XVIII, XIX Khi Pháp sang xâm lược, người ta vẫn còn dùng rồng cỏ và bè hỏa công để đánh Pháp Khi Francis Garnier ra xâm l ược Bắc Kỳ, Jean Dupuis đưa cho Garnier ngày 12 tháng
1. Legrand de la Liraye trong cuốn Notes historiques sur la nation annamite, xuất bản năm 1865 tr 92 nói rằng quân Tây Sơn tiến đánh Phú Xuân có tất cả 1 vạn: tiền quân 5 nghìn, hậ u quân
57
Tuy nhiên Thuận Hóa lúc ấy vẫn có những nhược điểm căn bản có thể làm tê liệt ưu thế của nó. Đã từ lâu, đất Thuận Hoá không có chinh chiến, quân Thuận Hóa ít chiến đấu, quân đông, đồn trại nhiều, nhưng phòng thủ không cẩn mật. Tướng lĩnh tham nhũng tàn bạo, nhân dân oán ghét. Đó là những điều kiện thất bại của Thuận Hóa một khi bị tiến công.
Nắm vững tình hình chung và triệt để lợi dụng thời tiết thuận lợi của mùa hè, gió nồm thổi mạnh có thể đưa thủy quân tiến nhanh lên đánh phá các cứ điểm ở xa. Nguyễn Huệ quyết định một kế hoạch tiến công bất ngờ và chớp nhoáng ở tất cả các cứđiểm, từ Hải Vân đánh lên, từ sông Gianh đánh xuống, từ cạnh sườn đánh vào Phú Xuân, làm cho quân Trịnh ở khắp nơi trên đất Thuận Hóa, không kịp giở tay và không thểứng cứu được cho nhau.
Để thực hiện kế hoạch đó, Nguyễn Huệ chia quân tiến đánh theo ba đường: - Một đạo thủy quân tiến đánh Phú Xuân.
- Một đạo thủy quân khác tiến thẳng lên sông Gianh. Tới đây, đạo quân này chia làm hai: một cánh đóng án ngữ ở sông Gianh, đề phòng quân Trịnh ở Bắc Hà tiến vào cứu viện, một cánh đánh xuống các đồn quân Trịnh ở Bố Chính, Leo Heo, lũy
Đồng Hới và hợp quân với bộ binh từ Phú Xuân tiến ra để cùng đánh Dinh Cát. - Tất cả bộ binh tập trung tiến đánh đèo Hải Vân, giải quyết xong đèo Hải Vân, tiến lên phối hợp với đạo thủy quân thứ nhất đánh thành Phú Xuân, giải quyết xong Phú Xuân sẽ tiến đánh đồn Dinh Cát và nếu cần, sẽ tiến lên phía sông Gianh, tiếp viện cho đạo thủy quân thứ hai cùng đánh lũy Đồng Hới và các đồn chung quanh.
Biết Phạm Ngô Cầu, chủ tướng Trịnh ở Phú Xuân là người rất mê tín dịđoan và
để làm tê liệt cảnh giác của chúng, Nguyễn Huệ cho thuyền đưa một nghĩa quân Hoa kiều tới Phú Xuân trước, giả làm "thầy Tàu" xem tướng số. "Thầy Tàu" vào ra mắt Tạo quận công Phạm Ngô Cầu, thường gọi là Quận Tạo [1], để nói họa phúc và khuyên Phạm Ngô Cầu làm chay, cầu trời phật để tai qua nạn khỏi. Khi Phạm Ngô Cầu chuẩn bị tổ chức đàn chay cầu phúc, thì nghĩa quân Tây Sơn ở Qui Nhơn bắt đầu lên đường đánh Phú Xuân. Ngày 28 tháng Tư năm Bính Ngọ [2], tức ngày 25 tháng 5 năm 1786, các đạo quân thủy bộ, dưới sự chỉ huy của danh tướng Nguyễn Huệ, được lệnh xuất phát.
ĐÁNH ĐÈO HẢI VÂN
Hải Vân là một rặng núi thuộc dãy Trường Sơn, chạy ngang ra biển, làm thành một ranh giới thiên nhiên giữa hai tỉnh Thừa Thiên và Quảng Nam. Rặng núi này gồm nhiều ngọn núi to cao và hiểm trở. Từ ngang lưng rặng núi trở lên, lúc nào cũng có mây mù bao phủ, vì thế xưa gọi là Hải Vân sơn. Chỗ gần biển là một quả núi thấp hơn, không gồ ghề lắm, người xưa mở lối đi qua rặng núi, nên gọi là đèo Hải Vân.
Đèo này tuy thấp so với các ngọn núi của rặng Hải Vân. Nhưng cũng vẫn là cao lắm.
Đứng dưới chân đèo nhìn lên, mây phủ mịt mù, không thấy đỉnh đèo. Càng đi lên,
đường đèo càng quanh co, mây mù càng dày đặc. Những ngày xấu trời, đi trên đèo, cách nhau khoảng 5 mét không nhìn thấy người. Từ Qui Nhơn, Quảng Nam ra Thừa Thiên, đi đường bộ nhất thiết phải qua đèo Hải Vân. Đã là đường độc đạo, đường đèo lại dốc cao, quanh co lắm khe nhiều suối. Đi đường vô ý có thể lăn xuống khe, xuống suối.