XVIII, XIX Khi Pháp sang xâm lược, người ta vẫn còn dùng rồng cỏ và bè hỏa công để đánh Pháp Khi Francis Garnier ra xâm l ược Bắc Kỳ, Jean Dupuis đưa cho Garnier ngày 12 tháng
1. Long Nhương hay Long Tương tướng quân là chức tước mà Nguyễn Nhạc đã phong cho Nguyễn Huệ.
năng chiến đấu của địch thì ta có thể thấy, lực lượng quân sự của Nguyễn Ánh đã suy yếu rất nhiều kề từ sau lần đại bại trước. Tuy quân Nguyễn có phản công thắng lợi
đối với một đạo quân nhỏ của Tây Sơn, và đã khôi phục lực lượng được ít nhiều vào
đầu năm l783. Nhưng so với quân đội Nguyễn Huệ, lực lượng quân sự của Nguyễn Ánh đã mất ưu thế. Vì vậy, Nguyễn Ánh phải tập trung gần như toàn bộ thủy quân và lục quân để phòng thủ khu vực Gia Định. Về mặt chỉ đạo tác chiến, Nguyễn Ánh đã mất dần tính tích cực tương đối của những năm trước, mà chuyển sang phòng thủ đơn thuần. Điều đó phản ánh sự mất tin tưởng vào thắng lợi của hắn.
---
1. Long Nhương hay Long Tương tướng quân là chức tước mà Nguyễn Nhạc đã phong cho Nguyễn Huệ. Huệ.
2. Legrand de la Liraye: Notes historiques sur la nation annamite, Sai gon, 1865, tr. 95. 3. Thư của Ginestar viết năm 1784. B.S.E.I, tome XV, n0s 3-4, 19410, tr. 98. 3. Thư của Ginestar viết năm 1784. B.S.E.I, tome XV, n0s 3-4, 19410, tr. 98.
Nhưng, mặt khác, phải thừa nhận rằng Nguyễn Ánh đã có nhiều cố gắng để tìm ra một hình thức phòng thủ mới, trong một khu vực địa thế có lợi cho quân Nguyễn. Khu vực phòng thủ tuy rút hẹp lại, nhưng binh lực, thuyền chiến, công sựđược tăng lên rất nhiều, có sử dựng phối hợp nhiều loại phương tiện chiến đấu, kể cả bè hỏa công và rồng cỏ, do đó sự vững chắc trong phòng thủ được tăng lên. Khác với năm trước, phòng thủ từ xa, có khúc sông rộng, lần này Nguyễn Ánh tổ chức phòng thủở
gần thành Gia Định, có đoạn sông hẹp hơn, khiến cho thủy quân Tây Sơn khó cơ động, và không sử dụng được thật nhiều thuyền chiến trong đợt đột kích đầu tiên. Nguyễn Ánh lại tin cậy ở kỹ thuật hỏa công có thể áp đảo được quân đội Nguyễn Huệ.
Tại khu vực phòng thủ, Nguyễn Ánh sử dụng thủy quân làm quân cơ động, và bộ binh đồn trú trong hai cứ điểm mạnh làm nhiệm vụ ngăn chặn cuộc tiến quân của thủy quân Tây Sơn.
Khó khăn càng lớn, lại càng làm nổi bật tinh thần dũng cảm tiến công của quân
đội Tây Sơn và nghệ thuật chỉ huy quân sự của Nguyễn Huệ. Chính lần này, Nguyễn Huệđã thành công trong việc tổ chức đội hình chiến đấu của thủy quân và triệt để lợi dụng con nước, lợi dụng chiều gió trong thủy chiến để tiến công địch, đánh phá kế
44
hoạch hỏa công của địch. Nguyễn Huệ đã chọn đúng lúc nước triều dâng lên, gió biển theo nước triều thổi mạnh vào mà tiến quân.
Còn viên tướng Nguyễn chỉ huy đánh hỏa công thì hốt hoảng cực độ trước uy lực tiến công của quân đội Tây Sơn đã phóng hỏa đốt bừa, không còn khả năng phân biệt nước triều lên xuống và gió thuận hay ngược. Đòn đánh mãnh liệt của Nguyễn Huệđã làm cho tổ chức phòng thủ vững chắc của quân Nguyễn bị chọc thủng hết sức nhanh chóng đến nỗi Nguyễn Ánh không dám, mà cũng không còn phương tiện để cố
thủ thành Gia Định.
