XVIII, XIX Khi Pháp sang xâm lược, người ta vẫn còn dùng rồng cỏ và bè hỏa công để đánh Pháp Khi Francis Garnier ra xâm l ược Bắc Kỳ, Jean Dupuis đưa cho Garnier ngày 12 tháng
3, 4 Thư của Nguyễn Ánh gửi cho Liot ngày 25 tháng 1 năm 1785 5 Đại Nam chính liên liệt truyện, sơ tập, q 21, tờ 3.
5. Đại Nam chính liên liệt truyện, sơ tập, q. 21, tờ 3.
Quân Tây Sơn không ngừng truy kích Nguyễn Ánh. Tháng Ba năm ất Tỵ
(1785), quân Tây Sơn tìm tới đảo Thổ Châu. Nguyễn Ánh phải chạy sang đảo Cổ
Cốt, rồi chạy sang Xiêm, quân tướng cùng đi có khoảng hơn 200 người. Lần này, Nguyễn Ánh thấy rõ sức mạnh lớn lao của nghĩa quân Tây Sơn và biết không thể trở
về Gia Định ngay được, nên Nguyễn Ánh định trú ngụ lâu dài trên đất Xiêm. Nguyễn Ánh xin vua Xiêm cho ra ở khu Đồng Khoai, ngoại thành Vọng Các. Nguyễn Ánh tính kế cùng quân tướng quay ra làm ruộng, khẩn hoang, đốn củi để nuôi nhau.
Biết Nguyễn Ánh đã chạy sang Xiêm và đương ở trong cảnh cùng đường, tuyệt vọng, tình hình Gia Định không có gì đáng lo ngại, tháng Tư năm ất Tỵ (1785) Nguyễn Huệ đem đại quân về Qui Nhơn; để đô úy Đặng Văn Trấn ở lại giữ Gia
Định.
***
Trải qua 14 năm, kể từ ngày phong trào bùng nổ tới đầu năm 1785, nghĩa quân Tây Sơn đã giành được nhiều chiến thắng lớn, nhưng chưa có chiến thắng nào nhanh gọn, to lớn, rực rỡ bằng chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút.
Chỉ trong một thời gian rất ngắn, có thể là một ngày, hoặc chưa đến một ngày, quân đội Tây Sơn dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Huệ đã tiêu diệt gọn hơn 2 vạn quân Xiêm - Nguyễn. Chiến thắng vẻ vang này đã kết thúc giai đoạn chiến đấu đánh
đổ thế lực nhà Nguyễn, đặt toàn bộ lãnh thổ Đàng trong dưới quyền kiểm soát của nghĩa quân Tây Sơn.
Trong trận tiến công Gia Định lần trước, để phá tan toàn bộ thủy quân của Nguyễn Ánh, Nguyễn Huệ đã triệt để lợi dụng khí hậu, thời tiết đểđánh thắng địch. Trong trận đánh lớn lần này, đặc điểm chiến thuật của Nguyễn Huệ là lợi dụng địa hình có lợi nhất để tiêu diệt địch. Sự vận dụng chiến thuật một cách linh hoạt chính là một trong những bí quyết thành công của Nguyễn Huệ trong cuộc đời chiến đấu của ông.
Trong trận quyết chiến này, tính chủ động, tính linh hoạt, tính kế hoạch trong hành động tác chiến của Nguyễn Huệ và thủy quân Tây Sơn đã đạt tới một trình độ
52
Nét đặc sắc trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút là Nguyễn Huệ đã đặt vấn đề đánh tiêu diệt lên hàng đầu, biểu hiện cụ thể trong việc lựa chọn phép đánh hay tìm đoạn sông quyết chiến tốt, bày thế trận giỏi, v.v.
