6. Kết cấu luận văn
1.3.6. Công nghệ bảo mật thong tin khách hang
Giao dịch thương mại qua các phương tiện điện tử, trong đó mọi dữ liệu đều ở dạng số hóa, đặt ra các yêu cầu nghiêm ngặt về tính bảo mật, an toàn. Mất tiền, lừa đảo, lấy trộm hoặc thay đổi thông tin, xâm nhập dữ liệu... là các rủi ro ngày càng lớn không chỉ đối với người kinh doanh mà cả với người quản lý, với từng quốc gia, vì các hệ thống điện tử có thể bị các tin tặc (hacker) xâm nhập. Gần đây người ta đã chứng kiến những vụ hacker lấy trộm các số tài khoản để lấy tiền ở các ngân hàng lớn trên thế giới hay các virus được tạo ra đã phá hoại hàng loạt các kho thông tin của nhiều cơ quan, tổ chức, gây ngưng trệ cho cả hệ thống thông tin toàn cầu; hoặc có nhiều tổ chức cực đoansử dụng Internet như phương tiện phổ biến tư tưởng phát xít và kêu gọi chiến tranh... Thiệt hại từ những hoạt động phá hoại đó không chỉ tính bằng tiền. Do đó, cần phải có các hệ thống bảo mật, an toàn được thiết kế trên cơ sở kỹ thuật mã hóa (encryption) hiện đại và một cơ chế an ninh hữu hiệu. Ngoài ra, nhu cầu bảo vệ bí mật riêng tư cũng ngày càng tăng.
31
1.4. Tình hình phát triển thương mại điện tử trên thế giới
Nền tảng cũng như hạ tầng cơ sở mang tính chất tiên quyết của TMĐT quốc tế là Internet và các phương tiện truyền thông hiện đại (vệ tinh viễn thông, cáp, vô tuyến, các khí cụ điện tử...) đang phát triển rất nhanh chóngcả về phạm vi bao phủ, phạm vi ứng dụng lẫn chất lượng vận hành. Nếu như điện thoại cần hơn 70 năm để đạt mức 50 triệu người sử dụng thì Internet chỉ cần khoảng 3 năm.
Internet đã đi qua 2 giai đoạn và đang bước vào giai đoạn phát triển thứ 3
- Giai đoạn 1 đặc trưng cho giai đoạn hình thành và phát triển từ đầu 1970 đến cuối 1997. Vào thời điểm cuối 1997, tốc độ truy cập trung bình khoảng 1.5Mbps. Nội dung truyền tải chủ yếu là văn bản và đồ họa.
- Giai đoạn 2 nâng cấp hạ tầng kỹ thuật của Internet giai đoạn 1 lên tốc độ chuẩn 35 Mbps, phát triển công nghệ ATM vào thể hiện nội dung.
- Giai đoạn 3 là thời điểm công nghệ mạng di động mở rộng phạm vi hoạt động của Internet bằng hệ thống vô tuyến sử dụng vệ tinh với mục tiêu ứng dụng mọi lúc, mọi nơi. Đồng thời, công nghệ “Đường thuê bao số hóa không đồng bộ” (ASDL: asynchronous digital subscriber line) cho phép tăng tốc độ tải dữ liệu từ Internet xuống rất nhiều. Các hệ thống truyền tải băng thông rộng (wide band) được ứng dụng phổ biến ở các nước công nghiệp phát triển và đang được đưa vào các nước đang phát triển. Theo ước tính của các chuyên gia công nghệ thông tin trên thế giới, cứ12 tháng, lượng thông tin qua Internet lại tăng lên gấp ba (định luật Gilder). Đây là điều kiện lý tưởng cho TMĐT bùng nổ.
Số website cũng như số người sử dụng Internet cũng không ngừng tăng lên. Nếu như năm 1996 mới có khoảng 12.9 triệu website với số người sử dụng là 67.5 triệu người thì đến cuối năm 2002 con số đó lần lượt là 2.5 tỷ và trên 600 triệu. Năm 2001, số người sử dụng Internet ở các nước đang phát
32
triển chiếm 1/3 toàn thế giới. Trong đó khu vực Châu Á TBD có mức phát triển nhanh nhất, tăng thêm 21 triệu người. Trung Quốc trở thành quốc gia có số người sử dụng Internet nhiều thứ 2 trên thế giới (sau Mỹ) với con số 56 triệu người. Năm 2005 sẽ có hơn 1 tỷ người trên thế giới sử dụng Internet, 70% trong số đó làm những công việc liên quan đến TMĐT.
