Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án Quyền của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt nam (Trang 25 - 28)

Quyền con người nói chung và quyền của NBH nói riêng là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, trong đó có khoa học luật hình sự. Ở Việt Nam trong nhiều thập kỷ đương đại và cho đến thời điểm hiện nay, NBH, quyền của NBH trong TTHS rất ít được quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến quyền con người nói chung và quyền con người trong TTHS nói riêng và đây chính là nguồn tài liệu tham khảo quí báu giúp tác giả có cơ sở để kế thừa và phát triển nghiên cứu sâu sắc thêm về quyền của NBH trong TTHS Việt Nam.

Dưới góc độ luật học và sắp xếp các công trình có đề cập đến quyền con người nói chung, quyền của NBH trong TTHS nói riêng có thể chỉ ra các nhóm công trình khoa học dưới đây:

- Nhóm các công trình nghiên cứu về quyền con người và bảo vệ quyền con người nói chung gồm có: Sách chuyên khảo “Quyền con người: Tiếp cận đa ngành và

liên ngành luật học”, GS.TS. Võ Khánh Vinh chủ biên, Nxb KHXH, Hà Nội, 2010 (3

tập, 1010tr), “Quyền con người” (Giáo trình giảng dạy sau đại học), GS.TS. Võ Khánh Vinh chủ biên, Nxb KHXH 2011 (487 tr), Sách chuyên khảo: “Cơ chế bảo đảm và bảo vệ Quyền con người”, GS.TS. Võ Khánh Vinh chủ biên, Nxb KHXH 2011 (431 tr),

Hà Nội, 2009, Nxb CTQG (670tr).

- Nhóm các công trình nghiên cứu về bảo vệ quyền con người trong tư pháp hình sự, gồm có: “Bảo vệ quyền con người trong TTHS Việt Nam”, Nguyễn Quang Hiền, Luận án tiến sĩ luật học, Viện Nhà nước và pháp luật, 2007 [93]; “Quyền con người trong quản lý tư pháp”, Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về quyền con người và

hội luật sư quốc tế, Nxb CAND, 2009 [186], “Bảo vệ An ninh quốc gia, an ninh quốc tế

và các quyền con người bằng pháp luật hình sự trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền”, GS.TSKH. Lê Cảm chủ biên, Nxb Tư pháp, 2007 [61], “Bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong pháp luật hình sự và TTHS Việt Nam”, Nguyễn Công

Hồng, Nguyễn Văn Hoàn, Nxb Tư pháp, 2006, [97], “Mọi người cần biết về quyền và

nghĩa vụ của mình trong TTHS Việt Nam”, Nguyễn Phùng Hồng, Nxb Tư pháp, 2005

[99],, “Bảo vệ quyền con người trong Luật hình sự, Luật TTHS Việt Nam” của TS. Trần Quang Tiệp, Nxb Chính trị quốc gia, HN, 2004 [150], Luận văn thạc sĩ luật học “Hoàn

thiện pháp luật đảm bảo quyền con người trong xét xử hình sự ở nước ta”, Hoàng Hùng Hải, 2000 [91], [92]; “Đảm bảo quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo

trong TTHS Việt Nam” của Lại Văn Trình, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí

Minh, 2011 [159].

- Nhóm các công trình nghiên cứu trực tiếp về NBH và quyền của NBH trong tố tụng hình sự, gồm có:

Ở cấp độ chuyên sâu (sách chuyên khảo, Luận án, Luận văn, Đề tài khoa học cấp các cấp), tính đến thời điểm tháng 12/2013 chỉ mới có 02 công trình nghiên cứu, gồm Luận án tiến sĩ của Lê Nguyên Thanh, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, về Người bị thiệt

hại do tội phạm gây ra trong TTHS Việt Nam (bảo vệ năm 2013) [140], và sách chuyên

khảo Nạn nhân của tội phạm (2011) của PGS.TS. Trần Hữu Tráng [158] là nghiên cứu một cách khá trực tiếp về NBH. Tuy nhiên các công trình này lại chỉ chủ yếu phân tích về vị trí vai trò, quyền và nghĩa vụ của NBH về mặt lý luận và luật thực định mà chưa có sự phân tích đánh giá cụ thể về quyền và thực trạng thực hiện quyền của NBH. Việc đánh giá thực trạng chỉ dừng lại ở đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về NBH nói chung, chưa đề cập đến thực trạng thực hiện và bảo đảm các quyền của NBH ở mức độ định tính và định lượng.

Ở cấp độ các công trình nghiên cứu dưới dạng các bài báo được đăng trên các tạp chí chuyên ngành (có liên quan trực tiếp đến đề tài luận án) có thể kể đến như: “Luật

TTHS Việt Nam với việc đáp ứng các yêu cầu quốc tế về bảo đảm quyền của bị can, bị cáo và người bị tạm giữ”, Ths. Đinh Thị Mai, Tạp chí Công an nhân dân, 10/2010.

