Quyền khiếu nại, quyền kháng cáo, quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng

Một phần của tài liệu Luận án Quyền của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt nam (Trang 122 - 124)

hành tố tụng

3.7.1. Thực trạng qui định pháp luật

- Quyền khiếu nại: NBH hoặc người đại diện hợp pháp của NBH có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền. Nếu khiếu nại về các quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền là có căn cứ thì CQĐT, VKS, TA phải ra quyết định thay đổi.

- Quyền kháng cáo: Kháng cáo là một trong các quyền tố tụng quan trọng của NBH. Theo đó, khi cho rằng Tòa án cấp sơ thẩm xét xử thiếu khách quan, chưa đúng thì NBH có quyền nộp đơn đề nghị tòa cấp trên xử lại một lần nữa – gọi là phiên tòa phúc thẩm. Điểm e, Khoản 2, Điều 51 qui định: “NBH có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; kháng cáo bản án, quyết

định của Toà án về phần bồi thường cũng như về hình phạt đối với bị cáo”. Tuy nhiên, Nghị quyết 05/2005 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao cho phép NBH hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm (Phần thứ tư, xét xử phúc thẩm).

- Quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng: Xét về bản chất, đây là một quyền xuất phát từ việc thực hiện quyền “giám sát” các hoạt động của cơ quan THTT của người TGTT. Khi phát hiện có căn cứ cho rằng người THTT, người giám định, người phiên dịch có thể không vô tư, khách quan trong quá trình giải quyết VAHS, NBH có quyền đề nghị thay đổi người THTT, người giám định, người phiên dịch (Khoản 2, Điều 43 và Điểm c, Khoản 2, Điều 51).

3.7.2. Thực trạng thực hiện quyền

Qua khảo sát thực trạng thực hiện các quyền này ở Việt Nam phản ánh:

Thứ nhất, quyền kháng cáo của NBH trên thực tế được mở rộng thực hiện theo hướng “tăng quyền kháng cáo” cho NBH so với qui định tại Điểm e, Khoản 2, Điều 51 BLTTHS.

Điểm e, Khoản 2, Điều 51 qui định: “NBH có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; kháng cáo bản án, quyết định của Toà án về phần bồi thường cũng như về hình phạt đối với bị cáo”. Tuy nhiên, Nghị quyết 05/2005 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao cho phép NBH hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm (Phần thứ tư, xét xử phúc thẩm).

Vì vậy, thực tế hiện nay các Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận kháng cáo của NBH hoặc đại diện hợp pháp của họ đối với toàn bộ bản án sơ thẩm, từ tội danh đến điều luật áp dụng, hình phạt, mức bồi thường thiệt hại… Tức là NBH được mở rộng quyền, họ có thể kháng cáo về bất cứ vấn đề gì có trong bản án sơ thẩm mà NBH hoặc đại diện hợp pháp của họ không đồng ý với Tòa án cấp sơ thẩm. Kể cả kháng cáo về việc xác định tư cách tố tụng đối với mình.

Trong 91 hồ sơ và 312 bản án được đề tài khảo sát nghiên cứu có tới 04 trường hợp NBH kháng cáo không chấp nhận tư cách tố tụng là NBH (từ chối không nhận mình là NBH như đã nêu ở trong phần 3.1.).

khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người THTT.

Trong các hồ sơ, tài liệu về VAHS mà đề tài tiếp cận được để khảo sát nghiên cứu không có trường hợp nào NBH khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền. Kết quả này chưa đủ dữ liệu để nhận định các quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người THTT đối với NBH là đã khách quan, chính xác hay chưa. Tác giả đặt giả thiết đây cũng là một hạn chế của đề tài khi chưa tiếp cận được với nguồn tài liệu hợp lý để khai thác, phản ánh về thực trạng thực hiện quyền này của NBH.

Thứ ba, trên thực tế NBH rất ít khi thực hiện quyền đề nghị thay đổi người

THTT, người giám định, người phiên dịch

Trong 91 hồ sơ và 312 bản án được đề tài khảo sát nghiên cứu không có trường hợp nào NBH đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định hay người phiên dịch.

Kết quả này phản ánh 3 khả năng: Có thể việc thực hiện phân công người tiến hành tố tụng trên thực tế đã cơ bản khách quan, chính xác do vậy trên thực tế, NBH không hoặc rất hiếm khi phải sử dụng đến quyền đề nghị thay đổi người THTT trong quá trình tham gia giải quyết VAHS.

Do BLTTHS 2003 không qui định về quyền được thông báo về người THTT, người giám định, người phiên dịch nên NBH không có cơ sở để thực hiện quyền được đề nghị thay đổi người THTT, người giám định, người phiên dịch.

Ngoài ra cũng có khả năng do nguồn tiếp cận nghiên cứu của tác giả chưa đủ độ bao quát và khách quan, chính xác để tiếp cận nghiên cứu về thực trạng thực hiện quyền đề nghị thay đổi người THTT.

Cũng không loại trừ khả năng NBH không biết đến quyền này để thực hiện hoặc do những lý do khách quan về trình độ tiếp cận pháp lý, về thủ tục tố tụng, về cơ chế thực hiện quyền.v.v… khiến NBH không thực hiện được quyền này một cách phổ biến trên thực tế.

Với phân tích như vậy, tác giả thừa nhận đây là một vấn đề đang cần tiếp tục được nghiên cứu thêm trước khi có thể đưa ra được những kết luận đáng tin cậy hơn về thực trạng thực hiện quyền đề nghị thay đổi người THTT của NBH.

Một phần của tài liệu Luận án Quyền của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt nam (Trang 122 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w