Đại Nam chính liên liệt truyện sơ tập q 30, tờ, 11 nói rằng Nguyễn Ánh tiến đóng Long Hồ, như

Một phần của tài liệu Thiên tài quận sự Nguyễn Huệ phần 1 pdf (Trang 48 - 50)

XVIII, XIX Khi Pháp sang xâm lược, người ta vẫn còn dùng rồng cỏ và bè hỏa công để đánh Pháp Khi Francis Garnier ra xâm l ược Bắc Kỳ, Jean Dupuis đưa cho Garnier ngày 12 tháng

3. Đại Nam chính liên liệt truyện sơ tập q 30, tờ, 11 nói rằng Nguyễn Ánh tiến đóng Long Hồ, như

thế có nghĩa là Trương Văn Đa chy khi Long H, nhưng chy đi đâu thì không thy nói rõ. ở đây chúng tôi theo Đại Nam thc lc chính biên.

Sau trận Măng Thít, Lê Văn Quân được cử làm tổng nhung thay Chu Văn Tiếp. Tháng Một âm lịch, Lê Văn Quân cho quân đi đánh úp đồn Ba Lai, ở ven sông Ba Lai (thuộc Bến Tre ngày nay) và đồn Trà Tân, ven sông Mỹ Tho, rồi lại rút về. Trong những trận đánh này, tướng Nguyễn là chưởng cơ Đặng Văn Lượng tử trận.

Ngoài hai trận tập kích nói trên, quân Xiêm - Nguyễn, từ sau trận Măng Thít đến hết năm 1784, không tiến hơn nữa, vẫn giữ những vị trí cũ như trước trận Măng Thít. Việc không tiến quân thêm như thế cũng có nhiều lý do.

Một là quân Xiêm là quân đi đánh thuê, nặng về mặt cướp bóc đàn áp nhân dân

để kiếm lợi riêng hơn là đi chiến đấu với quân Tây Sơn vì lợi ích của Nguyễn Ánh. Hai là Nguyễn Ánh cũng muốn tranh thủ thời gian mộ thêm quân, xây dựng lực lượng của mình. Ba là vì quân Tây Sơn, tuy không đủ lực lượng tấn công quân Xiêm - Nguyễn, nhưng vẫn cố bám sát quân địch, hết sức cố thủ những vị trí của mình. Tướng chỉ huy quân Tây Sơn ở Gia Định là Trương Văn Đa vẫn đóng quân ở Long Hồ đối diện với đại bản doanh quân Xiêm - Nguyễn ở Sa Đéc và án ngữđường tiến quân của Nguyễn Ánh và các tướng Xiêm.

Liên quân Xiêm - Nguyễn càng đóng quân lâu tại chỗ, càng trì hoãn tiến quân thì mâu thuẫn giữa quân Xiêm, Nguyễn Ánh và nhân dân Gia Định ngày càng trở nên sâu sắc. Quân Xiêm cậy mình là kẻ cứu giúp Nguyễn Ánh nên đàn áp, cướp bóc nhân dân, khinh mạn Nguyễn Ánh và quân Nguyễn. Càng đóng quân lâu, quân Xiêm càng nhàn rỗi, càng tăng cường những hành động bạo ngược trên miền đất Hậu Giang. Với các lần phản công trước, Nguyễn Ánh còn có thề mau chóng khôi phục quân đội, nhưng lần này, từ khi Nguyễn Ánh tới Cần Thơ, Sa đéc cho tới hết năm 1784, lực lượng quân sự của Nguyễn Ánh chỉ có chừng ba, bốn nghìn, chủ lực vẫn là hai vạn thủy binh Xiêm và 300 thuyền chiến của họ.

49

Thấy rõ chỗ yếu của liên quân Xiêm - Nguyễn, các lãnh tụ Tây Sơn tại Qui Nhơn quyết định tổ chức phản công, đập tan kế hoạch chiến lược của quân Xiêm và phá tan mưu đồ chiếm lại Gia Định của Nguyễn Ánh. Vị tướng trẻ nhiều mưu lược là Nguyễn Huệ lại đứng ra đưa thủy quân vào Nam đánh giặc.

Nguyễn Huệ không đem quân vào thành Gia Định đón chờ địch, mà tiến thẳng xuống gần địa điểm tập kết của địch. Đầu tháng Chạp năm Giáp Thìn, thủy quân của Nguyễn Huệ tới Định Tường (Mỹ Tho).

