Nâng cao nhận thức về quyền, trách nhiệm thực hiện quyền của cơ quan lập pháp

Một phần của tài liệu Luận án Quyền của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt nam (Trang 134 - 135)

lập pháp và cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng

Như phần trên đã phân tích, do các nhà làm luật ở Việt Nam hiện nay chưa nhận thức đầy đủ lý luận và tầm quan trọng của việc bảo đảm quyền của NBH trong quá trình tố tụng. Hơn nữa do chính lý luận về mục tiêu của hệ thống tư pháp hình sự ở Việt Nam chưa hướng đến NBH mà chỉ tập trung đấu tranh phòng, chống. Các nhà làm luật cần phải tiếp cận dựa trên quyền để hiểu sâu sắc rằng, mục đích tối thượng của nền tư pháp hình sự là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước và công dân (trong đó

có NBH) thông qua hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm chứ không phải mục

đích chính của tư pháp hình sự là “đấu tranh phòng, chống tội phạm nhằm bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước và công dân”.

lực, trách nhiệm thực hiện quyền đòi hỏi nhiều ở kỹ năng thực hành. Việc nâng cao nhận thức và năng lực ở đây không đơn giản chỉ là tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về quyền như đối với NBH, cũng không cần phải ở mức cần thay đổi tư duy lý luận và thay đổi phương pháp tiếp cận như các nhà làm luật.

Cụ thể, các giải pháp nâng cao năng lực nhận thức về quyền của NBH đối với đối tượng này cần tập trung vào 2 nhóm chính:

Nhóm 1: Các giải pháp nhằm đổi mới tư duy tố tụng và tư duy một chiều về mục

tiêu của nền tư pháp hình sự.

“Trong nhiều năm, chúng ta đã được giáo dục để hiểu và thừa nhận rằng mục tiêu cơ bản của hệ thống tư pháp hình sự là “tìm kiếm sự thật” về tội phạm và “kiểm soát tội phạm” mà quên đi quyền của NBH trong TTHS. Mặc dù đây là vấn đề thuộc về quan điểm và lý luận của nền tư pháp hình sự nhưng ít ra cơ quan THTT và người THTT cũng phải có sự đổi mới và tránh tư duy một chiều, quá nghiêng về mục đích “kiểm soát tội phạm” mà quên đi nhiệm vụ phải tôn trọng quyền của những người tham gia tố tụng, trong đó có quyền của NBH.

Nhóm 2: Các giải pháp nhằm nâng cao trình độ nhận thức pháp luật, trình độ

nghiệp vụ và trình độ hiểu biết về quyền con người, trong đó có quyền của NBH cho người THTT.

Tình trạng ĐTV, KST, Thẩm phán chỉ giỏi về nghiệp vụ tố tụng mà làm sai rất nhiều qui định về trình tự, thủ tục, trong đó có cả việc vi phạm quyền của người tham gia tố tụng, chạy theo án điểm, chạy theo thành tích mà bỏ qua các khâu như giải thích quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm ghi nhận yêu cầu, đề nghị của NBH v.v… Chính vì vậy, nâng cao nghiệp vụ phải gắn liền với nâng cao nhận thức về quyền con người cho đội ngũ cán bộ tư pháp thì mới là hướng đào tạo có tính bền vững.

Một phần của tài liệu Luận án Quyền của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt nam (Trang 134 - 135)