Toàn cảnh phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển thương mại điện tử tại thành phố hạ long (Trang 45 - 50)

6. Kết cấu luận văn

1.5. Toàn cảnh phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam

Những tiến bộ to lớn về công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, trong những thập niên cuối của thế kỷ 20, đã tạo ra bước ngoặt mới cho sự

phát triển kinh tế và xã hội toàn cầu. Khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và một nền kinh tế mới dựa trên tri thức và thông tin đã trở thành đích đến của kinh tế toàn cầu, đặc biệt là ở các nước phát triển. Sự hình thành và phát triển các siêu lộ thông tin (information highway) với khả năng

phục vụ ngày càng hoàn hảo đã tăng cường phương tiện cho quá trình toàn cầu hoá vốn đã và đang chi phối mọi mặt đời sống quốc tế từ cuối thập kỷ 80

đến nay. Trên nền tảng đó, TMĐT xuất hiện với tư cách một phương thức

thương mại quốc tế mới. Nhận thức được vai trò của TMĐT trong chiến lược phát triển kinh tế tri thức, nhiều quốc gia trên thế giới và khu vực đang chú

trọng đầu tư phát triển lĩnh vực này.

Đón đầu phát triển TMĐT sẽ là bước chuẩn bị có tính chất chiến lược giúp Việt Nam thúc đẩy nhanh hơn quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhờ đó

chúng ta có thể hội nhập rộng rãi và vững chắc vào nền kinh tế thế giới trong thời gian tới.

Báo cáo thương mại điện tử (TMÐT) Việt Nam năm 2012 cho thấy mức độ và hiệu quả của TMÐT đối với doanh nghiệp đã rõ ràng và xu hướng ứng dụng ngày càng tăng. Có gần 90% số doanh nghiệp Việt Nam đã thiết lập hệ thống nội bộ thông qua TMÐT để nhận đơn hàng từ khách hàng. 45% số doanh nghiệp đã xây dựng trang mạng riêng, 15% doanh nghiệp tham gia vào

36

các sàn giao dịch TMÐT. Hầu như tất cả doanh nghiệp đã có máy tính với tỷ lệ kết nối intơnét gần 100%. Có thể thấy, trong những năm tới, mức độ ứng dụng TMÐT trong doanh nghiệp Việt Nam sẽ tiếp tục tăng. TMÐT đã đi vào thực chất, giúp doanh nghiệp có doanh thu cụ thể.

Ngày 12-7-2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số

1073/QÐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển TMÐT giai đoạn 2011

- 2015. Kế hoạch tổng thể giai đoạn 5 năm lần thứ hai tập trung vào việc triển khai một số nhóm giải pháp cụ thể để đạt được mục tiêu tổng quát "đưa TMÐT trở thành hoạt động phổ biến và đạt mức tiên tiến trong khu vực ASEAN, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy quá trình CNH, HÐH đất nước".

Nếu 2006 - 2010 là giai đoạn nâng cao nhận thức cho toàn xã hội thì giai đoạn 2011 - 2015, TMÐT sẽ đi vào đời sống của từng người dân và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. TMÐT đã trở thành một công cụ quan trọng, không thể thiếu đối với doanh nghiệp và ngày càng trở nên phổ biến với từng cá nhân, nhất là giới trẻ.

Có thể nói, không nhiều lĩnh vực được các địa phương hưởng ứng như TMÐT. Triển khai Quyết định số 1073/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tính tới tháng 12-2012, đã có 60 tỉnh, thành phố ban hành kế hoạch phát triển TMÐT của địa phương giai đoạn 2011 - 2015. Ðiều này có thể thấy sự quan tâm của địa phương đối với TMÐT là rất lớn. Ðặc biệt đối với các tỉnh ở vùng sâu, vùng xa thì ý nghĩa và lợi ích của TMÐT càng thể hiện rõ nét. TMÐT có thể giúp xóa bỏ khoảng cách về không gian và thời gian, giúp giảm chi phí, qua đó nâng cao rõ rệt sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Năm 2015 nền kinh tế Việt Nam tiếp tục được dự báo sẽ còn gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên đã có những dấu hiệu tích cực dự báo một sự tăng trưởng. Trong khó khăn chung của nền kinh tế, lĩnh vực thương mại điện tử tiếp tục

37

phát triển vững chắc với sáu xu hướng nổi bật. Theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), một số xu hướng này có thể tiếp tục là những xu hướng chủ đạo của thương mại điện tử nước ta trong năm 2015.

- Nguồn nhân lực về thương mại điện tử phát triển mạnh. Theo Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử 2013 của VECOM, nguồn nhân lực cho thương mại điện tử tại các doanh nghiệp đã tăng đáng kể.Đã có 65% doanh nghiệp phân công nhân sự phụ trách lĩnh vực này, cao hơn hẳn tỷ lệ 51% của năm

2012. Những lĩnh vực kinh doanh có tỷ lệ lao động chuyên trách về thương mại điện tử cao nhất là giải trí (80%), tài chính và bất động sản (80%) và giáo dục đào tạo (79%). Tỷ lệ lao động sử dụng email trong công việc tiếp tục tăng nhanh. Năm 2013 có 27% doanh nghiệp cho biết có từ 21% tới 50% nhân viên thường xuyên sử dụng email trong công việc, tỷ lệ này năm 2012 là 16%.

