6. Kết cấu luận văn
2.2.2. Thực trạng phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp trên địa bàn
trên địa bàn Thành Phố Hạ Long
2.2.2.1. Cơ sở hạ tầng phục vụ thương mại điện tử
+ Điều kiện về trang thiết bị phục vụTMĐT:
Máy tính là thiết bị phần cứng cơ bản cho ứng dụng CNTT và TMĐT
trong hoạt động kinh doanh, do đó các thống kê về máy tính là tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ sẵn sàng cho TMĐT nhìn từ góc độ hạ tầng kỹ thuật của doanh nghiệp. Kết quả điều tra cho thấy, năm 2012, khoảng 56% doanh nghiệp có từ 1 đến 10 máy tính; 20% doanh nghiệp có từ 11
đến 20 máy tính và khoảng 23% DN có trên 20 máy tính. Như vậy, 99,9% doanh nghiệp đã có máy tính, đáp ứng cơ bản điều kiện tiên quyết để ứng dụng TMĐT
(Xem Bảng 2.1).
Bảng 2.1. Mức độ sử dụng máy tính trong doanh nghiệp tại Thành phố Hạ
Long (%) stt Sốlượng máy tính 2010 2011 2012 2013 1 0 máy tính 0,1 0,1 0,1 0,07 2 Từ 1-10 máy 67,0 54,8 56,9 50,2 3 Từ 11-20 máy 15,4 17,9 20,1 22,1 4 Từ 21-50 máy 12,3 16,1 16,0 17,3 5 Từ 51-100 máy 3,0 7,6 5,1 6,3 6 Từ 101-200 máy 1,6 2,7 2,0 2,1 7 Trên 200 máy 0,7 0,7 0,7 1,93
Nguồn: Sở Công thương tỉnh Quảng Ninh
49
Nguồn: tác giả tự tổng hợp
Hình 2.1. Tỷ lệ nhân viên sử dụng máy tính thường xuyên cho công việc trong doanh nghiệp tại Thành phố Hạ Long ( năm 2012)
Để ứng dụng TMĐT nói chung và sử dụng hợp đồng điện tử trong giao dịch
của các doanh nghiệp nói riêng, vấn đề mấu chốt không chỉ nằm ở việc trang bị cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật mà còn phụ thuộc trình độ
chuyên môn của đội ngũ cán bộ. Tỷ lệ nhân viên sử dụng máy tính thường xuyên cho công việc hàng ngày cũng là yếu tố phản ánh mức độ sẵn sàng
ứng dụng giao dịch điện tử và hợp đồng điện tử trong thời gian tới. Theo kết quả điều tra năm 2012, 49,7% doanh nghiệp tham gia điều tra có tỷ lệ nhân viên sử dụng máy tính thường xuyên trong công việc đạt từ 70% trở lên; 73,4% doanh nghiệp có tỷ lệ này cao hơn 40%. Chỉ còn 6,1% DN có tỷ lệ
nhân viên sử dụng máy tính thường xuyên cho công việc dưới 10%.
+ Điều kiện về kết nối mạng Internet:
Kết quả điều tra c á c d o a n h n g h iệp tại t h à n h P hố Hạ
L o n g cho thấy, đến năm 2012, Internet đã trở thành một phần không thể
thiếu trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn và phát triển về cả số lượng và chất lượng. 99% doanh nghiệp đã kết nối Internet,
50
trong đó 98% doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ Internet tốc độ cao là ADSL và đường truyền riêng. Mục đích sử dụng Internet của doanh nghiệp tập trung vào tìm kiếm thông tin, trao đổi với đối tác qua thư điện tử và truyền gửi file dữ liệu.
Bảng 2.2. Điều kiện về kết nối mạng Internet trong doanh nghiệp tại Thành phố Hạ Long ,
Đơn vị: %
Tình hình kết nối internet 2010 2011 2012 2013 2014
Chưa kết nối 17 11 8 3 1
Quay số 28 18 5 2 1
Đường truyền riêng 10 7 5 4 6
ADSL 45 64 82 91 92
Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh
Mặc dù vậy vẫn còn tồn tại hai trở ngại rất lớn đối với việc sử dụng Internet của doanh nghiệp. Trở ngại lớn nhất là vấn đề an toàn và bảo mật
đã tồn tại nhiều năm nay. Trở ngại thứ hai là chất lượng dịch vụ đường truyền vẫn chưa đảm bảo gây khó khăn cho doanh nghiệp trong công việc kinh doanh.
Cùng với sự phát triển của hạ tầng CNTT và viễn thông, xu thế phát triển TMĐT tại Thành Phố Hạ Long là một tất yếu, được sự quản lý, tạo điều kiện của các cơ quan quản lý nhà nước. TMĐT đã và đang phát triển mạnh mẽ.
