américano 1932- n0 107.
Trần Văn Thức chết trận. Chu Văn Tiếp bỏ chạy. Nghĩa quân Tây Sơn chiếm
đóng Bình Thuận.
Trong khi bộ binh Tây Sơn đánh phá quân cứu viện Bình Thuận, thủy binh Tây Sơn cũng tiến công vào quân đội của Nguyễn Phúc Dương ở Ba Việt. Nhiều tướng lĩnh thân cận của Nguyễn Phúc Dương như Tôn Thất Chí, Nguyễn Mẫn, Tống Phước Hữu đều chết tại đây. Chỉ còn lại Tống Phước Hòa một mình cầm quân cố gắng chống đỡ.
Tháng Tám âm lịch, Nguyễn Huệ cho thêm một cánh quân đi đánh Hương Đôi. Tướng Nguyễn đóng giữ ở đây là Thiêm Lộc phải bỏ chạy về Ba Việt. Bị quân Tây Sơn bao vây chặt chẽ, Nguyễn Phúc Dương thấy đến thế cùng, quân tan lương hết, muốn tìm đường chạy trốn theo Chu Văn Tiếp. Nhưng Nguyễn Phúc Dương đã không thể thoát khỏi vòng vây của quân Tây Sơn, và vòng vây ấy ngày càng thắt chặt lại. Quân Nguyễn Phúc Dương đã bị bắt gọn, không trốn thoát một người nào. Nguyễn Phúc Dương và 18 tướng lĩnh tùy tùng bịđưa về Gia Định chịu tội tử hình1 ngày tân hợi tháng Tám năm Đinh Dậu2 tức 18 tháng 9 năm 1777.
Nguyễn Phúc Thuần ở Cần Thơ nghe tin Nguyễn Phúc Dương bị vây ở Ba Việt, cũng rất lo sợ cho số phận mình. Thấy Cần Thơ không phải là nơi thủ hiểm, không
đủ sức đương đầu với những cuộc tiến công của quân Tây Sơn. Mạc Thiên Tứ quyết
định cùng Nguyễn Phúc Thuần rời khỏi Cần Thơ, đi theo sông Thiển Giang, lánh ra
28
trốn ra các hải đảo. Mạc Thiên Tứ lại cho con là Mạc Tử Duyên cùng một số quân sĩ ở lại sau, chặt cây, lấp dòng sông Hiệp Giang để ngăn chặn quân Tây Sơn truy kích3.
Nhưng Nguyễn Phúc Thuần, Mạc Thiên Tứ chưa kịp đến Kiên Giang, đã được tin Nguyễn Phúc Dương bị bắt. Nguyễn Phúc Thuần vô cùng hoảng sợ, không yên tâm chạy ra Kiên Giang. Cùng đường, Mạc Thiên Tứ bàn với Nguyễn Phúc Thuần cùng đem vợ con chạy sang Quảng Đông, nương nhờ nhà Thanh và yêu cầu vua Thanh cho quân sang đánh Tây Sơn. Mạc Thiên Tứ cho người đưa Nguyễn Phúc Thuần tạm lánh sang Long Xuyên để chờ tàu4, còn mình thì đi ra cửa biển Rạch Giá, tìm chiếc tàu biển của một người quen là Quách Ân để nhờ đưa giúp thầy trò nhà Nguyễn sang Quảng Đông5.
Nguyễn Phúc Thuần và một số tướng lĩnh tới Long Xuyên tháng Tám năm Đinh Dậu (1777).
---