Hiệp hội thông tin điện tử quốc tế vừa công bố báo cáo cho hay hiện nay (2014) trên thế giới có hơn 3 tỷngười hàng ngày sử dụng đều đặn dịch vụ
Internet, và công nghệ thông tin này đang tiếp tục phát triển rất mạnh tại hầu hết các quốc gia.
Theo tổ chức trên, Đan Mạch và Hàn Quốc là hai quốc gia đứng đầu về tỷ lệ người sử dụng Internet, trong khi đó, Belarus dẫn đầu các nước thuộc
Liên Xô trước đây về tỷ lệ dân chúng sử dụng dịch vụ liên lạc hiện đại này, và
đứng thứ 38 toàn thế giới, trong khi Nga đứng thứ 43. Về tổng thể, trong năm
2014, số người sử dụng Internet trên toàn thế giới tăng 6,6% so với năm trước
đó, và trong 5 năm qua, số người sử dụng phương tiện liên lạc này tại các
nước đang phát triển đã tăng gấp đôi. Giới chuyên gia truyền thông dự đoán rằng đến cuối năm nay, khoảng 44% số hộ gia đình trên toàn thế giới có kết nối Internet, tăng 4% so với năm ngoái, và 14% so với bốn năm trước đó.
Nguồn: Internet Live Stats.
33
Nguồn: Miniwatts Marketing Group.
Hình 1. 3. Số liệu thống kê theo triệu người sử dụng Internet tại các khu vực trên thế giới (số liệu năm 2011)
Với sự kết hợp hữu cơ 3 bộ phận công nghiệp: máy tính ( mạng, máy tính, thiết bị điện tử, phầnmềm và các dịch vụ khác), truyền thông (điện thoại hữu tuyến, vô tuyến và vệ tinh) và nội dung thông tin (cơ sở dữ liệu, các sản phẩm nghe nhìn, vui chơi, giải trí, xuất bản và cung cấp thông tin), TMĐT đã được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực có liên quan đến thương mại. Không chỉ dừng ở đó, TMĐT đụng chạm tới mọi hoạt động giao tiếp xã hội, giải trí... và đụng chạm đến hầu hết các lĩnh vực kinh doanh. Điều này thể hiện rất rõ ở Mỹ, nơi TMĐT phát triển điển hình nhất.
Trong những năm gần đây, doanh thu từ TMĐT trên thế giới tăng với tốc độ 200%/năm. Theo thống kê của Gartner, Inc., TMĐT đạt mức doanh
thu 433 tỷ USD năm 2000. Kết thúc 2012, sau 12 năm phát triển đánh dấu một cột mốc đáng kể về doanh thu thương mại điện tử toàn thế giới khi cán mốc 1 nghìn tỷ đô la. Dựa vào tình hình thương mại điện tử 9 tháng đầu năm, các chuyên gia dự báo tính đến hết năm 2013, doanh thu này sẽ đạt cột mốc xấp xỉ 1,25 nghìn tỷ đô la. Bên cạnh đó, Trung Quốc được dự báo sẽ đuổi kịp
34
Mỹ trong năm nay và vượt qua Mỹ để trở thành nước dẫn đầu về doanh thu thương mại điện tử năm 2014.
Trong tổng khối lượng TMĐT toàn thế giới, thương mại B2B chiếm khoảng 50%, dịch vụ tài chính và các dịch vụ khác khoảng 45%, bán lẻ khoảng 5%. Tuy nhiên, TMĐT chỉ được áp dụng tương đối rộng rãi ở các nước công nghiệp phát triển (Mỹ hiện chiếm gần 50% tổng doanh số TMĐT toàn cầu). Theo biểu đồ 6, các nước đang phát triển mặc dù chiếm 1/3 số người sử dụng Internet nhưng hoạt động TMĐT
ở các nước này là không đáng kể.
Nguồn: UNCTAD
Hình 1.4. Phân bố số người dung internet và doanh thu từ TM ĐT trên thế giới năm 2002
Mặc dù con số doanh thu của TMĐT những năm qua là khá ấn tượng,
tỷ lệ của TMĐT trong thương mại toàn thế giới vẫn ở mức khiêm tốn, con
35
giải thích của các tổ chức nghiên cứu về TMĐT, điều này là do các doanh nghiệp sử dụng Internet như một công cụ marketting nhiều hơn là một công cụ thương mại, còn người tiêu dùng vẫn chưa mạnh dạn mua hàng qua mạng, xuất phát từ thực tế những điều kiện về kinh tế kỹ thuật và pháp lý hiện nay cho TMĐT vẫn chưa hoàn thiện đầy đủ.
