Tóm tắt chương 3

Một phần của tài liệu 2274_011248 (Trang 68 - 70)

Chương 3 tác giả đã trình bày các vấn đề về thiết kế nghiên cứu, quy trình nghiên

cứu, thiết kế mẫu, cách thức thu thập và xử lý dữ liệu,. Đồng thời, dựa trên nền tảng cơ

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Chương 4 sẽ trình bày các bước phân tích định lượng áp dụng cho bộ dữ liệu với số mẫu quan sát được thu thập từ việc khảo sát người tiêu dùng đang sống và làm việc tại TPHCM bao gồm (1) thống kê mô tả; (2) đánh giá Cronbach’s Alpha; (3) phân tích nhân tố khám phá; (4) phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đa biến; (5) thực hiện các kiểm định;... Kết quả phân tích dữ liệu sẽ được thảo luận, trong đó bao gồm đối chiếu và so sánh với các kết quả từ những nghiên cứu thực nghiệm liên quan khác; từ đó, khóa

luận đưa ra ý kiến đồng tình, phù hợp hay không đồng tình, không phù hợp với các nghiên cứu thực nghiệm liên quan. Kết thúc nội dung chương 4 là phần tóm tắt chương 4 nhằm đúc kết nội dung cốt lõi của chương 4 và làm cơ sở để triển khai chương 5.

4.1. Thống kê mô tả

Tổng số mẫu kết quả khảo sát thu về là 233 mẫu và 19 mẫu bị loại do không đạt yêu cầu. Do đó số lượng khảo sát thu được thực tế là 214. Thông tin ở bảng ... dưới đây cho thấy phân phối về giới tính, độ tuổi, thu nhập, thời gian sử dụng Internet và mạng xã

(Social Media Marketing)

SMM2 0,625 0,782

(Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả trích xuất từ SPSS 20.0)

Từ bảng 4.1 trên, tác giả thống kê đặc điểm của người tiêu dùng tham gia khảo sát như sau:

■ Ve giới tính: qua 214 mẫu khảo sát, thì nam và nữ không có sự chênh lệch nhiều (nam: 45,8%, nữ: 54,2%). Có thể thấy việc sử dụng công cụ Digital đến quyết định mua không có sự phân biệt nam hay nữ.

■ Về nhóm tuổi: nhóm tuổi từ 21-25 chiếm tỷ lệ nhiều nhất 37,9%; tiếp đến là từ 26-35 tuổi, từ 16-20 tuổi, từ 36-45 tuổi lần lượt chiếm 25,7%; 15,4%;14%. Chiếm

tỷ lệ thấp nhất là trên 45 tuổi chiếm 7,0%. Kết quả này khá phù hợp vì Việt Nam là đất nước với dân số trẻ. Điều này là một lợi thế, vì người trẻ tuổi có sự tiếp nhận, học hỏi nhanh với công nghệ thông tin nói chung.

■ Về thu nhập: có 31,8% đối tượng có thu nhập từ 5-9 triệu/tháng; có 30,8 đối tượng

có thu nhập dưới 5 triệu/tháng; có 25,7% đối tượng có thu nhập từ 10-20 triệu và có 11,7% đối tượng có thu nhập trên 20 triệu.

■ Về thời gian sử dụng internet: phần lớn đối tượng có thời gian sử dụng internet là

từ 2-4 tiếng (38,8%); tiếp đến là từ 4-6 tiếng (31,3%), trên 6 tiếng (18,2%) và chiếm tỷ lệ thấp nhất là sử dụng dưới 2 tiếng (11,7%). Có thể nhận thấy Internet thực sự là một nhu cầu thiết yếu, đáp ứng công việc, học tập, giải trí,... của mọi tầng lớp.

Qua kết quả, tác giả nhận thấy mẫu khảo sát trên là phù hợp với đề tài nghiên cứu.

Vì vậy tác giả tiếp tục thực hiện các bước nghiên cứu tiếp theo: phân tích độ tin cậy thang đo Cronbah’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích mô hình hồi quy.

Một phần của tài liệu 2274_011248 (Trang 68 - 70)