Quyền được bảo vệ

Một phần của tài liệu Luận án Quyền của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt nam (Trang 118 - 120)

3.5.1. Thực trạng qui định pháp luật

Theo qui định của pháp luật TTHS Việt Nam, quyền được bảo vệ của NBH gồm: (1) Quyền được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia tố tụng (Điều 7, BLTTHS). (2) Quyền được nhờ người khác bảo vệ quyền (nhờ luật sư, trợ giúp pháp lý…): “NBH có quyền nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án chấp nhận bảo vệ quyền lợi cho mình”. (Khoản 1, Điều 59). (3) Đối với NBH đã chết, NBH là người có nhược điểm về thể chat, tinh thần hoặc NBH là người chưa thành niên thì họ có quyền có người đại diện pháp lý (đại diện theo luật và đại diện theo ủy quyền) (4) Ngoài ra, quyền được giữ bí mật thông tin của NBH cũng được pháp luật bảo vệ bằng qui định xét xử kín “để giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ” (Điều 18).

3.5.2. Thực trạng thực hiện quyền

như sau:

Thứ nhất, công tác bảo vệ sự an toàn tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm,

tài sản cho NBH chưa chưa tốt cả về nhận thức và thực hiện.

CQĐT chưa nhận thức được nghĩa vụ bảo vệ NBH, thể hiện rõ nhất là trong việc

chưa có qui định cụ thể vấn đề này trong Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự, trong các Nghị định, Thông tư và hướng dẫn của ngành về trách nhiệm bảo vệ NBH, người tố giác tội phạm và người làm chứng.

Chưa có cơ chế để bảo vệ NBH. Cụ thể là: bộ máy, nhân lực, điều kiện cơ sở vật chất, tài chính, và cả cơ sở pháp lý ví dụ như việc cần thay đổi danh tính để bảo vệ tuyệt đối cho người đã tố giác tội phạm phục vụ công tác này chưa hoàn thiện.

Khảo sát của chính tác giả ghi nhận: Trong 91 hồ sơ VAHS của CQĐT, VKS và

312 bản án STHS, tác giả không hề thấy có bất cứ Quyết định tố tụng, văn bản tố tụng, hay bất cứ bút lục hồ sơ nào phản ánh về việc NBH được CQ có thẩm quyền bảo vệ, ngoại trừ 01 trường hợp duy nhất là hồ sơ vụ án số 1822/2009/HSST ngày 17/9/2009 của TAND TP. Hồ Chí Minh. Trong vụ án này NBH đồng thời là bị cáo đang bị tạm giam trong trại tạm giam, bị cố ý gây thương tích, đã được ban quản lý trại giam áp dụng biện pháp cách ly phòng giam và sau đó cho xét xử sớm nhằm thiết thực bảo vệ tính mạng của NBH.

Thứ hai, cơ quan THTT chưa quan tâm và tạo điều kiện cho NBH sử dụng quyền nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, bên cạnh đó quyền này cũng chưa được NBH quan tâm và sử dụng phổ biến, chỉ chiếm khoảng 4,01%.

Hiện tại, với mỗi giai đoạn tố tụng, người bảo vệ quyền lợi cho NBH nói riêng (cũng như luật sư bào chữa cho bị can bị cáo) vẫn phải làm các thủ tục gửi Cơ quan THTT tương ứng để được cấp giấy chứng nhận và tham gia tố tụng trong từng giai đoạn. Trường hợp đã được CQĐT cấp giấy chứng nhận trong giai đoạn điều tra thì sang đến giai đoạn truy tố và xét xử họ lại phải làm tiếp các thủ tục gửi VKS và Tòa án để được VKS và Tòa án công nhận và cấp giấy chứng nhận. Đây thực sự là một rào cản khiến cho việc thực thi quyền này trên thực tế của NBH gặp rất nhiều hạn chế và rắc rối. Kết quả khảo sát 91 hồ sơ và 312 bản án sơ thẩm hình sự của chính tác giả cho thấy, chỉ có 13/312 (chiếm 3,53%) vụ án được nghiên cứu là có người bảo vệ quyền lợi của NBH, trong đó:

+ Có 06 bản án tội Giết người (Hồ sơ số 38, 86, 117, 118, 127, 146, Phụ lục 1) + 01 bản án tội cướp tài sản (Hồ sơ số 294, Phụ lục 1)

+ 02 bản án tội hiếp dâm trẻ em (Hồ sơ số 11, 17, Phụ lục 1)

+ 03 bản án tội cố ý gây thương tích (Hồ sơ số 43, 67, 147, Phụ lục 1) + 01 bản án về tội bắt người trái pháp luật (Hồ sơ số 294, Phụ lục 1)

Như vậy, trong tổng số 312 bản án được chọn nghiên cứu có độ bao phủ hầu hết các chương trong BLHS 1999 và được chọn ngẫu nhiên thuộc địa bàn thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Cần Thơ, Thành phố Đà Nẵng, Tỉnh Lâm Đồng, Nghệ An, Hải Dương thì chỉ tập trung tại 2 chương (chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, chiếm 7,1% và chương các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, chiếm 5,56%) là có người bảo vệ quyền lợi cho NBH tham gia phiên tòa. Tính trung bình cho tất cả các loại án hình sự thì chỉ có 4,01% các vụ án có người bảo vệ quyền lợi của NBH tham gia tố tụng. Con số này phản ánh tình trạng NBH rất ít khi thực hiện đầy đủ và trọn vẹn quyền có người bảo vệ quyền lợi cho mình trong quá trình tham gia TTHS. (Xem thêm Bảng 7, Phụ lục 2).

Thứ ba, VAHS có thể được xét xử kín để giữ bí mật thông tin cho NBH, tuy nhiên

tỉ lệ áp dụng rất thấp (dưới 5%).

Việc xét xử kín được coi là một ngoại lệ của nguyên tắc xét xử công khai, vì lợi ích chính đáng của NBH. Thế nhưng quyền yêu cầu Tòa án xét xử kín để bảo vệ lợi ích chính đáng (ví dụ, bảo vệ danh dự, nhân phẩm, bí mật kinh doanh...) không được quy định tại Điều 51 BLTTHS. Tất nhiên, yêu cầu được xét xử kín là quyền của NBH, còn chấp nhận yêu cầu là quyền của Tòa án. Thực tiễn xét xử cho thấy, tỷ lệ vụ án được đưa ra xét xử kín rất thấp, theo kết quả thống kê của Lê Nguyên Thanh [140, tr.165] là khoảng dưới 5% tổng số phiên tòa.

Một phần của tài liệu Luận án Quyền của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt nam (Trang 118 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w