6. Kết cấu luận văn
3.2.1.2. Tăng cường khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp trong thương mại điện tử
- Căn cứ hình thành giải pháp
Doanh nghiệp luôn là đơn vị đi tiên phong trong việc đưa TM ĐT phát
triển,doanh ngiệp vừa đồng thời là chủ thể và khách thể của hoạt động này. Trong kế hoạch tổng thể phát triển TM ĐT của Quảng Ninh nói chung, Hạ
78
Long nói riêng luôn đặt việc tăng cường khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia giao dịch thương mại điện tử là giải pháp trọng tâm.
- Nội dung giải pháp
+ Cần có chính sách ưu đãi về tài chính, thuế cho các doanh nghiệp tham gia TMĐT: Hiện nay ở Thành phố Hạ Long, việc thu thuế từ những nhà cung cấp nhỏ hay người tiêu dùng gặp rất nhiêu khó khăn. Việc ban hành luật thuế trong TMĐT phải tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của
TMĐT. Trước mắt, Nhà nước có thể ban hành luật thuế hướng vào các nhà cung cấp dịch vụ lớn. Tuy nhiên, các cơ quan thuế phải tạo điều kiện thuận lợi nhất để các nhà cung cấp dịch vụ trực tiếp qua Internet có thể chấp hành luật thuế. Thủ tục đăng ký, kê khai thuế phải đơn giản và ít tốn kém. Có thể giảm hoặc miễn 50% thuế VAT đối với các giao dịch TMĐT.
+ Hỗ trợ mạnh mẽ các doanh nghiệp ứng dụng TMĐT:
Chính quyền Thành phố cần có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong từng giai đoạn như là một biện pháp hỗ trợ xúc tiến thương mại đối với doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Đặc biệt, Nhà nước cần tham gia vào TMĐT không chỉ với tư cách quản lý, định hướng vĩ mô mà cần tham gia nhiều hơn nữa vào TMĐT với tư cách nhà tư vấn. Nhiều doanh nghiệp tỏ ra lo lắng và chậm triển khai thực hiện TMĐT không phải vì họ
thiếu thiết bị, công cụ, không đủ chi phí, hay vì đường truyền thông tin
qua mạng còn chậm, v.v… mà chính vì họ thiếu tư vấn. Do chưa quen giao dịch trên mạng, lại thiếu tư vấn nên nhiều doanh
nghiệp chưa hiểu được nội dung, đặc điểm và các điều kiện cần thiết để
thực hiện phương thức kinh doanh mới này, từ đó dẫn đến tâm lý e ngại và chưa thật sự tin vào hiệu quả mà TMĐT đem lại.
- Điều kiện thực hiện giải pháp
79
hiện TMĐT, thì muốn phát triển TMĐT cần phải có một bộ phận chuyên trách ở tầm quốc gia thực hiện nhiệm vụ này từ cấp Trung ương đến địa phương. Bộ phận này sẽ là nơi chịu trách nhiệm tư vấn nhằm nâng cao nhận thức và năng lực cho doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp xác định loại hình hoạt động phù hợp cho từng ngành hàng, xây dựng website sân chơi chung cho các doanh nghiệp; hỗ trợ giải đáp các thắc mắc của các đối tượng tham gia sử dụng TMĐT, v.v…; hướng dẫn các văn bản pháp luật,
đồng thời là nơi tập trung cơ sở dữ liệu thương mại giúp doanh nghiệp có thể tiếp thị và tìm kiếm thị trường trực tiếp trên mạng và chủ động tổ chức thực hiện từng bước dự án phát triển TMĐT. Trên thực tế, Bộ Công Thương đã thành lập Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin nhưng dường như các doanh nghiệp còn ít biết đến vai trò và chức năng hỗ
trợ của Cục đối với sự phát triển của mình. Bên cạnh đó, do hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau đều có những đặc điểm riêng,
để nâng cao chất lượng của hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, trong thời gian tới Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin cần phối hợp chặt chẽ
hơn với các Hiệp hội và cơ quan quản lý nhà nước về TMĐT tại địa phương (Sở Công Thương) để xây dựng và triển khai các hoạt động hỗ trợ
cho doanh nghiệp hoạt động trong từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể.
- kết quả dự kiến khi thực hiện giải pháp
Khi thực hiện giải pháp này một cách đồng bộ, hiệu quả mang lại sẽ rất lớn vì khi doanh nghiệp được ưu đại, được khuyến khích phát triển TMĐT sẽ
tạo nên sân chơi tốt cho hoạt động TMĐT, mặt khách, thị trường cho TMĐT
là thị trường đặc thù, phụ thuộc nhiều vào chính sách và cần được hỗ trợ tích cực thì phía chính quyền, do vậy khi được khuyến khích, tạo điều kiện tốt để
phát triển, hoạt động thương mại điện tử sẽ đạt được kết quả cao thể hiện ở
80
mua bán qua kênh này và doanh thu từ hoạt động thương mại điện tử.