Đại Nam liệt truyện tiền biên q 6, tờ 10 2 Đại Nam thực lục, Bản dịch, t I, tr 263.

Một phần của tài liệu Thiên tài quận sự Nguyễn Huệ phần 1 pdf (Trang 28 - 33)

2. Đại Nam thc lc, Bn dch, t. I, tr. 263.

***

Đây là lần đầu tiên Nguyễn Huệ chỉ huy một cuộc tiến quân lớn. Năm ấy ông mới 25 tuổi. Cuộc tiến quân đã diễn ra trong vòng sáu tháng và đã thành công rực rỡ. Với cuộc tiến quân này, Nguyễn Huệđánh tan quân đội nhà Nguyễn, lật đổ ngôi chúa mấy trăm năm của dòng họ Nguyễn và cùng một lúc giết chết cả hai chúa Nguyễn: Thái thượng vương Nguyễn Phúc Thuần và Tân Chính vương Nguyễn Phúc Dương,

29

Thắng lợi của cuộc tiến quân này thật là lớn lao. Chiến công của vị tướng trẻ

tuổi chỉ huy cuộc tiến quân này thật là đáng kính. Và bản thân chiến công ấy cũng là một bài học quí báu cho chúng ta.

Khác với cuộc đánh úp năm 1776, cuộc tiến quân này có mục đích rất kiên quyết, có hai nhiệm vụ chủ yếu rất nặng nề: tiêu diệt lực lượng quân sự chủ yếu của chúa Nguyễn và giải phóng toàn bộđất đai miền Gia Định. Để hoàn thành nhiệm vụ

vẻ vang đó, cần có một quyết tâm chính xác và một thế trận thật thích hợp. Lúc đó, tổng binh lực của chúa Nguyễn còn đông, chia thành nhiều đạo quân đóng rải từ Bình Thuận qua Gia Định đến Cần Thơ.

Ở Bình Thuận có đạo quân Chu Văn Tiếp, tại thành Gia Định, có đạo quân Lý Tài, ở Ba Giòng có căn cứ quân Đông Sơn của Đỗ Thanh Nhân, phía Cần Thơ, có

đạo quân của Mạc Thiên Tứ, xa hơn nữa, về phía tây, còn có một bộ phận lực lượng do Trương Phúc Thận chỉ huy đóng gần Cần Vọt.

Nguyễn Huệ hạ quyết tâm tiến công quân địch trên hai hướng, đường bộ và

đường thủy, lấy hướng đường thủy làm hướng tiến công chủ yếu, nhằm vào mục tiêu trước mắt là đạo quân Lý Tài ở thành Gia Định. Hướng tiến công thứ yếu đo bộ binh

đảm nhiệm, đánh phá Phú Yên, Bình Thuận, chặn giữ không cho đạo quân Chu Văn Tiếp tiến vào tiếp viện cho các đạo quân Nguyễn ở Gia Định.

Xung đột với đạo quân Đỗ Thanh Nhân và không liên lạc được với đạo quân Chu Văn Tiếp, đạo quân Nguyễn Phúc Dương - Lý Tài ở Gia Định tuy khá mạnh nhưng trở thành cô lập. Tiến công thành Gia Định trong điều kiện kẻđịch ở đây bị cô lập như vậy, Nguyễn Huệ nhất định nắm chắc phần thắng lợi. Qua sự chỉ huy cuộc tiến quân này của Nguyễn Huệ, người ta thấy ông đã phân tích toàn diện tình hình

địch, phán đoán chính xác những chỗ yếu của địch, chọn đúng hướng tiến công và mục tiêu tiến công, bố trí lực lượng một cách thích đáng để giành toàn thắng về phía nghĩa quân.

Trong quá trình diễn biến của cuộc tiến quân, một vấn đề nổi bật lên là sự giành quyền chủđộng của cả hai bên.