2.2.2.2. Tình hình triển khai ứng dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp tại Thành Phố Hạ Long tại Thành Phố Hạ Long
+ Mức độứng dụng các phương tiện điện tử nói chung:
Với những điều kiện cơ bản nêu trên, các doanh nghiệp trên địa bàn nhìn
chung đã bắt đầu triển khai giao dịch điện tử và ký kết hợp đồng điện tử. Ngoài những giao dịch điện tử cơ bản như tìm kiếm thông tin, trao đổi thư
51
điện tử, các tiện ích khác của Internet cũng được các doanh nghiệp ứng dụng hiệu quả
Bảng 2.3. Mục đích sử dụng Internet trong doanh nghiệp tại Thành Phố Hạ Long (đơn vị %) stt Mục đích sử dụng Internet 2010 2011 2012 2013 2014 1 Tìm kiếm kho 82,79 89,5 89,8 91,2 95,0 2 Giao dịch bằng thư điện tử 64,3 80,3 81,6 89,4 93,7 3 Truyền và nhận file dữ liệu 62,8 68,3 71,0 85,2 89,1 4 Duy trì và cập nhật website 40,9 36,7 38.0 45,8 58,3 5 Thanh toán trực tuyến 3,2 4,8 4,8 6,7 7,02
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ bảng hỏi)
Các giao dịch điện tử ngày càng đa dạng và mức độ phát triển khá cao. Thư điện tử đang dần dần thay thế điện thoại và fax trong các giao dịch
TMĐT, 68% doanh nghiệp đã nhận đơn đặt hàng bằng thư điện tử (tăng 3,2% so với 64,8% của năm 2011)
Bảng 2.4. Các phương thức nhận đơn đặt hàng điện tử của doanh nghiệp tại Thành phố Hạ Long.
Stt Năm Website thưđiện tử Fax Điện thoại
1 2010 22,2 59,4 69,2 64,6
2 2011 24,4 64,8 63,7 64,6
3 2012 18,6 68,0 73,6 74,3
4 2013 25,6 71,3 80,3 82,1
5 2014 27,4 73,4 79,1 86,3
52
+ Xây dựng và sử dụng website:
Đến cuối năm 2012, tỷ lệ doanh nghiệp có website là 55,3%; số
doanh nghiệp có kế hoạch xây dựng website là 12,7% và số doanh nghiệp chưa có website là 22%. Tỷ lệ này cho thấy các doanh nghiệp đã thực sự
bước vào giai đoạn triển khai TMĐT để cải tiến phương thức kinh doanh của mình quảng bá cho sản phẩm.
Về đối tượng mà các website hướng tới, 84% hướng tới đối tượng khách hàng là doanh nghiệp; 70% hướng tới đối tượng người tiêu dùng. Tỷ lệ qua các
năm cho thấy cơ cấu đối tượng mà các website hướng tới đã tương đối ổn định.
Đối tượng khách hàng là doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ lệcao hơn so với đối tượng
khách hàng là người tiêu dùng. Tuy vậy, có thể thấy tỷ lệ đối tượng khách hàng cá nhân mà các doanh nghiệp hướng tới ở Thành Phố Hạ Long khá cao, mở ra triển vọng phát triển một thị trường B2C và C2C rộng lớn. Tần suất cập nhật website của doanh nghiệp cũng đã có tiến bộ rõ rệt so với các năm trước. Năm
2012 chỉ còn 13% doanh nghiệp không thường xuyên cập nhật website. Tỷ lệ
doanh nghiệp cập nhật website hàng tháng hoặc không thường xuyên cập nhật giảm liên tục qua các năm. Điều này cho thấy website ngày càng khẳng định vai
trò như một kênh giao tiếp và tương tác thường xuyên của doanh nghiệp đối với khách hàng (Xem Bảng 2.5).
Bảng 2.5. Tần suất cập nhật website của doanh nghiệp
Năm Hàng ngày Hàng tuần Hàng tháng Thỉnh thoảng
2010 28,8 17,6 13,7 39,9
2011 52,2 13,7 10,6 23,5
2012 64,5 12,7 6,6 23,5
2013 60,9 19,7 6,0 13,3
53
Mặc dù vậy, phần lớn các doanh nghiệp có tần suất cập nhật website cao là các doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách về TMĐT. 65% doanh nghiệp cập nhật website hàng ngày và hàng tuần có cán bộ chuyên trách về TMĐT. Ngược lại, 70% doanh nghiệp thỉnh thoảng mới cập nhật website không có cán bộ chuyên trách về TMĐT. Điều này cho thấy nếu doanh nghiệp thực sự quan tâm và muốn triển khai TMĐT có hiệu quả sẽ rất cần cán bộ chuyên trách cho vị trí này.