Chúng ta biết rằng liên quân Nguyễn - Xiêm đang trên đà phản công chiến lược. Lực lượng mạnh của chúng hầu như còn toàn vẹn. Riêng quân đội Nguyễn Ánh thì bắt đầu khôi phục và tăng cường. Chính trong tình hình quân sự đó, Nguyễn Huệ nhận nhiệm vụ phản công chiến lược, tiêu diệt liên quân Nguyễn - Xiêm, thu hồi toàn bộ đất đai miền Gia Định. Để làm tròn nhiệm vụ ấy, Nguyễn Huệ có thể chọn một trong hai kiểu đánh như sau: một, là đưa hạm đội vào Gia Định, tổ chức phòng ngự kiên cố, tiêu hao địch, sau đó sẽ phản công; hai, là lập tức tiến công, chủ động đưa thủy quân đánh địch vào lúc và nơi thuận lợi nhất. Nguyễn Huệ đã quyết tâm tiến công. Song, không phải cứ chủ động tiến công là có thể tiêu diệt một cách triệt để. Hơn nữa, thủy quân Xiêm chưa bị sứt mẻ. Liên quân Nguyễn - Xiêm vẫn duy trì sức mạnh tiến công của họ. Thủy quân Xiêm đóng ở Sa Đéc có những ưu thế và ưu điểm của nó, như đã trình bày ở trên. Nếu đưa thủy quân tiến sâu vào nội địa, đánh địch trong căn cứ, thì thủy quân Xiêm vốn đã mạnh sẽ có điều kiện phát huy ưu thế và ưu điểm của chúng. Địch đóng trong căn cứ thì dùng mưu trí kéo địch ra khỏi căn cứ, dử địch vận động tiến đến đoạn sông nào mà thủy quân ta có thể đánh một đòn thật bất ngờ, thật mãnh liệt, nơi mà ta có thể phát huy cao độ tinh thần chiến đấu, uy lực tiến công và sức cơ động, thì mới có thể đạt được mục đích đề ra cho tiến công, tức là tiêu diệt toàn bộ quân địch. Chúng ta thấy rằng Nguyễn Huệ đã thành công trong việc chọn hình thức tiến công địch đang vận động, kéo địch ra xa căn cứ để tiêu diệt chúng.
Sáng tạo quan trọng nữa của Nguyễn Huệ là sự vận dụng thủ đoạn tác chiến. Lần đầu tiên, về thủy chiến, Nguyễn Huệ đã thực hiện hợp vây toàn bộ thủy quân Xiêm và cắt đứt dịch ra từng mảnh để tiêu diệt. Chúng ta học ở đây nghệ thuật hợp vây có tính chất chiến dịch và chia cắt về mặt chiến thuật của Nguyễn Huệ. Do hợp vây nên quân đội Tây Sơn đánh địch trên cả bốn mặt, nhưng Nguyễn Huệ đã đem
53
chủ lực của mình đánh thật mạnh vào cạnh sườn địch. Chính vì vậy mà toàn bộ thủy quân địch đã bị tiêu diệt, không một thuyền chiến nào lọt lưới.
Một sáng tạo khác nữa, là sự bố trí lực lượng chính xác, phù hợp với ý định tiêu diệt toàn bộ và thủ đoạn tác chiến nói trên. Thế trận của thủy quân Tây Sơn rất chặt và kín, trong đó có bộ phận đánh dửđịch, kéo địch đến đoạn song quyết chiến, có bộ
phận đánh chặn đầu, có bộ phận đánh chặn đuôi; còn chủ lực, gồm thủy quân và bộ
binh thì bố trí trên cạnh sườn của đội hình tiến quân của địch.
Cuối cùng, sáng tạo của Nguyễn Huệ còn thể hiện ở việc chọn đoạn sông làm khu vực quyết chiếm. Cần chọn một đoạn sông tương đối rộng lớn, khiến cho đại bộ
phận thủy quân địch phải lọt vào khu vực tác chiến. Ngược lại, cũng chỉ trên đoạn sông rộng lớn, thủy quân Tây Sơn mới có thể triển khai toàn bộ thuyền chiến nặng, nhẹ, phát huy tất cả sức mạnh của hỏa lực và sức vận động nhanh chóng của thuyền chiến. Song, vì dùng mưu mẹo để dử địch, cho nên, muốn tranh thủ xuất kích bất ngờ, còn cần phải giấu kín thủy quân của ta. Đoạn sông từ Rạch Gầm đến - Xoài Mút, với lòng sông mở rộng, với những nhánh sông nhỏ, với cù lao Thới Sơn, đã đáp
ứng nhu cầu của tác chiến.