Đòn đánh thứ hai của Nguyễn Huệ vào Đồng Tuyên lại gây thêm cho quân đội Nguyễn Ánh một bất ngờ mới, một khủng khiếp mới: sự xuất hiện của đội tượng binh lợi hại nổi tiếng của quân đội Tây Sơn đã làm cho Nguyễn Ánh không kịp trở
tay. Trong lúc các đội tiền phong, trung quân tả chi, hữu chi của Nguyễn Ánh bị voi nghiền nát thì đội hậu quân chưa xuất trận đã bị bộ binh Tây Sơn bao vây bắt gọn không sót một tên. Quân đội Nguyễn Ánh đã từng nếm mùi thất bại trước đội tượng binh Tây Sơn, trong trận chiến đấu tại Bình Khang năm xưa, nhưng đây là lần đầu tiên, đội tượng binh đáng sợ đó đã xuất hiện tại chiến trường Gia Định, xa xôi với căn cứ Qui Nhơn của nghĩa quân. Đưa đội tượng binh vào chiến trường Gia Định, Nguyễn Huệ tỏ ra rất mạnh bạo trong việc sử dụng binh chủng đặc biệt này. Chiến trường Gia Định nhiều sông ngòi, đất lại xốp, có ảnh hưởng nhất định đến việc vận
động của voi. Nguyễn Huệ không những đã mạnh dạn dùng thuyền vận tải chở voi, bí mật vận chuyển cả một đội tượng binh quan trọng, mà còn sử dụng nó một cách tập trung thành một lực lượng rất mạnh, hiệp đồng chặt chẽ với bộ binh để công kích. Qua hai đòn đánh mãnh liệt và giai đoạn đánh đuổi lùng sục tích cực, trận chiến
đấu đã kết thúc thắng lợi. Thời gian tuy ngắn, chiến đấu tuy ít, nhưng trong trận chiến đấu này, Nguyễn Huệ đã hoàn thành việc đặt cơ sở vững chắc cho chiến thuật cận đại của quân đội Tây Sơn: chiến thuật hợp đồng của thủy quân, pháo binh đặt trên thuyền chiến và bộ binh; chiến thuật hợp đồng của bộ binh, tượng binh và pháo binh dã chiến.
Đó cũng là bước phát triển mới về nghệ thuật tác chiến của quân đội Nguyễn Huệ và đó cũng là ý nghĩa quan trọng của trận chiến đấu này.
NGUYỄN HUỆ TIẾN QUÂN ĐÁNH TAN LIÊN QUÂN XIÊM – NGUYỄN GIẢI PHÓNG GIA ĐỊNH LẦN THỨ TƯ (1785) GIẢI PHÓNG GIA ĐỊNH LẦN THỨ TƯ (1785)
Nguyễn Huệđem đại quân rời khỏi Gia Định thì cũng như các lần trước, một số
tướng của Nguyễn Ánh như Hồ Văn Lân, Tôn Thất Hội, Lê Văn Quân còn lẩn trốn ở
Gia Định lại ra mặt hoạt động.
Tháng Mười năm Quý Mão (1783), Hồ Văn Lân đem tàn quân đánh thắng một cánh quân Tây Sơn ở Tân Châu, rồi tiến lên Cần Thơ, đánh bại tướng Tây Sơn Nguyễn Hóa và bắt được 13 thuyền chiến lớn đi biển của quân Tây Sơn. Tôn Thất Hội cũng thu thập tướng sĩ cũ, tiến lên giữ đồn Tinh Phụ. Lê Văn Quân cũng mộ
quân chiếm giữ song Tân Hòa.
Nhưng, như chúng ta đã thấy ở trên, lần này Nguyễn Huệ đã bố trí phòng thủ
45
đất Gia Định như các lần trước. Khi Tôn Thất Hội tiến giữ đồn Tinh Phụ thì lập tức tướng Tây Sơn Trương Văn Đa cho quân tới vây chặt lấy đồn Tinh Phụ.
Tháng Giêng nhuận năm Giáp Thìn (l784), Hồ Văn Lân đem quân đến cứu đồn Tinh Phụ. Tôn Thất Hội ở trong đồn, cố đánh phá vòng vây vượt ra, cùng Hồ Văn Lân chạy về Tân Hòa, hợp quân với Lê Văn Quân. Trương Văn Đa cùng quân Tây Sơn tiến đánh Tân Hoà. Quân Nguyễn tan vỡ, các tướng Nguyễn bỏ chạy. Bọn Lê Văn Quân. Tôn Thất Hội, cùng đường, phải chạy sang Xiêm.
Trong khi các tướng của Nguyễn Ánh còn ở lại Gia Định phải chạy trốn một cách tuyệt vọng như vậy thì Nguyễn Ánh và bọn tùy tùng cũng đang sống ở Thổ
Châu một cách vất vưởng, tuyệt vọng không kém. Ngày 15 tháng 12 năm 1783, Nguyễn Ánh viết thư cầu cứu giáo sĩ Li-ô, nguyên là giám đốc trường đạo ở Mạc Bắc. Từ ngày 19 tháng 3 năm 1783, Li-ô đã cùng Bá Đa Lộc chạy trốn trên các hải
đảo ở vịnh Xiêm La. Khi biết tin Nguyễn Ánh bị thất bại lớn ở đảo Cổ Long và thấy không còn hy vọng trở về Gia Định, Li-ô và Bá Đa Lộc chạy tới Chan-ta-bun (thuộc Xiêm) ngày 21 tháng 8 năm 1783. Được biết Li-ô và Bá Đa Lộc ở Chan-ta-bun, Nguyễn Ánh cho cai đội Sùng Đức Hầu cầm thư và 10 nén vàng đi Chan-ta-bun gặp Li-ô, trình bày hoàn cảnh khốn quẫn, thiếu thốn, chỉ còn lương ăn trong 12 ngày. Nguyễn Ánh khẩn khoản yêu cầu Li-ô mua giúp lương thực và nhờ những người dân có đạo chuyên chở tới giúp [1].
---