+ Tham gia sàn giao dịch TMĐT:
Trong tổng số 100 doanh nghiệp tham gia trả lời phiếu điều tra, 12% doanh nghiệp đã tham gia sàn TMĐT trong và ngoài nước năm 2012, so với tỷ lệ 10,2% của năm 2011 và 7,9% của năm 2010.
2.2.3. Tình hình triển khai ứng dụng thương mại điện tử trong cơ quan nhà
nước
Theo Kế hoạch ứng dụng và phát triển CNTT vừa được UBND tỉnh phê duyệt, Thành Phố Hạ Long phấn đấu 80% các doanh nghiệp ứng dụng CNTT để tương tác với cơ quan nhà nước thông qua hệ thống Chính quyền điện tử trong năm 2014.
Trong những năm gần đây, việc ứng dụng và phát triển CNTT luôn được Thành Phố Hạ Long đặc biệt quan tâm. Đến nay, hạ tầng kỹ thuật tại các đơn vị, cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn thành phố đều đáp ứng được việc triển khai các hệ thống thông tin phục vụ hoạt động, chỉ đạo điều hành và cung cấp các dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp. 100% phòng ban của Thành Phố, các Phường, xã và các cơ quan Đảng có mạng nội bộ LAN kết nối Internet. Tỷ lệ máy tính/số lượng cán bộ công chức cần sử dụng máy tính là 92%. Đối với cấp xã, 20/20 phườngcó mạng LAN, chiếm tỷ lệ 100%, 20/20 phường có Internet, chiếm tỷ lệ 100%.
54
Năm 2012, UBND tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt Đề án Chính quyền điện tử (CQĐT), theo kế hoạch, nội dung đầu tư hạ tầng ứng dụng CNTT phục vụ hoạt động của hệ thống CQĐT sẽ hoàn thành vào năm 2014 bao gồm các Dự án: Xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu; xây dựng mang LAN,
WAN; xây dựng các phần mềm dịch vụ công trực tuyến; nâng cấp hệ thống hội nghị truyền hình từ Tỉnh đến các xã... UBND Thành Phố Hạ Long cũng đã phối hợp với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam tiến hành xây dựng hệ thống internet wifi trên địa bàn thành phố Hạ Long. Đến nay đã lắp đặt được 106 trạm, trong đó 93/106 trạm đang phát sóng dịch vụ.
Với mục tiêu cập nhật, chuyển tải kịp thời ý kiến chỉ đạo điều hành của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, phục vụ người dân và doanh nghiệp, Cổng thông tin điện tử Thành Phố Hạ Long đã được nâng cấp với tổng số Kênh thông tin thành phần là 21 kênh (gồm các cơ quan Đảng, các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội) và 14 đường link cho websites của các đơn vị và các tổ chức trên địa bàn. 100% thủ tục hành chính của các cơ quan quản lý nhà nước của Thành Phố Hạ Longđã được rà soát, cập nhật đầy đủ nội dung vào Cổng thông tin điện tử thành phần của các đơn vị, đáp ứng yêu cầu trực tuyến mức độ 2 (người dân tự tra cứu, tải biểu mẫu).
Trung tâm hành chính công đã và đang được triển khai tại với trang thiết bị hiện đại, đồng bộ được kết nối liên thông, sử dụng phần mềm tác nghiệp, xử lý công việc thống nhất tạo môi trường giao dịch thân thiện, thuận tiện cho công dân và doanh nghiệp. Sàn giao dịch thương mại điện tử đã đi vào hoạt động, đến này đã hỗ trợ hơn 15 doanh nghiệp giới thiệu thông tin, sản phẩm đến với khách hàng, hỗ trợ chức năng mua hàng trực tuyến trên sàn giao dịch.
Năm 2014, Thành Phố Hạ Long phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đã được đặt ra tại Đề án Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012-
55
2011-2015. Trên 60% người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được truyền thông về Chính quyền điện tử và có thể sử dụng các dịch vụ được cung cấp thông qua các tiện ích của hệ thống Chính quyền điện tử. 60% số văn bản, gửi/nhận trong các cơ quan Nhà nước được thực hiện trên môi trường mạng, trong đó 50% sử dụng chữ ký số.