Cuộc xâm lược vũ trang của phong kiến Xiêm đã bị đập tan tành. Xét về toàn cục cuộc tiến công chiến lược này có ý nghĩa chính trị, quân sự rất to lớn, có tác dụng quyết định đối với cục diện ở miền Nam. Quân đội Tây sơn không những tỏ ra hơn hẳn quân đội Nguyễn Ánh, mà còn hơn hẳn quân đội Xiêm, không những đủ sức tiêu diệt từng đoàn bộ binh lớn, mà còn đủ sức tiêu diệt từng đoàn thủy quân mạnh. Quân
đội Tây Sơn giữ vững ưu thế quân sự, giành được ưu thế chính trị trên miền Gia
Định. Toàn bộ lực lượng vũ trang của Nguyễn Ánh đã bị tiêu diệt.
Qua mỗi cuộc tiến quân, Nguyễn Huệđều đưa nghệ thuật quân sự của quân đội Tây Sơn lên một bước phát triển mới.
Đặc biệt lần này ông đã đưa thủy quân lên một địa vị cao, đưa tác chiến hợp
đồng thủy - bộđến trình độ mới. Chiến thắng vô cùng oanh liệt của thủy quân trẻ tuổi nói riêng và quân đội Tây Sơn nói chung đã giữ vững và phát huy những truyền thống vẻ vang của thủy quân Việt Nam, mà Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn đã xây dựng nên. Nguyễn Huệ vừa là một tướng lục quân có tài, vừa là một tướng thủy quân rất giỏi.
Chương hai
NGUYỄN HUỆ TIÊU DIỆT CÁC TẬP ĐOÀN PHONG KIẾN TRỊNH-LÊ, LẬP LẠI NỀN THỐNG NHẤT TRÊN TOÀN LÃNH THỔ VIỆT NAM Ở LẬP LẠI NỀN THỐNG NHẤT TRÊN TOÀN LÃNH THỔ VIỆT NAM Ở
CUỐI THẾ KỶ XVIII NGUYỄN HUỆ CHIẾN THẮNG PHÚ XUÂN NGUYỄN HUỆ CHIẾN THẮNG PHÚ XUÂN
TÌNH HÌNH SUY YẾU CỦA CÁC TẬP ĐOÀN PHONG KIẾN BẮC HÀ
Sau khi đánh chiếm Phú Xuân năm 1775, bọn chúa Trịnh đã giành được khỏi tay bọn chúa Nguyễn một vùng đất đai rộng lớn. Nhưng không phải vì thế mà tình hình Bắc Hà sáng sủa hơn trước. Trái lại, từ năm 1776 trở đi, nội bộ tập đoàn phong kiến Trịnh Lê ngày càng lục đục và suy yếu hơn, xã hội Bắc Hà ngày càng rối ren, nhân dân Bắc Hà ngày càng đói khổ.
54
Về kinh tế, nạn đói diễn ra liên tiếp. Năm 1776, mất mùa, nạn đói rất nghiêm trọng. "Người sang trọng phải nhòm từng cửa để xin làm thuê hoặc vay mượn mà cũng không đắt, họ họp nhau ăn cắp ăn trộm..." [1].
Năm sau, 1777, nạn đói lại diễn ra, và đặc biệt nghiêm trọng là ở vùng Nghệ An. Chúa Trịnh phải cho đem tiền, đem gạo vào phát chẩn và thi hành nhiều biện pháp cứu đói khác.
Năm sau nữa, 1778, lại đói to: "Giá gạo cao vọt, một chén nhỏ gạo trị giá một tiền, đầy đường những thây chết đói" [2].
---