XVIII, XIX Khi Pháp sang xâm lược, người ta vẫn còn dùng rồng cỏ và bè hỏa công để đánh Pháp Khi Francis Garnier ra xâm l ược Bắc Kỳ, Jean Dupuis đưa cho Garnier ngày 12 tháng
3. Việt sử thông giám cương mục, Bản dịch của Viện Sử học t XX, tr 12.
Một giáo sĩ Pháp là Le Roy, có mặt ở Bắc Hà năm đó, đã mô tả những tệ nạn và cảnh đói khổ lúc ấy như sau: "Bọn "các lái" [1] đã làm giàu trong lúc đói kém, chúng thừa dịp mất mùa đã bán gạo rất đắt, Không một chút từ tâm mặc cho những người khốn cùng chết đói đầy đường đầy chợ" [2].
Tình hình đói khổ này càng khơi sâu thêm mâu thuẫn giữa quảng đại quần chúng với các tập đoàn phong kiến thống trị Bắc Hà, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra lật đổ thế lực nhà Trịnh.
KẾ HOẠCH TIẾN CÔNG QUÂN TRỊNH CỦA NGUYỄN HUỆ
Năm 1785, sau khi đánh tan quân Xiêm và đuổi bọn Nguyễn Ánh cùng tàn quân của hắn chạy sang Xiêm, nghĩa quân Tây Sơn được rảnh tay ở phía Nam để đối phó với phía Bắc. Từ năm 1775 đến bấy giờ, trải qua 10 năm ròng rã, nghĩa quân Tây Sơn phải chịu để cho quân Trịnh làm chủ Thuận Hóa và chiếm đóng từđèo Hải Vân trở ra, vì nghĩa quân ở cái thế không thể cùng một lúc đương đầu với cả hai tập đoàn phong kiến thống tri: bọn chúa Nguyễn ở miền Nam và bọn chúa Trịnh ở miền Bắc. Nhưng đến lúc này tình thế đã đổi khác, miền Nam đã tương đối ổn định, tập đoàn phong kiến nhà Nguyễn đã tan rã mà ở miền Bắc thì tình hình rối ren đến cực độ, bọn chúa Trịnh hết sức suy yếu. Đó là thời cơ thuận lợi để nghĩa quân Tây Sơn tiến hành tiêu diệt tập đoàn phong kiến nhà Trịnh.
---
1, 2. Thư của Le Roy, giáo sĩở Kẻ Vĩnh (Ninh Bình) viết gửi về Pháp ngày 6 tháng 2 năm 1786 trong Cadière, đã dẫn. tr 6. Hai chữ "các lái", Le Roy tự viết bằng tiếng Việt trong bức thư trong Cadière, đã dẫn. tr 6. Hai chữ "các lái", Le Roy tự viết bằng tiếng Việt trong bức thư
tiếng Pháp, để chỉ những lái buôn.
Nhận định rõ thời cơđó, đầu năm 1786, Nguyễn Huệđề xuất việc tiến đánh Bắc Hà [1], nhưng Nguyễn Nhạc ngần ngại. Tháng Tư năm Bính Ngọ (1786), tướng Trịnh Phạm Ngô Cầu ở Phú Xuân cho sứ giả Nguyễn Phu Như vào Qui Nhơn, mượn tiếng trao đổi về vấn đề biên giới, để dò xét tình hình nghĩa quân Tây Sơn. Tới Qui Nhơn, Nguyễn Phu Như lại khuyên các lãnh tự Tây Sơn nên tiến đánh Phú Xuân và vạch rõ rằng: "Hai xứ Thanh - Nghệ và cả bốn trấn hiện đang bịđói lớn, dân chúng
đều ta oán kêu khổ, dân với lính chẳng ưa gì nhau, tình thế không thể lâu bền, nếu lấy
56
Một tướng giỏi của Trịnh là Nguyễn Hữu Chỉnh theo về Tây Sơn từ năm 1782, cũng nhận định như Nguyễn Phu Như. Mà Nguyễn Phu Như có thái độ phản lại nhà Trịnh cũng chính vì Nguyễn Phu Như là bạn cũ của Nguyễn Hữu Chỉnh. Thấy mọi người đều nhất trí, Nguyễn Nhạc liền quyết định tiến đánh Phú Xuân và cử Nguyễn Huệ làm thống lĩnh các quân thủy bộ, Vũ Văn Nhậm làm tả quân đô đốc, Nguyễn Hữu Chỉnh làm hữu quân đô đốc và Nguyễn Lữ chỉ huy đội dự bị thủy quân [3]. ---