Tiếp cận dựa trên quyền

Một phần của tài liệu Luận án Quyền của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt nam (Trang 81 - 86)

Như đã đề cập ở 1.1.4 phương pháp tiếp cận dựa trên quyền khẳng định NBH là một chủ thể của quyền con người trong tư pháp hình sự, và đặc biệt “coi trọng việc tôn

trọng và đảm bảo các quyền con người” [251]. Dựa vào cách tiếp cận này, theo nghiên

cứu của chúng tôi, NBH trong TTHS có 26 quyền cụ thể và 2 nghĩa vụ, có thể được phân loại thành 8 nhóm quyền và nghĩa vụ sau:

Nhóm 1: Quyền được công nhận là người bị hại.

Nhóm 2: Quyền tố giác, quyền yêu cầu và rút yêu cầu khởi tố.

Gồm các quyền: (1) được tố giác, báo tin về tội phạm (Điều 25 – BLTTHT), (2) được yêu cầu khởi tố (Điều 105 BLTTHS), (3) được rút yêu cầu khởi tố (Điều 105 BLTTHS)

Nhóm 3: Quyền được thông tin.

phạm (Khoản 3, Điều 103 – BLTTHS); (2) được giải thích về quyền và nghĩa vụ (K.3, Điều 135 và Điều 137, BLTTHS); (3) được nhận quyết định không khởi tố VAHS (Điều 108, BLTTHS); (4) được thông báo về kết quả điều tra (Điểm b, Khoản 2, Điều 51 BLTTHS); (5) được nhận quyết định tạm đình chỉ điều tra (Điều 160, BLTTHS); (6) được nhận quyết định đình chỉ hoặc Quyết định tạm vụ án (Điều 182, BLTTHS); (7) được đọc biên bản phiên tòa, được yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa (K.4, Điều 200, BLTTHS). (8) được giao bản án sơ thẩm và phúc thẩm (Điều 229 và Điều 254, BLTTHS);

Nhóm 4: Quyền được tham gia tố tụng.

Gồm các quyền: (1) được đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu (Điểm a, Khoản 2, Điều 51); (2) được tham gia phiên tòa (Điểm đ, Khoản 2, Điều 51); (3) được trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa (Điểm đ, Khoản 2, Điều 51); (4) được đề nghị với chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ (Khoản 2, Điều 207); (5) được trình bày

lời buộc tội trong trường hợp vụ án khởi tố theo yêu cầu của NBH (Khoản 3 Điều 51); (6) có thể được tham gia các hoạt động như: Lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra (Điều 135, 138, 139, 150, 153, BLTTHS).

Nhóm 5: Quyền được bảo vệ.

Gồm các quyền: (1) được áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia tố tụng (Điều 20, Hiến pháp 2013 và Điều 7, BLTTHS); (2) được có người bảo vệ quyền lợi (khoản 1, Điều 59); (3) được giữ bí mật thông tin của NBH (Điều 18);

Nhóm 6: Quyền được bồi thường.

Gồm các quyền: (1) được đề nghị mức bồi thường (2) được đề nghị các biện pháp bảo đảm bồi thường (Điều 28, BLTTHS);

Nhóm 7: Quyền khiếu nại; Quyền kháng cáo; được đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng.

Gồm các quyền: (1) khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; (2) kháng cáo bản án, quyết định của Toà án về phần bồi thường; (3) kháng cáo bản án, quyết định về hình phạt đối với bị cáo”; (4) được đề nghị thay đổi điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, thư ký toà án, người giám định, người phiên dịch (Điểm c, Khoản 2, Điều 51);

Nhóm 8: Nghĩa vụ của người bị hại.

Gồm các nghĩa vụ: (1) Nghĩa vụ khai báo và (2) Nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập (Khoản 4, Điều 51).

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 được sử dụng đồng thời các phương pháp tiếp cận truyền thống và phương pháp tiếp cận mới, tiếp cận dựa trên quyền, để nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về quyền của NBH trong TTHS. Các kết luận đáng lưu ý gồm:

1. Khái niệm về NBH theo cách tiếp cận dựa trên quyền: “Người bị hại là người bị tội phạm gây thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản và có các quyền, nghĩa vụ pháp lý được bảo đảm thực hiện theo qui định của luật hình sự và tố tụng hình sự Việt Nam”.

2. Khái niệm về quyền của NBH theo cách tiếp cận dựa trên quyền: “Quyền của

NBH trong tố tụng hình sự là những quyền con người được dành cho người bị thiệt hại do tội phạm gây ra khi họ tham gia vào các quan hệ pháp luật tố tụng hình sự.”