Đương nhiên, với lực lượng ưu thế tiến công trên mục tiêu chủ yếu, quân đội Tây Sơn đã giữ quyền chủ động ngay từ lúc đầu. Nhưng quân đội Nguyễn không bị đánh bất ngờ và đã chuẩn bị đối phó. Khi chạy sang đầu hàng chúa Nguyễn, Lý Tài

đem theo quân bản bộ Hòa nghĩa gồm trên 8.000 người. Sau đó, lực lượng này còn có thể tăng lên, và trở thành đạo quân chủ lực của phe chúa Nguyễn Phúc Đương. Với lực lượng khá lớn, có thành lũy, công sự che chở, đạo quân Lý Tài ở lại Gia

Định có khả năng ngăn chặn được cuộc tiến công của quân đội Tây Sơn, kéo dài thời gian chiến đấu, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc phản công sau này. Còn Nguyễn Phúc Dương tựđem một lực lượng vũ trang chuyển về Trấn Biên với ý định dựa vào

địa thế phức tạp ở đây để bảo toàn lực lượng, chờ đợi thời cơ. Đồng thời Nguyễn Phúc Dương điều động đạo quân Trương Phúc Thận từ Cần Vọt về Gia Định nhằm

đánh vào sau lưng đạo quân chủ lực của Nguyễn Huệ. Mục đích của Nguyễn Phúc Dương là muốn dùng quân Lý Tài kéo dài cuộc phòng ngự, nhằm tranh thủ thời gian,

để đưa lực lượng từ nhiều hướng đến. Khi cuộc tiến công của quân Tây Sơn đã bị

ngăn chặn lại, và lực lượng từ các hướng đã tới nơi, Nguyễn Phức Dương sẽ từ bị động giành lại chủ động, tạo nên ưu thế cục bộ và hình thái có lợi rồi chuyển sang

30

phản công, nhằm đánh tan cuộc tiến công của Nguyễn Huệ. Thế là ngay từ những ngày đầu của cuộc tiến quân đã thể hiện rõ rệt sự đấu tranh giành quyền chủ động của cả hai bên.

Vị tướng trẻ Tây Sơn đã phá tan âm mưu của quân Nguyễn. Ông đã tập trung binh lực, ưu thế, kiên quyết nhằm vào mục tiêu trọng yếu mà đánh mãnh liệt, liên tục và nhanh chóng. Trận tiến công của Nguyễn Huệ vào Gia Định đã được sự hiệp đồng tích cực và mật thiết của cánh quân tiến công trên hướng thứ yếu của chiến dịch. Từ

muốn thoát khỏi thế bị động, Nguyễn Phúc Dương và Lý Tài càng đi sâu vào bị động. Nguyễn Phúc Dương bị bắt buộc phải tăng cường lực lượng cho Lý Tài. Nhưng việc tăng cường đã không có tác dụng. Quân Nguyễn muốn kéo dài thời gian phòng ngự để thành chủđộng, nhưng thắng lợi nhanh chóng của Nguyễn Huệđã đẩy quân Nguyễn đi sâu vào bịđộng.

Tập trung binh lực để tiến công, giữ vững quyết tâm tiến đánh mục tiêu chủ yếu, không để cho tình huống biến hóa phức tạp, Nguyễn Huệđã giữ hoàn toàn quyền chủ động, đạt được tiêu diệt sinh lực địch, hoàn thành nhiệm vụ nặng nề của đợt đầu là tiêu diệt đạo quân Lý Tài và giải phóng thành Gia Định. Thời kỳ quyết liệt nhất, cũng là thời kỳ quyết định, mang lại toàn thắng cho quân đội Tây Sơn.

Trong thời kỳ hai của cuộc tiến quân, sự chỉ huy của Nguyễn Huệ càng linh hoạt. Tiêu diệt xong đạo quân Lý Tài, ông đã thực hiện sự chuyển biến so sánh lực lượng có lợi cho nghĩa quân Tây Sơn. Quân đội Nguyễn ở Gia Định đã mất một đạo quân lớn. Lý Tài chết và đạo quân Hòa nghĩa bị tiêu diệt tuy có làm cho cuộc xung

đột giữa hai phe chúa Nguyễn bớt căng, nhưng chúng vẫn không thể thống nhất được lực lượng để tập trung đối phó với nghĩa quân Tây Sơn. Trên bước đường cùng, chúng phải tạm thời hòa hoãn, tạm thời hợp tác với nhau, nhưng chúng vẫn là những

đạo quân hoàn toàn cô lập, khiến quân đội Tây Sơn có thể tập trung tiêu diệt nhanh chóng từng đạo quân Nguyễn.

