Lorenzo Pérez, tài liệu đã dẫn, tr 88.

Một phần của tài liệu Thiên tài quận sự Nguyễn Huệ phần 1 pdf (Trang 33 - 34)

Tháng Năm năm Tân Sửu (l781), Nguyễn Ánh cử binh tiến đánh quân Tây Sơn tại Bình Khang (tức Khánh Hoà ngày nay, cách Nha Trang 11 ki-lô-mét).

Ba đạo quân được điều động. Hai đạo bộ binh do Chu Văn Tiếp và Tôn Thất Dụ

chỉ huy, từ Bình Thuận, Phú Yên chuyển sang tiến công. Một đạo thủy quân do Tống Phước Thiêm, Nguyễn Hữu Thụy, Dương Công Trừng chỉ huy, xuất phát từ Gia

Định phối hợp với bộ binh đánh Bình Khang và chặn đánh thuỷ quân ứng cứu của Tây Sơn.

Quân Nguyễn tiến sát Bình Khang. Đạo Quân Chu Văn Tiếp đóng tại Diên Khánh (cách Bình Khang 2 ki-lô-mét). Đạo quân Tôn Thất Dụ đóng tại Hòn Khói (cách Nha Trang 40 ki-lô-mét). Quân Nguyễn đào công sự, đắp lũy đối diện với quân Tây Sơn[1].

Tại Bình Khang quân Tây Sơn có một đội tượng binh khá lớn. Khi quân Nguyễn tới nơi, chưa kịp khiêu chiến thì quân Tây Sơn đã tiến công trước. Quân Tây Sơn cho toàn đội voi chiến xung trận, quân Nguyễn hoảng sợ, bỏ chạy hỗn loạn. Quân Tây Sơn đuổi đánh dồn đập. Trong tình hình nguy ngập đó, đạo thủy quân của Tống Phước Thiêm ở Gia Định lại không ra được, vì quân Đông Sơn ở Ba Giòng nổi loạn. Quân tướng nhà Nguyễn ở Gia Định cũng đương thất bại nặng nề trước sự tiến công của quân Đông Sơn.

Thấy không thể ngăn chặn được sức đánh đuổi mãnh liệt của quân Tây Sơn ở

Bình Khang, Tôn Thất Dụ đành phải đem tàn quân chạy về Bình Thuận, còn Chu Văn Tiếp thì đem quân theo đường núi chạy về Trà Lang là căn cứ cũ ở Phú Yên để

chờ thời cơ hoạt động.

---

1. Đại Nam thc lc, Bn dch ca Vin S hc, t. II, tr. 37. Đại nam chính biên lit truyn, sơ tp, q. 6, t 23 - 24, có mt vài chi tiết khác v vic này. Theo Chính biên lit truyn thì Chu Văn q. 6, t 23 - 24, có mt vài chi tiết khác v vic này. Theo Chính biên lit truyn thì Chu Văn Tiếp đã v Gia Định t năm 1780 và trong trn này, Chu Văn Tiếp đã đưa quân t Gia Định lên Diên Khánh, không phi là t Phú Yên xung.

Âm mưu đánh chiếm Bình Khang của Nguyễn Ánh như thế là hoàn toàn thất bại.

Sau thắng lợi Bình Khang, các lãnh tụ Tây Sơn thấy không thể để yên cho Nguyễn Ánh phát triển lực lượng và đặt ách thống trị lâu dài ở Gia Định.

Tháng Ba năm Nhâm Dần (1782), Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ chỉ huy một

đạo bộ binh và một đạo thủy quân[1] gồm vài trăm thuyền chiến[2] xuất phát từ Qui Nhơn tiến đánh Gia Định. Thủy quân đi thẳng vào cửa biển Cần Giờ.

34

Lần này, Nguyễn Ánh đã chuẩn bị sẵn sàng đối phó[3]. Khi được tin thủy quân Tây Sơn đã tiến vào cửa biển Cần Giờ, Nguyễn Ánh hạ lệnh cho Tống Phước Thiêm

đưa thủy quân ra nghênh chiến. Đạo thủy quân này của Nguyễn Ánh gồm hơn 400[4] thuyền chiến và có một số tàu của Pháp và Bồ Đào Nha tham dự[5]. Tống Phước Thiêm dàn thuyền chiến thành hàng ngang ở Ngã Bảy (Thất Kỳ Giang). Kế hoạch của quân Nguyễn là chặn đứng và đánh tan thủy quân Tây Sơn tại Ngã Bảy.

Nhưng mặc cho thuyền chiến quân Nguyễn bắn chặn dữ dội, thủy quân Tây Sơn

đang trên chiều thuận gió, vẫn ào ạt tiến lên và tiến công rất mạnh.

---

1. Trnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí, Sách ch Hán, q. 3, t 71. 2. Đại Nam thc lc, Bn dch ca Vin S hc, t. II, tr. 39. 2. Đại Nam thc lc, Bn dch ca Vin S hc, t. II, tr. 39.

Một phần của tài liệu Thiên tài quận sự Nguyễn Huệ phần 1 pdf (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)