3. Cách tiếp cận truyền thống phân loại người bị hại thành các nhóm khác nhau dựa vào 3 tiêu chí sau: (1) dựa vào yếu tố chủ thể, NBH được phân thành: NBH là cá nhân và NBH là pháp nhân; (2) dựa vào độ tuổi và sự phát triển về nhận thức, NBH được phân thành: NBH là người đã thành niên và có năng lực TNHS; NBH là người chưa thành niên hoặc có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất; (3) dựa cơ chế tác động của hành vi phạm tội đến NBH, phân loại thành: NBH trực tiếp, NBH gián tiếp.

Khác với cách phân loại truyền thống, tiếp cận dựa trên quyền phân loại NBH dựa trên 2 tiêu chí cơ bản: Căn cứ vào quyền năng tố tụng của NBH phân loại NBH thành: nhóm NBH có quyền yêu cầu khởi tố VAHS và nhóm NBH không có quyền yêu cầu khởi tố VAHS; dựa vào ý chí của NBH trong việc tham gia tố tụng phân loại thành:

nhóm NBH chủ động, nhóm NBH thụ động và nhóm NBH không tham gia vào quá trình

TTHS.

4. Phương pháp tiếp cận ngành Luật hình sự và Tố tụng hình sự truyền thống nghiên cứu: Khái niệm NBH; Đặc điểm của NBH; Phân loại NBH; Địa vị pháp lý của người bị hại (người bị hại có quyền và nghĩa vụ pháp lý gì?, qui định ở đâu? nội dung của các qui định đó như thế nào?). Tuy nhiên, phương pháp tiếp cận ngành Luật và Tố

tụng hình sự dựa trên quyền tập trung nghiên cứu: Khái niệm NBH; Phân loại NBH; Khái niệm quyền của NBH; Chủ thể quyền; Nghĩa vụ thực thi quyền; Cơ chế bảo đảm quyền.

người THTT chính là chủ thể có nghĩa vụ thực thi quyền của NBH. Trong mối quan hệ pháp lý thì bên có quyền chính là NBH (chủ thể mang quyền), phía có nghĩa vụ thực thi các quyền đó cho NBH (Chủ thể có nghĩa vụ) chính là Cơ quan THTT (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án). NBH được yêu cầu chính đáng đối với người tiến hành tố tụng và với Cơ quan THTT nhằm thực hiện các trách nhiệm liên quan tới việc thực hiện quyền của NBH. Nghĩa vụ thực thi quyền được chia làm 3 loại (mức độ) khác nhau, gồm: nghĩa vụ tôn trọng, nghĩa vụ thi hành và nghĩa vụ bảo đảm.

6. Cơ chế bảo đảm quyền của NBH gồm cơ chế pháp lý và cơ chế bộ máy chuyên trách. Về cơ chế pháp lý: quyền của NBH đã được đề cập ngay từ thời kỳ đầu lập pháp (1482). Tuy nhiên khi Nghị quyết 49/NQ-BCT ra đời (2005) thì vấn đề này mới được quan tâm thúc đẩy. Các thành quả có thể kể đến là: Bộ luật TTHS 2003, Bộ luật hình sự 2010, Luật phòng, chống mua bán người và một số văn bản pháp luật khác có liên quan với các chế định về NBH, quyền và nghĩa vụ của NBH. Tuy nhiên, chưa có cơ chế bộ máy chuyên trách về quyền của NBH ở Việt Nam. Chúng tôi đánh giá mức độ đề cập và quan tâm bảo vệ quyền của NBH ở Việt Nam hiện nay là chưa đủ, còn mờ nhạt và chưa xứng tầm.

7. Các quyền của NBH trong TTHS Việt Nam hiện nay chủ yếu được nghiên cứu và phân loại dựa vào trình tự tham gia tố tụng (hoặc theo các giai đoạn của TTHS) chủ yếu phân loại dựa vào qui định tại Điều 51, BLTTHS 2003. Cách tiếp cận này ưu điểm là dễ theo dõi và so sánh nhưng có nhược điểm lớn là bỏ sót một số quyền rất quan trọng mang tính cơ bản và được bảo đảm suốt quá trình TTHS của NBH. Dựa vào phương pháp tiếp cận dựa trên quyền, theo nghiên cứu của chúng tôi, NBH trong TTHS có 26 quyền cụ thể và 2 nghĩa vụ, có thể được phân loại thành 8 nhóm gồm: Nhóm 1: Quyền được công nhận là người bị hại; Nhóm 2: Quyền tố giác, quyền yêu cầu và rút yêu cầu khởi tố; Nhóm 3: Quyền được thông tin; Nhóm 4: Quyền được tham gia; Nhóm 5: Quyền được bảo vệ; Nhóm 6: Quyền được bồi thường; Nhóm 7: Quyền khiếu nại; Quyền kháng cáo; được đề nghị thay đổi người THTT và Nhóm 8: Nghĩa vụ của người bị hại.

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUYỀN CỦA NGƯỜI BỊ HẠI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận án Quyền của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt nam (Trang 81 - 86)