Thành Phố Hạ Long cũng sẽ tập trung tuyên truyền vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin và ý nghĩa việc xây dựng Chính quyền điện tử là bước đột phá trong cải cách, hiện đại hóa nền hành chính hướng tới người dân và doanh nghiệp, phấn đấu đạt 80% người dân và doanh nghiệp được phổ biến các thông tin trên, trong đó phấn đấu 25% có thể tiếp cận sử dụng các dịch vụ được cung cấp bởi Chính quyền điện tử. Đặc biệt, sẽ tập trung tuyên truyền phổ cập kiến thức Chính quyền điện tử vào các trường trung học phổ thông, cao đẳng dạy nghề trên địa bàn nhằm đào tạo thế hệ công dân điện tử trong tương lai gần.
Để đạt được mục tiêu đó, Thành Phố Hạ Long sẽ tiếp tục tập trung phát triển hạ tầng kỹ thuật; nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong công tác điều hành của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp; tăng cường an ninh bảo mật, an toàn an ninh thông tin và chú trọng đào tạo nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT.
Luôn được đánh giá là một trong những địa phương đi đầu cả nước về ứng dụng CNTT những năm gần đây, hy vọng với hướng đi đúng và nguồn lực đầu tư hợp lý, Thành Phố Hạ Long sẽ tiếp tục đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực được đánh giá là“một trong những trụ cộtcủanền kinh tế tri thức.
2.2.4. Tình hình sử dụng thương mại điện tử trong giao dịch mua bán hàng hóa của người tiêu dùng
Thực chất thương mại điện tử đơn giản chỉ là việc đưa các sản phẩm, dịch vụ chào bán trên internet, mạng máy tính hay nói một cách ngắn gọn,
56
cũng thể hiểu đây là một hình thức bán hàng trực tuyến có tổ chức và qui mô lớn. Hiện tại ở Việt Nam, chúng ta có thể liệt kê ra một danh sách dài các trang web thương mại điện tử như lazada.vn, 5giay.vn, vatgia.com, ebay,...
Chưa bàn ra xa ngoài đất nước, hiện thị phần trong nước của thương mại điện tử rất nhỏ bé. Hãy tưởng tượng dân số của Việt Nam là 90 triệu người, số người dùng internet là 35 triệu người thì chỉ có khoảng 2 triệu người là sử dụng internet để mua sắm, một con số khá khiêm tốn khi nói về lượng khách hàng của thương mại điện tử.
Tại Hội thảo về thúc đẩy ngành hàng bán lẻ Việt Nam bằng giải pháp thương mại điện tử (TMĐT) được tổ chức ngày 23-12 – 2014 tại Hà Nội, các đại biểu cho rằng TMĐT ở Việt Nam sẽ có triển vọng trong tương lai nếu đi đúng hướng.
Theo Ban tổ chức Hội thảo, Việt Nam là thị trường bán lẻ tiềm năng được đánh giá cao trong khu vực với dân số trẻ, tỷ lệ dân số sống ở thành phố và các vùng phụ cận tăng từng ngày là cơ hội cho các doanh nghiệp bán lẻ biết nắm bắt. Bên cạnh đó, Việt Nam đang từng bước trở thành quốc gia tiêu thụ hàng bán lẻ lớn nhất khu vực. Điều đó thể hiện bằng việc hiện có nhiều doanh nghiệplớn trong ngành hàng bán lẻ của thế giới đã đổ bộ vào Việt Nam như Lotte, AEON, Bic C... Các "ông lớn" này đang mở rộng chuỗi bán lẻ, siêu thị tại Việt Nam. Những cơ hội và thách thức này đang buộc ngành hàng bán lẻ của Việt Nam phải có những hoạt động cụ thể, hiệu quả nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy hoạt động kinh doanh tới nhiều phân khúc khách hàng chưa được khai phá.
Theo đánh giá, cùng với sự phát triển công nghệ, việc tích hợp thêm các kênh bán hàng trực tuyến và cho ra đời siêu thị online là xu thế tất yếu để các nhà bán lẻ gia tăng thêm khả năng cạnh tranh và thu hút khách hàng. Hiện Việt Nam có trên 40 triệu người dân sử dụng dịch vụ internet, 20% trong số
57
đó sống tại các thành phố lớn, đây được xem là cơ hội lớn mà các nhà bán lẻ Việt Nam cần nắm bắt.
Tuy nhiên, trên thực tế các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam vẫn chưa thực sự tiếp cận và tận dụng hết những lợi thế của hình thức bán hàng hiện đại
này.
Thành phố Hạ Long cũng không nằm ngoài xu hướng chung này, hiện thành phố có khoảng 230.000 dân cư sinh sống, con số người tiêu dung sử dụng phương thức thương mại điện tử còn rất hạn chế, chủ yếu tập trung ở khu vực vịnh Hạ Long.
Lý do chủ yếu của tình trạng này là người dùng vẫn còn quan ngại về
các mặt hàng được bán online. Vì thói quen “tai nghe, mắt thấy” , tự cầm trên