Trịnh Hoài Đức Gia Định thành thông chí q 3, tờ 75.

Một phần của tài liệu Thiên tài quận sự Nguyễn Huệ phần 1 pdf (Trang 46 - 47)

XVIII, XIX Khi Pháp sang xâm lược, người ta vẫn còn dùng rồng cỏ và bè hỏa công để đánh Pháp Khi Francis Garnier ra xâm l ược Bắc Kỳ, Jean Dupuis đưa cho Garnier ngày 12 tháng

3. Trịnh Hoài Đức Gia Định thành thông chí q 3, tờ 75.

Quân đội Xiêm là một quân đội như thế nào, ra đi có khả năng chiến thắng quân Tây Sơn không? Âm mưu "cõng rắn cắn gà nhà" của Nguyễn Ánh có thực hiện được không? Thực tế chiến đấu sau này sẽ cho chúng ta biết rõ những điều đó. Nhưng quân đội Xiêm cũng là một lực lượng vũ trang đáng kể. Sự can thiệp của quân đội Xiêm không phải không là mối nguy cơ cho nền độc lập của nước nhà thời bấy giờ.

Về tổ chức, quân đội Xiêm có lục quân và thủy quân. Trong lục quân, bộ binh và tượng binh là hai binh chủng chủ yếu. Qua những cuộc chiến đấu chống quân Miến Điện, bộ binh và tượng binh Xiêm tỏ ra khá thông thạo trong tác chiến ở rừng núi.

Nước Xiêm có nhiều sông ngòi, có biển, nên thủy quân Xiêm có điều kiện phát triển khá mạnh. Thủy quân Xiêm có đủ các loại thuyền chiến: thuyền chiến lớn đi biển, thuyền chiến vừa và thuyền chiến nhỏđi sông.

Về trang bị, quân đội Xiêm căn bản không khác gì các quân đội phong kiến Việt Nam, Trung Quốc và các nước phương Đông khác. Từ giữa thế kỷ XVIII, để đẩy mạnh âm mưu xâm lược Chân Lạp, phong kiến Xiêm liên lạc với tư bản phương Tây mua vũ khí trang bị cho quân đội của họ. Thuyền chiến đi biển của Xiêm được trang bị khá đầy đủ.

Quân đội Xiêm đã nhiều lần tác chiến với quân đội Nguyễn trên các địa hình nhiều sông ngòi ở miền Nam nước ta và ở Chân Lạp, nhưng lần này mới là lần đầu tiên họ chạm trán với quân dội Tây Sơn hùng mạnh.

Để phản công chiếm lại Gia Định lần này, Nguyễn Ánh dựa vào chủ lực là hai vạn thủy binh thiện chiến và 300 thuyền chiến của bọn can thiệp Xiêm. Ngoài ra, Nguyễn Ánh có một số quân đã chiêu mộ trên đất Xiêm và một bộ phận nhỏ quân Nguyễn còn lén lút tại một vài nơi miền Gia Định.

Kế hoạch tiến công của các tướng Xiêm và Nguyễn Ánh là trước hết dùng ưu thế thủy quân nhanh chóng tiêu diệt các đội quân nhỏ của Tây Sơn đồn trú tại các nơi xa Gia Định, bảo đảm cho Nguyễn Ánh có căn cứ để xây dựng lực lượng, đồng thời kéo một bộ phận quân Tây Sơn ra khỏi Gia Định để tiêu diệt. Sau đó, do lực lượng

được tăng cường, họ vẫn có ưu thếđể đối phó với sự tăng viện của Tây Sơn từ Qui Nhơn đưa tới. Nếu quân tăng viện của Tây Sơn không tới kịp thì ưu thế tiến công của họ lại càng lớn, khi họ tiến lên Gia Định. Cho nên, phản công lần này, quân Xiêm - Nguyễn không vội vàng đánh thành Gia Định ngay, mà trước hết đánh chiếm các vùng từ vịnh Xiêm La đến Tiền Giang, đánh đến đâu củng cố đến đó. Phương châm tác chiến của họ là vừa đánh ăn chắc, vừa giải quyết nhanh.

Tháng Bảy năm Giáp Thìn (l784) cuộc phản công của Nguyễn Ánh bắt đầu. Quân Xiêm - Nguyễn đổ bộ lên Rạch Giá, chiếm giữ khu vực này làm một đầu cầu chiến lược, vừa thuận tiện cho việc cung cấp, vừa thuận tiện cho việc phát triển hoặc rút lui. Tuy nhiên, quân Xiêm - Nguyễn tiến triển cũng rất chậm. Trong vòng hơn 3 tháng, từ tháng Bảy đến giữa tháng Mười âm lịch, quân Xiêm - Nguyễn mới tiến

47

Chủ quan với những thắng lợi đạt được và tin tưởng lần này dựa vào hai vạn quân Xiêm, sẽ nhất định chiến thắng quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh vội vàng viết thư gọi bọn Bá Đa Lộc và Li-ô trở về Gia Định, Ngày l0 tháng 10 năm 1784, Nguyễn Ánh gửi thư cho Li-ô ở Cham-ta-bun [1].

---

Một phần của tài liệu Thiên tài quận sự Nguyễn Huệ phần 1 pdf (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)