Trên chiến trường Gia Định lúc ấy, quân Nguyễn có hai đạo quân. Đạo quân Nguyễn Phúc Dương - Trương Phúc Thận đã yếu nhiều vì mất đạo quân Hòa nghĩa của Lý Tài.

Đạo quân Nguyễn Phúc Thuần - Đỗ Thanh Nhân tương đối mạnh hơn vì đạo quân Đông Sơn vẫn còn nguyên vẹn và đạo quân này còn đó khả năng được đạo quân Mạc Thiên Tứở Cần Thơ tiếp viện. Nhận định rõ toàn hộ chiến trường, Nguyễn Huệ

nhanh chóng hạ quyết tâm mới: tiến công địch trên cả hai hướng, dồn nỗ lực chủ yếu vào đạo quân Đông Sơn. Nắm chắc tình hình các đạo quân Nguyễn ở Phú Yên, Bình

Định không thể liên lạc được với Gia Định, không thể tiếp viện cho Gia Định vì bị bộ

binh Tây Sơn chặn phá, Nguyễn Huệ yên tâm đưa chủ lực tiến đánh Tài Phụ và Tranh Giang. Ông tập trung binh lực tiêu diệt nhanh chóng một lực lượng quân Nguyễn, sau đó lại mau lẹ tập trung trên hướng khác, liên tục tiến công, tiêu diệt nhanh chóng một lực lượng khác, khiến cho các đạo quân Nguyễn không còn đủ thời gian đểđối phó một cách có hiệu quả và rơi vào thế hoàn toàn bịđộng.

Kết quả là cả hai đạo quân Nguyễn Phúc Dương và Nguyễn Phúc Thuần đều lần lượt bị tiêu diệt nhanh chóng trước sức tiến công mạnh mẽ và liên tục của đạo quân chủ lực Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy.

31

Trong trận giải phóng Phú Yên và cuộc tiến quân giải phóng Gia Định lần này, những đặc trưng cơ bản về tư tưởng chiến thuật của Nguyễn Huệ đã thể hiện rất rõ: Trong tác chiến, điều mà Nguyễn Huệ quan tâm trước hết là khối sinh lực địch cần phải tiêu diệt, chứ không phải thành lũy, đất đai cần chiếm giữ. Cho nên dù trong một trận chiến đấu hay trong toàn bộ cuộc tiến quân cùng làm hai nhiệm vụ: tiêu diệt địch và giải phóng đất đai, bao giờ Nguyễn Huệ cũng lấy tập đoàn vũ trang địch làm mục tiêu để công kích và tiêu diệt triệt để. Giải quyết được mục tiêu đó, tức hoàn thành

được cả hai nhiệm vụ.

Trong chiến đấu, Nguyễn Huệ thường tập trung binh lực giành ưu thế cục bộ đánh mãnh liệt vào một điểm, một mục tiêu, rồi lại tập trung binh lực đánh một điểm, một mục tiêu khác. Do đó các đòn đột kích đều có tính chất quyết định. Hành động của Nguyễn Huệ bao giờ cũng ở vào thế chủ động, mà kết quả là thực hiện được tiêu diệt sinh lực địch.

Trong một trận chiến đấu và cả một cuộc tiến quân lớn trong đó bao gồm nhiều trận chiến đấu, bố trí thế trận của Nguyễn Huệ thông thường là tập trung công kích một mục tiêu, một hướng, đồng thời có lực lượng trợ công trên nhiều mặt, nhiều hướng khác. Bố trí như vậy, một mặt Nguyễn Huệ vẫn thực hiện được tập trung binh lực, mặt khác, lại phân tán binh lực và sức đối phó của đối phương.

Trong quá trình tác chiến, thực hiện cơ động mau lẹ và đánh nhanh giải quyết nhanh, không ngừng tạo thành nhiều ưu thế cục bộ, để giành ưu thế toàn cục.