“Quan tâm bảo đảm quyền của NBH trong TTHS”, Ths. Đinh Thị Mai, Tạp chí Khoa học và giáo dục An ninh, 12/2010. “Cơ chế quốc tế và khu vực về bảo vệ quyền của

NBH”, Ths. Đinh Thị Mai, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 4/2012. “NBH trong TTHS”, Ths. Lê Tiến Châu, TC Khoa học pháp lý, số 1(38)/ 2007. “Đảm bảo quyền công dân của người tham gia tố tụng trong điều tra VAHS theo tinh thần cải cách tư pháp” Trần Thảo, Dân chủ & Pháp luật; 2008/Số 9 (tr.40-43). “Bàn thêm về việc bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, NBH trong VAHS”, ThS. Nguyễn Văn Cừ, TC Kiểm sát, Viện KSNDTC, Số 15/2006, tr. 26 – 28. “Bàn về các tội phạm có yếu tố gây thương tích và trường hợp từ chối giám định của NBH trong các VAHS”, Tạ Quang Khải, TC Kiểm sát, Số 3/2010, tr. 44-48. “Bàn về khởi tố theo yêu cầu của NBH”, Mai Bộ, TC Kiểm sát, Số 3/1999, 30-31.“Cần sửa đổi các quy định liên quan đến quyền khởi tố theo yêu cầu của NBH trong BLTTHS năm 2003”, Hoàng Thị Liên, Tạp chí Kiểm sát, Số 3/2008, tr. 29 – 31. “Đăng ký khai sinh và việc xác định tuổi NBH trong công tác kiểm sát điều tra”, Nguyễn Thị Hồng Luy, Kiểm sát, Số 7/1999, tr.20. “Đình chỉ điều tra vụ án khởi tố theo yêu cầu của NBH khi họ rút đơn theo quy định tại khoản 2 điều 105 BLTTHS năm 2003”, TS. Mai Thế Bày, Kiểm sát, Số 20 tháng 10/2009, tr.3 – 8. “Một số kiến nghị sửa đổi điều 107, điều 164 BLTTHS để xử lý các vụ án cố ý gây thương tích khi NBH từ chối giám định và rút đơn yêu cầu khởi tố”, Nguyễn Duy Hùng, TC kiểm sát, Số 9(tháng 5/2010), tr. 18 – 20. “Một số vấn đề lí luận về khởi tố VAHS theo yêu cầu của NBH”, T.S Trần Quang Tiệp, TC Kiểm sát, Số 01/2006, tr. 29 – 32.

“Một số vấn đề về NBH, nguyên đơn dân sự trong BLTTHS năm 2003” TS. Trần Quang Tiệp, TC Kiểm sát, Số 4/2006, tr. 15 – 18. “Một số vấn đề về sự tham gia tranh tụng của NBH và nguyên đơn dân sự tại phiên toà hình sự sơ thẩm theo yêu cầu cải cách tư pháp”, Nguyễn Trương Tín, Tạp chí Luật học, Số 3/2010, tr. 47 – 57. “Một số vấn đề về việc bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, NBH trong các VAHS”, ThS. Trần Đại Thắng, TC Kiểm sát, Số 24/2005, tr. 56 – 59. “Một số vướng mắc khi giải quyết vụ án được khởi tố theo yêu cầu của NBH”, Lê Văn Cân, Tạp chí Kiểm sát, Số

7/2008, tr. 49 – 51. “Một số vướng mắc trong thực tiễn áp dụng chế định khởi tố VAHS theo yêu cầu của NBH” Nguyễn Đức Thái, Tạp chí Kiểm sát, Số 09/2009, tr. 27 – 30.

nào?”, Hoàng Thị Liên, Tạp chí Dân chủ & pháp luật, Số 8/2006, tr.47- 48&50. “ Nhất thiết phải xác định cụ thể NBH”, Trần Thanh Thuỷ, Tạp chí Kiểm sát Số 11/2002, tr. 28 – 22. “Trao đổi về việc sửa đổi Điều 51 BLTTHS về nghĩa vụ của NBH”, Đỗ Thị Ánh Tuyết, Tạp chí Kiểm sát, Số 5/2010, tr. 47 – 48. “ Vấn đề tuổi của NBH”, Nguyễn Đình Bình, Tạp chí Toà án nhân dân, Số 1/2000, Tr.36 – 37. “Về thẩm quyền đình chỉ điều tra các vụ án được khởi tố theo yêu cầu của NBH”, Lê Văn Minh, Tạp chí Nhà nước và pháp luật Số 1/1 - 2001, tr.51-53.

Xu hướng của các nhà nghiên cứu về vấn đề quyền con người trong tư pháp hình sự đều coi người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và người bị kết án là trọng tâm của vấn đề quyền con người trong TTHS. Người bị buộc tội là những chủ thể “yếu thế” khi đối trọng với các cơ quan tư pháp, các quyền của họ “có nguy cơ bị xâm phạm cao nhất” [93, tr.59] nên họ là “ưu tiên số 1” trong việc áp dụng các biện pháp nhằm bảo đảm, bảo vệ quyền con người bằng pháp luật hình sự, TTHS. Do vậy, quyền của NBH thường bị bỏ quên hoặc coi nhẹ. Thực trạng này dẫn nguy cơ NBH vốn là đối tượng bị tội phạm xâm hại và chịu nhiều tổn thất nhất khi tội phạm xẩy ra, trước khi tham gia vào tiến trình TTHS. Nay thực tế việc tham gia tố tụng và ngay cả sau khi tố tụng đã kết thúc, các quyền và lợi ích hợp pháp của NBH lại một lần nữa bị đặt trước nguy cơ bị “bỏ quên” (trên cả 3 bình diện: lập pháp, thi hành luật và nghiên cứu hoàn thiện pháp luật).

Một phần của tài liệu Luận án Quyền của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt nam (Trang 25 - 28)