1.5. Toàn cảnh phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam
Những tiến bộ to lớn về công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, trong những thập niên cuối của thế kỷ 20, đã tạo ra bước ngoặt mới cho sự
phát triển kinh tế và xã hội toàn cầu. Khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và một nền kinh tế mới dựa trên tri thức và thông tin đã trở thành đích đến của kinh tế toàn cầu, đặc biệt là ở các nước phát triển. Sự hình thành và phát triển các siêu lộ thông tin (information highway) với khả năng
phục vụ ngày càng hoàn hảo đã tăng cường phương tiện cho quá trình toàn cầu hoá vốn đã và đang chi phối mọi mặt đời sống quốc tế từ cuối thập kỷ 80
đến nay. Trên nền tảng đó, TMĐT xuất hiện với tư cách một phương thức
thương mại quốc tế mới. Nhận thức được vai trò của TMĐT trong chiến lược phát triển kinh tế tri thức, nhiều quốc gia trên thế giới và khu vực đang chú
trọng đầu tư phát triển lĩnh vực này.
Đón đầu phát triển TMĐT sẽ là bước chuẩn bị có tính chất chiến lược giúp Việt Nam thúc đẩy nhanh hơn quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhờ đó
chúng ta có thể hội nhập rộng rãi và vững chắc vào nền kinh tế thế giới trong thời gian tới.
Báo cáo thương mại điện tử (TMÐT) Việt Nam năm 2012 cho thấy mức độ và hiệu quả của TMÐT đối với doanh nghiệp đã rõ ràng và xu hướng ứng dụng ngày càng tăng. Có gần 90% số doanh nghiệp Việt Nam đã thiết lập hệ thống nội bộ thông qua TMÐT để nhận đơn hàng từ khách hàng. 45% số doanh nghiệp đã xây dựng trang mạng riêng, 15% doanh nghiệp tham gia vào
36
các sàn giao dịch TMÐT. Hầu như tất cả doanh nghiệp đã có máy tính với tỷ lệ kết nối intơnét gần 100%. Có thể thấy, trong những năm tới, mức độ ứng dụng TMÐT trong doanh nghiệp Việt Nam sẽ tiếp tục tăng. TMÐT đã đi vào thực chất, giúp doanh nghiệp có doanh thu cụ thể.
Ngày 12-7-2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
1073/QÐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển TMÐT giai đoạn 2011
- 2015. Kế hoạch tổng thể giai đoạn 5 năm lần thứ hai tập trung vào việc triển khai một số nhóm giải pháp cụ thể để đạt được mục tiêu tổng quát "đưa TMÐT trở thành hoạt động phổ biến và đạt mức tiên tiến trong khu vực ASEAN, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy quá trình CNH, HÐH đất nước".
Nếu 2006 - 2010 là giai đoạn nâng cao nhận thức cho toàn xã hội thì giai đoạn 2011 - 2015, TMÐT sẽ đi vào đời sống của từng người dân và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. TMÐT đã trở thành một công cụ quan trọng, không thể thiếu đối với doanh nghiệp và ngày càng trở nên phổ biến với từng cá nhân, nhất là giới trẻ.
Có thể nói, không nhiều lĩnh vực được các địa phương hưởng ứng như TMÐT. Triển khai Quyết định số 1073/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tính tới tháng 12-2012, đã có 60 tỉnh, thành phố ban hành kế hoạch phát triển TMÐT của địa phương giai đoạn 2011 - 2015. Ðiều này có thể thấy sự quan tâm của địa phương đối với TMÐT là rất lớn. Ðặc biệt đối với các tỉnh ở vùng sâu, vùng xa thì ý nghĩa và lợi ích của TMÐT càng thể hiện rõ nét. TMÐT có thể giúp xóa bỏ khoảng cách về không gian và thời gian, giúp giảm chi phí, qua đó nâng cao rõ rệt sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Năm 2015 nền kinh tế Việt Nam tiếp tục được dự báo sẽ còn gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên đã có những dấu hiệu tích cực dự báo một sự tăng trưởng. Trong khó khăn chung của nền kinh tế, lĩnh vực thương mại điện tử tiếp tục
37
phát triển vững chắc với sáu xu hướng nổi bật. Theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), một số xu hướng này có thể tiếp tục là những xu hướng chủ đạo của thương mại điện tử nước ta trong năm 2015.