Hiệp đồng chặt chẽ và khéo léo giữa các binh chủng, đặc biệt là giữa bộ binh và thủy binh. Nguyễn Huệ sử dụng linh hoạt các binh chủng, tùy theo từng trận chiến

đấu, từng tình huống chiến đấu mà trao cho binh chủng này hay binh chủng khác nhiệm vụ có tính chất quyết định, có sự phối hợp đắc lực của các binh chủng khác cùng tham chiến.

Xét về thực chất, đó là tư tưởng đánh tiêu diệt, lấy việc tiêu diệt triệt để sinh lực làm mục tiêu chủ yếu, không phải tư tưởng lấy việc đánh chiếm thành lũy làm mục

đích của tiến công. Tư tưởng chiến thuật đó được quán xuyến trong toàn bộ cuộc tiến quân và các trận chiến đấu mà Nguyễn Huệ tổ chức và thực hành sau này trong suốt cuộc đời làm tướng của ông.

NGUYN HU TIN QUÂN GII PHÓNG GIA ĐỊNH LN TH HAI (l782)

Sau khi thoát khỏi Long Xuyên, Nguyễn Ánh và gia quyến của y lẩn trốn vào rừng và lẻn chạy về phía trường đạo ở Mạc Bắc (thuộc Trà Vinh) mong nương nhờ

cố đạo Bá Đa Lộc đang ở đó1. Nhưng Bá Đa Lộc cũng không dám để bọn Nguyễn Ánh ở trong trường đạo, phải giấu Nguyễn Ánh trong một khu rừng gần nhà trường và hàng ngày cho người cốđạo bản xứ Hồ Văn Nghi đem cơm vào rừng cho ăn2. Lối sống ấy không thể kéo dài và đây cũng không phải là nơi an toàn, thoát khỏi sự lùng bắt của quân Tây Sơn, nên Nguyễn Ánh xin cho lẩn chạy ra ngoài hải đảo.

Bá Đa Lộc đồng ý và cho người đưa Nguyễn Ánh3 đi về phía sông Khoa Giang (tức sông Ông Đốc, thuộc Bạc Liêu), xuống thuyền chạy ra đảo Thổ Châu (đảo Polllopanjang), cách bờ biển vịnh Xiêm La 200 ki-lô-mét. ở đây, cây rừng rậm rạp, không có người ở, chỉđôi khi có những thuyền đánh cá qua lại. Cho nên, thời ấy, đảo Thổ Châu có thể là nơi lẩn trốn an toàn cho Nguyễn Ánh.

32

---

1. Nuuvelles lettres édiiantes et curieuses. Paris, 1818 - 1828, tome VI, introduction, p. LVII. 2, 3. De la Bissachère: Etat actuel du Tonkin. de la Cochinchine et des royaumes de Cambodge, 2, 3. De la Bissachère: Etat actuel du Tonkin. de la Cochinchine et des royaumes de Cambodge,

Laos et Lc Th. Edition Galignan, Paris, 1812, tome II, p. 163. - Ch. B. Maybon: Histoire moderne du pays d'Annam. Librairie Plon, Paris, 1920, pp. 192 - 193. - Cl. E. Maitre: Documents sur Pigneau de Behaine. Revue Indochinoise, 2è semestre, Septembre 1913, n0 9, pp.344 - 347.

Trong khi Nguyễn Ánh lao mình chạy trốn khắp nơi như vậy thì một số tướng lĩnh của nhà Nguyễn còn ẩn náu được ở miền Gia Định. Đỗ Thanh Nhân, thủ lĩnh quân Đông Sơn, trước đây chịu lệnh của Nguyễn Phúc Thuần ra Bình Thuận gặp Chu Văn Tiếp xin quân cứu viện, nhưng việc không thành. Quân cứu viện do Trần Văn Thức chỉ huy đã bị tiêu diệt ngay từ khi còn ở trong địa phận Bình Thuận. Mà quân còn lại của Chu Văn Tiếp thì quá ít không dám tiến xuống Gia Định. Khi thấy đại quân của Nguyễn Huệ trở về Qui Nhơn, Chu Văn Tiếp mới cho em rể là Lê Văn Quân và một số tùy tướng đi cùng Đỗ Thanh Nhân về Gia Định hoạt động. Đỗ Thanh Nhân và bọn Lê Văn Quân lại tới Ba Giòng là căn cứ cũ của quân Đông Sơn để mộ

quân.

