Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại

Một phần của tài liệu Luận án Quyền của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt nam (Trang 120 - 122)

3.6.1. Thực trạng qui định pháp luật

Theo chuẩn mực quốc tế, NBH có quyền được bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, pháp luật TTHS Việt Nam chưa qui định và bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại của NBH mà chỉ thừa nhận quyền được đề nghị bồi thường. Theo đó, NBH có quyền: (1) Quyền được đề nghị mức bồi thường (2) quyền được đề nghị các

biện pháp bảo đảm bồi thường (Điều 28, BLTTHS). Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, riêng nạn nhân của tội phòng chống buôn bán người có quyền “được bồi thường thiệt hại,

được hưởng các chế độ hỗ trợ và được bảo vệ ” (Điều 6, Luật phòng, chống buôn bán

người).

Qua khảo sát 312 bản án STHS cho thấy, trung bình, NBH chỉ được bồi thường khoảng 10,5% tổng giá trị thiệt hại được định giá. Chúng tôi đánh giá thực trạng thực hiện quyền đề nghị bồi thường của NBH ở Việt Nam như sau:

Thứ nhất, Tại phiên tòa, nhiều yêu cầu, đề nghị của NBH và nguyên đơn dân sự

về phần bồi thường dân sự không được tôn trọng, bị xem nhẹ hoặc bỏ qua. Cần khẳng định đây chính là biểu hiện của vi phạm quyền của NBH, cần bị phê phán và khắc phục.

Xuất phát từ nguyên nhân các cơ quan THTT thiếu quan tâm giải quyết vấn đề dân sự trong VAHS nói chung, trong đó phần lớn là yêu cầu bồi thường thiệt hại của NBH và nguyên đơn dân sự. Trong một báo cáo Tham luận công tác xét xử các VAHS năm 2006, Tòa hình sự TAND tối cao nhận xét: “trong quá trình điều tra, Cơ quan điều

tra ít quan tâm xác định vấn đề dân sự trong VAHS; khi thụ lý hồ sơ vụ án để chuẩn bị xét xử, thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa chỉ tập trung nghiên cứu giải quyết vấn đề hình sự mà xem nhẹ vấn đề dân sự trong VAHS” [139]. Sai sót này cũng

được Tòa hình sự TAND tối cao nhắc lại vào năm 2007: Cơ quan điều tra không quan tâm đúng mức đến việc điều tra về vấn đề dân sự mà chỉ tập trung điều tra chứng minh hành vi phạm tội. Ngoài ra, còn có trường hợp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cho rằng giải quyết vấn đề dân sự trong VAHS là trách nhiệm của Tòa án chứ không phải trách nhiệm của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát [140].

Thứ hai, cần khẳng định qui định về tình tiết giảm nhẹ TNHS trong BLHS có ý

nghĩa quan trọng giúp bảo đảm thực hiện quyền của NBH.

Qui định về quyền được đề nghị mức bồi thường thiệt hại và các biện pháp bảo đảm bồi thường tại BLTTHS không phát huy được hiệu quả bảo đảm quyền cho NBH. Tuy nhiên, qui định về Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự qui định tại khoản 2 Điều 46 BLHS, và TANDTC đã hướng dẫn các tình tiết này tại Nghị quyết số 01/2000/NQ- HĐTP ngày 04/8/2000 đã trở thành một “cứu cánh”. Qua khảo sát cho thấy, các Bị cáo (hoặc người nhà của bị cáo) thường “thương lượng” đền bù hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả với NBH để được áp dụng tình tiết giảm nhẹ.

Thực tiễn cho thấy, các Cơ quan THTT Việt Nam thường giải quyết vấn đề dân sự (trong đó có trách nhiệm dân sự) gắn liền với việc chứng minh tội phạm. Và như vậy, NBH trong mọi trường hợp luôn có quyền đòi hỏi trách nhiệm dân sự (thông qua việc đề nghị mức bồi thường). Nếu là trường hợp khởi tố theo yêu cầu của NBH thì NBH có hai quyền (1) đòi hỏi TNHS đối với bị cáo và (2) đòi hỏi trách nhiệm dân sự …

Về thực tiễn, vấn đề giải quyết việc bồi thường dân sự trong VAHS đã đặt ra một số tồn tại: (i) Thứ nhất, trong một số VAHS phức tạp, quá trình TTHS thường kéo dài, mà vấn đề dân sự thường được giải quyết ở phần cuối của thủ tục này, cho nên, sự bắt buộc phải có mặt của nạn nhân (nguyên đơn dân sự, người có quyền, lợi ích liên quan…) gây mất thời gian không cần thiết, cũng như rất dễ tạo sự ức chế về tâm lý cho họ; (ii) thứ hai: không khí căng thẳng tại phiên toà hình sự khó tạo nên hoặc xây dựng được sự cảm thông, việc hoà giải giữa người gây thiệt hại (thường là bị cáo) và nạn nhân, (iii) thứ ba, khả năng nạn nhân hoặc người nhà nạn nhân lợi dụng sự thoả thuận về bồi thường để gây sức ép tới bản thân hay gia đình người gây thiệt hại (bây giờ với tư cách bị cáo) như một điều kiện của đơn xin miễn hay giảm nhẹ TNHS …

Thứ ba, trên thực tế việc thực hiện bồi thường cho NBH (trước, trong và sau tố

tụng) phản ánh: trung bình, NBH chỉ được bồi thường khoảng 10,5% tổng giá trị thiệt hại được định giá. (Xem thêm Bảng 12, Phụ lục 2)

Một phần của tài liệu Luận án Quyền của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt nam (Trang 120 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w