Cadière Les Francais au service de Gia Long Bulletin des Amis du vieux Huế, Janvier Mars 926, n0

Một phần của tài liệu Thiên tài quận sự Nguyễn Huệ phần 1 pdf (Trang 47 - 48)

XVIII, XIX Khi Pháp sang xâm lược, người ta vẫn còn dùng rồng cỏ và bè hỏa công để đánh Pháp Khi Francis Garnier ra xâm l ược Bắc Kỳ, Jean Dupuis đưa cho Garnier ngày 12 tháng

1 Cadière Les Francais au service de Gia Long Bulletin des Amis du vieux Huế, Janvier Mars 926, n0

1926, n0 1.

Nhưng nỗi vui của Nguyễn Ánh không được mấy ngày thì đã phải thất vọng về quân Xiêm. Với những thắng lợi đạt được, quân Xiêm sinh kiêu căng, khinh mạn, không nghĩ gì đến chiến đấu, chỉ chuyên đàn áp nhân dân, giết người cướp của vô cùng tàn bạo. Khắp nơi, nhân dân oán hờn cao độ. Thấy tình hình như vậy, Nguyễn Ánh rất hoảng sợ và hết sức lo lắng, lo cho số phận của mình, lo không chiến thắng được Tây Sơn, không lập lại được ngôi chúa. Cho nên, tuy sống bên cạnh quân Xiêm, dựa vào quân Xiêm, nhưng Nguyễn Ánh đã mất tin tưởng, đi cầu viện nơi khác. Khoảng tháng 11 năm 1784, Bá Đa Lộc trở về Gia Định tìm gặp Nguyễn Ánh.

Chân dung Pigneau de Behaine (Bá Đa Lc)

Nguyễn Ánh khẩn khoản nhờ Bá Đa Lộc đi cầu viện nước Pháp giúp quân và gửi Bá Đa Lộc đứa con đầu lòng của mình là Cảnh làm con tin. Trong quan hệ với Nguyễn Ánh từ trước tới bấy giờ, Bá Đa Lộc vẫn muốn tìm ở đó những tiền đề và tạo nên những yếu tố để thực hiện mưu đồ cướp nước Việt Nam cho tư bản Pháp. Bá Đa Lộc vẫn mong muốn có một cơ hội buộc Nguyễn Ánh phải cầu viện Pháp để Pháp có cớ mang quân can thiệp vào Việt Nam. Cơ hội ấy đã tới. Bá Đa Lộc không thể bỏ lỡ, mặc dầu hắn là kẻ khoác áo thầy tu. Bá Đa Lộc vội vã nhận lời và lập tức lên đường. Ngày 15 tháng Mười âm lịch, tức ngày 27 tháng 11 năm 1784 [1], Bá Đa Lộc đưa Cảnh xuống thuyền, tìm đường sang Pháp. Cuối tháng 2 năm l785, Bá Đa Lộc và Cảnh tới Pông-đi-sê-ry (Pondichéry - thuộc Ấn Độ) [2].

48

Trong khi Nguyễn Ánh đang một lần nữa mưu cầu ngoại viện như vậy thì tướng Tây Sơn Trương Văn Đa đem thủy quân từ Gia Định tiến xuống Long Hồ để chống nhau với quân Xiêm - Nguyên. Với một lực lượng hết sức chênh lệch, quân Tây Sơn

ở Gia Định chỉ có khoảng mấy nghìn người mà quân Xiêm - Nguyễn có trên hai vạn, cuộc chiến đấu của quân Tây Sơn thật khó khăn. Ngày 18 tháng Mười năm Giáp Thìn [3] tức 30 tháng 11 năm t784. Nguyễn Ánh và Chu Văn Tiếp đem thủy quân tiến theo sông Măng Thít (thuộc địa phận Long Hồ, tức Vĩnh Long ngày nay) để đánh quân Tây sơn. Tướng Tây Sơn Trương Văn Đa đem quân chống cự. Tiền quân Tây Sơn do chưởng quân là Bao chỉ huy, chiến đấu rất mãnh liệt. Tiền quân Nguyễn bị quân Tâm Sơn vây chặt. Tướng chỉ huy quân Nguyễn là Chu Văn Tiếp nhảy sang thuyền Tây Sơn đểđánh phá, bị quân Tây Sơn đâm chết. Nguyễn Ánh vội đem quân cứu viện. Tướng Tây Sơn Trương Văn Đa thu quân về Long Hồ [3].

---

Một phần của tài liệu Thiên tài quận sự Nguyễn Huệ phần 1 pdf (Trang 47 - 48)