Trong khi mộ quân, Đỗ Thanh Nhân một mặt cho người đi tìm bọn bại tướng của nhà Nguyễn là Nguyễn Văn Hoằng, Tống Phước Khuông, Tống Phước Lương, Dương Công Trừng, Hồ Văn Lân đang lẩn trốn ở các nơi, đem tàn binh về hội quân. Một mặt, Đỗ Thanh Nhân cho quân ra Thổ Châu - đón Nguyễn Ánh về. Cuối tháng Mười năm Đinh Dậu (1777), Nguyễn Ánh về tới nơi. Tháng Một âm lịch, bọn Đỗ

Thanh Nhân mở cuộc tiến công vào quân Tây Sơn và đánh chiếm được dinh Long Hồ. Tháng Chạp âm lịch, bọn Đỗ Thanh Nhân đánh chiếm được Gia Định. Các tướng Tây Sơn ở Gia Định phải chạy về Qui Nhơn.

Tháng Hai năm Mậu Tuất (1778), Nguyễn Nhạc cho quân theo hai đường thủy bộ vào đánh quân Nguyễn. Tổng đốc Tây Sơn là Chu chỉ huy thủy quân tiến vào

đánh phá các miền ven sông ở Biên Hòa và Gia Định. Hộ giá Tây Sơn Phạm Ngạn

đem bộ binh đánh xuống Biên Hòa. Nhưng cả hai đạo quân đều không thắng lợi. Tới tháng Năm âm lịch, cả hai đạo quân đều rút về Qui Nhơn. Đã mất Gia Định, Tây Sơn lại mất thêm Bình Thuận.

Nhận thấy chưa thể giải quyết ngay được vấn đề Gia Định và cần phải có thời gian xây dựng hậu phương, tăng cường lực lượng, các lãnh tụ Tây Sơn quyết định ngừng những cuộc tiến công hàng năm vào Gia Định cho tới khi có đầy đủđiều kiện chiến thắng. Về phía đối phương, cũng trong thời gian này, Nguyễn Ánh đã có cơ hội thuận lợi để xây dựng lực lượng và tiến tới mưu đồ tiến công lại nghĩa quân Tây Sơn.

Đầu năm 1781, Nguyễn Ánh đã có ba vạn quân thủy bộ, 80 thuyền chiến hạng vừa, 3 thuyền chiến lớn1, 2 chiếc tàu kiểu Âu châu và 3 tàu Bồ Đào Nha do các sĩ quan và thủy thủ Bồ Đào Nha điều khiển, cả 3 tàu này đều đặt dưới quyền chỉ huy của một sĩ

quan Pháp là cai cơ Mạn Hòe (Manuel)2. Nhưng vì nội bộ có nhiều xung đột về

quyền lợi, địa vị, nên bọn Nguyyễn Ánh không đủ sức tiến công quân Tây Sơn. Tháng Ba năm Tân Sửu (1781) Nguyễn Ánh ám sát Đỗ Thanh Nhân, người đã lấy lại

đất Gia Định cho hắn, đem hắn từ đảo Thổ Châu về Gia Định, đăt hắn lên ngôi chúa.

Đỗ Thanh Nhân đã tô nặn cho Nguyễn Ánh từ một đứa trẻ 16 tuổi trở thành một ông chúa, có quân, có đất, có quyền thống trị. Vậy mà Nguyễn Ánh giết Đỗ Thanh Nhân.

33

Nguyên nhân chỉ vì Nguyễn Ánh lo sợ uy quyền của Đỗ Thanh Nhân sẽ ảnh hưởng không lợi tới địa vị và quyền hành của hắn. Khi Đỗ Thanh Nhân bị giết chết, các thuộc tướng của Đỗ Thanh Nhân và quân Đông Sơn lập tức nổi dậy chống lại Nguyễn Ánh và các tướng lĩnh thân cận của Nguyễn Ánh. Cuộc xung đột đã làm cho cả hai bên hao binh tổn tướng khá nhiều và làm cho lực lượng của Nguyễn Ánh bị

Một phần của tài liệu Thiên tài quận sự Nguyễn Huệ phần 1 pdf (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)