Nguyễn Huệ không tiến công thẳng vào đại bản doanh của quân Xiêm - Nguyễn

ở Sa Đéc. Bởi vì liên quân Xiêm - Nguyễn không phân tán lực lượng vẫn sử dụng tập trung toàn bộ thủy quân tại Sa Đéc. Mà lực lượng ấy gồm hai vạn quân Xiêm, 300 thuyền chiến và mấy nghìn quân Nguyễn cũng là một lực lượng khá lớn, không thể đánh thắng dễ dàng. Mặt khác, địa điểm Sa Đéc có ưu thế về dòng sông (đầu đoạn sông Tiền Giang đổ ra biển) giúp cho tốc độ vận động, triển khai của thủy quân Xiêm

được tăng cường. Đó là điều bất lợi, nếu Nguyễn Huệđánh thẳng vào Sa Đéc.

Cho nên, căn cứ vào tình hình ấy, Nguyễn Huệ quyết định kéo địch ra khỏi căn cứ đưa chúng đến khu vực sông và địa hình có lợi nhất cho mình, bất ngờ nhất cho

địch, để tiến công tiêu diệt toàn bộ thủy quân địch.

Thực hiện quyết tâm đó, Nguyễn Huệ chọn khúc sông Mỹ Tho, từ Rạch Gầm

đến Xoài Mút làm đoạn sông quyết chiến với địch.

Đoạn sông này, từ Rạch Gầm đến Xoài Mút, dài chừng 6, 7 ki-lô-mét và cách

đại bản doanh của Nguyễn Huệ ở Mỹ Tho 6 ki-lô-mét. Trong đoạn sông này, lòng sông mở rộng thuận tiện cho việc dồn mấy trăm chiếc thuyền địch tập trung vào đó

để công kích. Tại đây, thủy quân và các thuyền chiến Tây Sơn được giấu kín trong các sông nhỏ: Rạch Gầm, rạch Xoài Mút và giấu sau cù lao Thới Sơn.

Pháo binh Tây Sơn mai phục ở hai bờ sông và trên cù lao Thới Sơn. Khi toàn bộ

thuỷ quân Xiêm -Nguyễn đã lọt vào khúc sông này, thì thủy quân Tây Sơn ở Rạch Gầm và rạch Xoài Mút sẽ tiến ra chặn đánh ở hai đầu.

Thuyền chiến Tây Sơn ở phía sau cù lao Thới Sơn cũng tiến ra đánh vào ngang hông thủy quân Xiêm, chia cắt đội thuyền chiến Xiêm - Nguyễn ra làm nhiều mảnh

đểđánh phá. Đồng thời pháo binh của Tây Sơn ở hai bên bờ sông Mỹ Tho và trên cù lao Thới Sơn sẽ bắn sả vào thuyền chiến Xiêm - Nguyễn suốt dọc sông từ Rạch Gầm

đến rạch Xoài Mút.

Tại khúc sông này, toàn bộ thủy quân Xiêm - Nguyễn sẽ bị quân đội Tây Sơn bao vây chặt chẽ, không thể chạy thoát dễ dàng nhưở khúc sông Sa đéc - Vĩnh Long, là khúc sông có nhiều ngách sông, rất khó thực hiện bao vây tiêu diệt toàn bộ thủy quân địch.

Sau khi đã bố trí xong, Nguyễn Huệ cho quân tới khiêu chiến địch tại căn cứ Sa

Đéc, thực hiện ý định kéo địch ra khỏi căn cứ, đưa toàn bộ thuỷ quân Xiêm - Nguyễn

đến đoạn sông quyết chiến để tiêu diệt.

Các tướng Xiêm chủ quan, cậy có ưu thế, muốn nhân việc truy kích quân Tây Sơn mà tiến lên chiếm đóng Mỹ Tho. Ngày mùng 8 tháng Chạp năm Giáp Thìn [1], tức ngày 18 tháng 1 năm 1785, các tướng Xiêm và Nguyễn Ánh đem toàn bộ thủy quân Xiêm - Nguyễn, tiến theo song Mỹ Tho, đánh đuổi quân Tây Sơn khiêu chiến và toàn bộ thuyền chiến Xiêm - Nguyên đã lọt vào đoạn sông Rạch Gầm - Xoài Mút.

50

---

Một phần của tài liệu Thiên tài quận sự Nguyễn Huệ phần 1 pdf (Trang 48 - 50)