nghĩa vụ cơ bản của NBH
Như đã phân tích tại mục 2.4.2 (chương 2) và Chương 3, việc qui định các quyền và nghĩa vụ của NBH theo trình tự tố tụng như tại Khoản 2 Điều 51 BLTTHS hiện hành có nhược điểm là bỏ sót một số quyền rất quan trọng và thiết thân của NBH như: quyền
được công nhận là NBH, quyền được tham gia vào tiến trình giải quyết VAHS, quyền được bảo vệ, quyền được đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu trong bất kỳ giai đoạn nào của tiến trình tố tụng.
Hơn nữa, cũng theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi (phân tích ở mục 2.4.2), thống kê chỉ trong BLTTHS 2003 hiện hành, NBH có tới 26 quyền cụ thể và 2 nghĩa vụ chứ không chỉ bao gồm 14 quyền như được liệt kê tại các điểm a, b, c, d, đ, e khoản 2 Điều 51.
Vì vậy, chúng tôi đề nghị bổ sung, sửa đổi 8 điểm lớn tương ứng với 8 nhóm quyền và nghĩa vụ của NBH. Các điểm đề nghị sửa đổi, bổ sung này được cơ cấu thành 8 điểm lớn, đánh số thứ tự từ 2.1 đến 2.8 thay vì 6 điểm nhỏ, qui định từ mục a, b, c, d, đ, e tại Khoản 2, Điều 51 BLTTHS hiện hành.
Cụ thể: Khoản 2, Điều 51 BLTTHS được chúng tôi đề nghị, sửa đổi một cách khá cơ bản như sau:
Điều 51.
“2. Người bị hại có những quyền và nghĩa vụ cơ bản sau: 2.1. Quyền được công nhận là người bị hại
NBH có quyền được xác định tư cách tham gia tố tụng là NBH. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án ra quyết định công nhận là NBH khi xác định cá nhân hoặc tổ chức có dấu hiệu bị tội phạm trực tiếp gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại.
2.2. Quyền tố giác, quyền yêu cầu và rút yêu cầu khởi tố
NBH trong các vụ án về các tội phạm được quy định tại Khoản 1 các Điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 170a và 171 của Bộ luật hình sự có quyền yêu cầu khởi tố VAHS và quyền rút yêu cầu khởi tố trước ngày mở phiên tòa xét xử VAHS. NBH trong các vụ án về các tội phạm khác có quyền tố giác, báo tin về tội phạm.
2.3. Quyền được thông tin
“NBH có quyền được thông tin hoặc quyền yêu cầu cung cấp thông tin về việc giải quyết VAHS. Gồm:
a. Được thông báo về kết quả giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm; b. Được giải thích về quyền và nghĩa vụ;
c. Được nhận quyết định không khởi tố vụ án hình sự;
người giám định, người phiên dịch.
(Bổ sung quyền được thông báo thì mới đảm bảo quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch (đã được quy định) được khả thi)
đ. Được thông báo về kết quả điều tra;
e. Được nhận quyết định tạm đình chỉ điều tra; được nhận quyết định đình chỉ hoặc quyết định tạm vụ án;
g. Được đọc biên bản phiên tòa, được yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa;
h. Được giao bản án sơ thẩm và phúc thẩm;
k. Được biết địa chỉ yêu cầu cung cấp về các thông tin giải quyết VAHS.
(Nhằm đảm bảo khi NBH không được nhận các thông tin nêu trên, họ có thể gửi yêu cầu cung cấp thông tin đến cơ quan THTT kịp thời)
2.4. Quyền được tham gia tố tụng
Người bị hại có quyền được tham gia vào quá trình giải quyết vụ án hình sự, bao gồm:
a. Được đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; b. Được tham gia phiên tòa;
c. Được trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa. Trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại quy định tại Điều 105 của Bộ luật này thì người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền trình bày lời buộc tội tại phiên toà;
d. Được đề nghị với chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ trong vụ án hình sự;
đ. Được trình bày lời buộc tội trong trường hợp vụ án khởi tố theo yêu cầu của người hạị hại;
e. Người bị hại có thể được tham gia các hoạt động như: Lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra khi cơ quan tiến hành tố tụng thấy cần thiết.
2.5. Quyền được bảo vệ
Khi có căn cứ để cho rằng người bị hại bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại đến tính mạng, tài sản, sức khỏe, uy tín, danh dự, nhân phẩm và tài sản thì cơ quan đang tiến hành tố tụng có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ. Người bị hại được quyền nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác được
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án chấp nhận bảo vệ quyền lợi cho mình. Ngoài ra, người bị hại cũng được giữ bí mật thông tin theo yêu cầu chính đáng của họ.
2.6. Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại;
(Thay cụm từ “đề nghị mức bồi thường và các biện pháp bảo đảm bồi thường”
bằng “yêu cầu bồi thường thiệt hại”. Việc thay đổi này tuy nhỏ nhưng sẽ đảm bảo thực hiện các yêu cầu bồi thường, bao gồm: loại thiệt hại phải bồi thường, mức bồi thường cụ thể, hình thức và phương thức bồi thường)
2.7. Quyền khiếu nại, quyền kháng cáo, quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng
a. Người bị hại có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
b. Người bị hại có quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về phần bồi thường cũng như tội phạm bị xét xử và hình phạt được tuyên đối với bị cáo;
c. Người bị hại có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này.
2.8. Nghĩa vụ của người bị hại
a. Người bị hại phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án;
b. Người bị hại có nghĩa vụ khai báo trung thực.
Đề nghị bổ sung nghĩa vụ “khai báo trung thực” đồng thời đề nghị bỏ qui định “nếu từ chối khai báo mà không có lý do chính đáng thì có thể bị truy cứu TNHS” về tội qui định tại Điều 308 BLHS. Xuất phát từ 2 lý do. Về lý luận, NBH và bị can, bị cáo, người làm chứng được quyền “miễn thực hiện nghĩa vụ khai báo” theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (1966) của Đại hội đồng Liên hợp quốc. Văn kiện pháp luật quốc tế này nêu rõ: mỗi người “không bị ép buộc phải chứng minh chống lại chính
mình hoặc buộc tự thú là mình có tội” (Điều 14 khoản 3 (g)). Ý nghĩa của nó cũng được
hiểu là “quyền không bị buộc phải làm chứng chống lại mình” [161, tr. 36-37]. Hơn nữa, do thực tiễn áp dụng BLHS và TTHS của Việt Nam gần 30 năm trở lại đây chưa có trường hợp nào NBH bị truy cứu TNHS về tội “từ chối khai báo” (xem thêm tr.121 của luận án).