mới, được phân nhiệm rõ ràng phục vụ cho kênh bán hàng qua mạng.
+ Thay đổi văn hóa làm việc: doanh nghiệp cần chú trọng vào dịch vụ khách hàng. Những tập quán mới cần được xây dựng thông qua một hệ
92
chung. Việc ứng xử trong từng khâu giao dịch đều thể hiện đạo đức, văn
hóa trong kinh doanh, do vậy, phải giáo dục cho toàn bộ công nhân viên những tập quán này.
+ Tăng cường khả năng CNTT của doanh nghiệp: Để tiến hành TMĐT đòi hỏi phải có một đội ngũ nhân lực phù hợp. Mặt khác bản thân hạ tầng CNTT của doanh nghiệp cũng phải được nâng cấp cho phù hợp với yêu cầu của TMĐT.
Trước tiên, doanh nghiệp phải nhận thức được những lợi ích, cơ hội mà TMĐT có thể mang lại. Trên cơ sở nhận thức đó, doanh nghiệp cần phải quan tâm nên áp dụng TMĐT như thế nào, lựa chọn các giải pháp TMĐT
phù hợp với công việc kinh doanh của mình và bắt tay vào triển khai áp dụng. Trong xu thế phát triển như vũ bão của TMĐT toàn cầu thì những công việc triển khai này không nên quá chậm trễ. Kinh nghiệm của nhiều doanh nghiệp cho thấy giai đoạn đầu sử dụng TMĐT còn nhiều bỡ ngỡ, trục trặc và khá tốn kém nhưng sau một thời gian thì người ta lại phải ngạc nhiên về tính ưu việt của nó trong mọi công việc.
Bên cạnh đó, phải tạo đội ngũ quản lý và nhân viên am hiểu tình hình kinh doanh trong thời đại mới, có kỹ năng sử dụng máy tính và mạng, có trình độ tiếng Anh cần thiết, doanh nghiệp cũng phải chủ động tham gia các hội thảo chuyên đề về TMĐT do Chính phủ hoặc các tổ chức nước ngoài tổ chức để bổ xung kiến thức cũng như kỹ thuật TMĐT tiên tiến. Đây
cũng là cơ hội để doanh nghiệp có thể học hỏi kinh nghiệm nước ngoài về
cách thức kinh doanh hiệu quả trên Internet.
Đối với những doanh nghiệp lớn, cần mạnh dạn nghiên cứu áp dụng các giải pháp TMĐT do các tập đoàn lớn trên thế giới cung cấp. doanh nghiệp phải đánh giá được chi phí bỏ ra và kết quả kinh doanh có thể đạt
93 tìm kiếm đối tác trên quy mô toàn cầu.