- Bảo vệ thông tin cá nhân trong giao dịch trực tuyến được chú trọng Năm 2013 đánh dấu sự quan tâm cao đối với vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân của cả doanh nghiệp, người tiêu dùng và các cơ quan quản lý nhà nước. Theo Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử 2013 đã có khoảng một nửa các doanh nghiệp Việt Nam tham gia thương mại điện tử có chính sách bảo vệ thông tin cá nhân. Tuy nhiên, lo ngại bị lộ thông tin cá nhân khi mua sắm trực tuyến vẫn là một mối lo lớn của người tiêu dùng. Theo khảo sát của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, năm 2013 có tới 31% khách hàng e ngại thông tin cá nhân bị tiết lộ khi mua sắm trực tuyến.

Đánh giá cao tác động to lớn của việc bảo vệ thông tin cá nhân đối với sự phát triển của thương mại điện tử Việt Nam, năm 2013 Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin đã triển khai Chương trình gắn nhãn tín nhiệm cho các website thương mại điện tử với tên gọi Safeweb. Mục tiêu cơ bản của chương trình là giúp khách hàng dễ dàng hơn khi chọn lựa các website bán hàng có uy tín trong việc bảo vệ thông tin cá nhân. Đồng thời, các website

38

thương mại điện tử muốn được gắn nhãn tín nhiệm Safeweb phải có cơ chế giải quyết tranh chấp rõ ràng. Trong trường hợp khách hàng không chấp nhận việc xử lý của đơn vị quản lý website, họ có thể nhờ đơn vị triển khai Safeweb làm trọng tài.

- Về lượng truy cập internet, theo thống kê của Socialbakers, cuối năm 2013 Việt Nam đứng trong nhóm 15 nước dẫn đầu trên thế giới về số lượng truy cập Facebook và theo Trung tâm Internet Việt Nam chỉ riêng tháng 9 năm 2013 số lượt truy vấn vào Facebook là 23 triệu, Twitter là 8,4 triệu, Youtube là 7,4 triệu. Cũng trong tháng này số lượt truy vấn vào mạng xã hội lớn nhất trong nước ZingMe đạt xấp xỉ 8 triệu. Tháng 10 năm 2012 lần đầu tiên Facebook trở thành mạng xã hội lớn nhất Việt Nam với số thành viên là 8,5 triệu so với 8,2 triệu của ZingMe. Chưa đầy một năm sau, vào tháng 8 năm 2013, Việt Nam có 19,6 triệu người dùng Facebook, chiếm 21,4% dân số và chiếm tới 71,4% người sử dụng Internet. Theo comScore, năm 2013 tại Việt Nam có tới 82% người truy cập websites ghé thăm ít nhất một trang mạng xã hội, thời gian trực tuyến dành cho mạng xã hội cao hơn nhiều so với thời gian dành cho các lĩnh vực khác.

- Về xây dựng website, theo Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2013, có tới 43% doanh nghiệp đã xây dựng website và hiệu quả kinh doanh trên các website cao hơn các năm trước. Một trong các nguyên nhân mang lại hiệu quả tích cực này là các doanh nghiệp đã quan tâm tới hoạt động quảng bá website của mình. Ngoài hai phương tiện được sử dụng nhiều nhất là các công cụ tìm kiếm và báo điện tử, có tới 37% doanh nghiệp đã tiến hành quảng bá website của mình trên các trang mạng xã hội. Không chỉ các doanh nghiệp lớn mà cả các doanh nghiệp nhỏ và cá nhân bán lẻ cũng đang tận dụng mạng xã hội để tiếp cận khách hàng, quảng bá thương hiệu và tăng doanh thu một cách hiệu quả.

39

- Về Thương mại di động, hoạt động này chiếm thị phần ngày càng tăng. Trong khi tỷ lệ người Việt Nam có điện thoại di động đã tương đối ổn định ở mức khá cao thì tỷ lệ người có điện thoại di động thông minh và máy tính bảng tăng tương đối nhanh. Theo số liệu của Nielsen, đa số người Việt Nam mua điện thoại tại các siêu thị điện máy và thích dịch vụ trả trước hơn dịch vụ trả sau.Gần 80% người xem video di động bằng các ứng dụng và có xu hướng nghe nhạc trực tuyến hơn mua nhạc ở cửa hàng. Trong khi một trong hai người không bao giờ quan tâm đến quảng cáo trên điện thoại di động thì phần lớn người Việt Nam có xu hướng ưa thích sử dụng điện thoại di động để tham khảo thông tin khi mua sắm, tìm khuyến mại và bình luận trực tuyến về sản phẩm và người bán.

Mặc dù tỷ lệ truy cập Internet từ các thiết bị di động ngày càng tăng nhưng một cuộc khảo sát trong nước cho thấy còn một số nguyên nhân cản trở sự phát triển của thương mại di động. Những nguyên nhân chính bao gồm cước phí cao, các dịch vụ hấp dẫn chưa nhiều, an toàn thông tin cá nhân chưa đảm bảo hoặc lo sợ bị lừa đảo. Đáng chú ý là có một tỷ lệ đáng kể người sử dụng không thích truy cập Internet qua điện thoại di động.

Trong thời gian tới, TMÐT ở Việt Nam sẽ phát triển đúng với quy mô và tiềm năng của thị trường. TMÐT sẽ thật sự trở thành công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, giúp người tiêu dùng có thêm một phương thức mua sắm hiện đại và hiệu quả. TMÐT sẽ là công cụ đắc lực để đưa đất nước ta phát triển theo hướng hiện đại vào năm 2020.

40

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển thương mại điện tử tại thành phố hạ long (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)