- Nguồn nhân lực về thương mại điện tử phát triển mạnh. Theo Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử 2013 của VECOM, nguồn nhân lực cho thương mại điện tử tại các doanh nghiệp đã tăng đáng kể.Đã có 65% doanh nghiệp phân công nhân sự phụ trách lĩnh vực này, cao hơn hẳn tỷ lệ 51% của năm
2012. Những lĩnh vực kinh doanh có tỷ lệ lao động chuyên trách về thương mại điện tử cao nhất là giải trí (80%), tài chính và bất động sản (80%) và giáo dục đào tạo (79%). Tỷ lệ lao động sử dụng email trong công việc tiếp tục tăng nhanh. Năm 2013 có 27% doanh nghiệp cho biết có từ 21% tới 50% nhân viên thường xuyên sử dụng email trong công việc, tỷ lệ này năm 2012 là 16%.
- Bảo vệ thông tin cá nhân trong giao dịch trực tuyến được chú trọng Năm 2013 đánh dấu sự quan tâm cao đối với vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân của cả doanh nghiệp, người tiêu dùng và các cơ quan quản lý nhà nước. Theo Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử 2013 đã có khoảng một nửa các doanh nghiệp Việt Nam tham gia thương mại điện tử có chính sách bảo vệ thông tin cá nhân. Tuy nhiên, lo ngại bị lộ thông tin cá nhân khi mua sắm trực tuyến vẫn là một mối lo lớn của người tiêu dùng. Theo khảo sát của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, năm 2013 có tới 31% khách hàng e ngại thông tin cá nhân bị tiết lộ khi mua sắm trực tuyến.
Đánh giá cao tác động to lớn của việc bảo vệ thông tin cá nhân đối với sự phát triển của thương mại điện tử Việt Nam, năm 2013 Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin đã triển khai Chương trình gắn nhãn tín nhiệm cho các website thương mại điện tử với tên gọi Safeweb. Mục tiêu cơ bản của chương trình là giúp khách hàng dễ dàng hơn khi chọn lựa các website bán hàng có uy tín trong việc bảo vệ thông tin cá nhân. Đồng thời, các website
38
thương mại điện tử muốn được gắn nhãn tín nhiệm Safeweb phải có cơ chế giải quyết tranh chấp rõ ràng. Trong trường hợp khách hàng không chấp nhận việc xử lý của đơn vị quản lý website, họ có thể nhờ đơn vị triển khai Safeweb làm trọng tài.
- Về lượng truy cập internet, theo thống kê của Socialbakers, cuối năm 2013 Việt Nam đứng trong nhóm 15 nước dẫn đầu trên thế giới về số lượng truy cập Facebook và theo Trung tâm Internet Việt Nam chỉ riêng tháng 9 năm 2013 số lượt truy vấn vào Facebook là 23 triệu, Twitter là 8,4 triệu, Youtube là 7,4 triệu. Cũng trong tháng này số lượt truy vấn vào mạng xã hội lớn nhất trong nước ZingMe đạt xấp xỉ 8 triệu. Tháng 10 năm 2012 lần đầu tiên Facebook trở thành mạng xã hội lớn nhất Việt Nam với số thành viên là 8,5 triệu so với 8,2 triệu của ZingMe. Chưa đầy một năm sau, vào tháng 8 năm 2013, Việt Nam có 19,6 triệu người dùng Facebook, chiếm 21,4% dân số và chiếm tới 71,4% người sử dụng Internet. Theo comScore, năm 2013 tại Việt Nam có tới 82% người truy cập websites ghé thăm ít nhất một trang mạng xã hội, thời gian trực tuyến dành cho mạng xã hội cao hơn nhiều so với thời gian dành cho các lĩnh vực khác.
- Về xây dựng website, theo Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2013, có tới 43% doanh nghiệp đã xây dựng website và hiệu quả kinh doanh trên các website cao hơn các năm trước. Một trong các nguyên nhân mang lại hiệu quả tích cực này là các doanh nghiệp đã quan tâm tới hoạt động quảng bá website của mình. Ngoài hai phương tiện được sử dụng nhiều nhất là các công cụ tìm kiếm và báo điện tử, có tới 37% doanh nghiệp đã tiến hành quảng bá website của mình trên các trang mạng xã hội. Không chỉ các doanh nghiệp lớn mà cả các doanh nghiệp nhỏ và cá nhân bán lẻ cũng đang tận dụng mạng xã hội để tiếp cận khách hàng, quảng bá thương hiệu và tăng doanh thu một cách hiệu quả.
39
- Về Thương mại di động, hoạt động này chiếm thị phần ngày càng tăng. Trong khi tỷ lệ người Việt Nam có điện thoại di động đã tương đối ổn định ở mức khá cao thì tỷ lệ người có điện thoại di động thông minh và máy