Phương pháp để xây dựng sự tự tin cho trẻ

Một phần của tài liệu Xây dựng sự tự tin cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi tại các trường mầm non quận Cẩm Lệ thành phố Đà Nẵng (Trang 26 - 28)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.5. Phương pháp để xây dựng sự tự tin cho trẻ

* Phƣơng pháp 1: Trải nghiệm qua thực tiễn

Muốn giúp trẻ trưởng thành, tăng sự tự tin và lòng tự tôn thì phải để trẻ trải nghiệm qua thực tế tạo nhiều cơ hội cho trẻ tự làm, tự khẳng định, có sự độc lập, tự

chủ. Tự tin vào bản thân chính là tin tưởng mình có biện pháp, đảm đương được trọng trách, thực hiện đúng cách và có thể làm việc độc lập. Để cho con trẻ độc lập, tự chủ cũng là cổ vũ con tự lựa chọn, để chúng luyện tập chính mình đưa ra những quyết định đơn giản ngay từ khi còn bé thì sau này chúng sẽ biết cách đưa ra những quyết định khó khăn. Cha mẹ cần phải hiểu rằng, nếu con trẻ không thể độc lập trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày thì trong việc học tập cũng sẽ không thể độc lập được.

* Phƣơng pháp 2: Động viên khích lệ

Mục đích của việc này hoàn toàn không phải là tâng bốc trẻ vô căn cứ. Về vấn đề này, bác sĩ Khoa nhi Thomas Berry Brazelton (Hoa Kỳ) chỉ ra rằng, trẻ em cần được khen ngợi, khích lệ mới có thể ý thức được sự thành công của mình, khen ngợi con giúp con tích lũy sự tự tin rằng sẽ làm việc thành công. Tuy nhiên, khen ngợi trẻ quá mức đôi khi sẽ trở thành áp lực; còn phê bình quá nặng sẽ khiến trẻ bị tổn thương, làm giảm lòng tự trọng của trẻ, dẫn đến việc trẻ trở nên bị động, tự ti, thiếu tự tin… Vấn đề quan trọng nằm ở mức độ và cách cha mẹ nói chuyện với con trẻ.

* Phƣơng pháp 3: Tôn trọng lòng tự trọng của trẻ

Nhiều nghiên cứu về tâm lý học và thần kinh cho thấy, so với việc biểu đạt thông tin theo cách tiêu cực, não của chúng ta sẽ dễ dàng tiếp nhận và lý giải những thông tin được biểu đạt theo cách tích cực hơn.

Thay vì nói “đừng la hét lớn tiếng”, bạn có thể nói “xin nói nhỏ tiếng một chút”, thay vì nói “đừng có chạy nhanh” bằng “xin đi chậm thôi” hoặc nói “xin hãy đối xử tốt với em gái con một chút” thay cho câu “không được đánh em” v.v…Muốn xây dựng sự tự tin thì phải bắt đầu từ việc tôn trọng của trẻ. Cha mẹ cần quan tâm đến lòng tự trọng của trẻ, biết chấp nhận sự khác biệt của từng đứa con của mình, nếu bạn gán cho trẻ một cái danh nào đó như “nó rất xấu”, “nó lúc nào cũng đi muộn”, “tính nó cục cằn lắm”… chính là bạn đã vô tình giam trẻ trong một cái khung do bạn đặt ra mà trẻ không thể thoát ra được và có thể khiến con cảm thấy thất bại. Bạn đừng quên rằng trẻ cũng giống chúng ta, cũng có quyền được phạm lỗi.

Đối với một giáo viên mầm non, cô giáo cần tôn trọng, lấy tự trọng của trẻ và chấp nhận sự khác biệt của từng trẻ. Cô giáo cần tôn trọng sự lựa chọn của trẻ.

* Phƣơng pháp 4: Cổ vũ hành vi đúng đắn của trẻ

Những hành vi tiêu cực và quấy rầy cũng có thể thu hút sự chú ý của cha mẹ. Gây rối, phạm lỗi, không nghe lời, phá phách, ngồi ì ra, nói bậy, đánh nhau… đều là những hành vi có thể khiến cha mẹ phản ứng mạnh, để ý tới trẻ. Và trẻ cũng nhận ra được điều này. Nếu một đứa trẻ muốn thu hút sự chú ý của cha mẹ, chúng sẽ có thể nghĩ cách làm ra những hành vi tiêu cực một cách cố ý và vô ý. Vì sao lại như vậy? Do cha mẹ thường chú ý và phản ứng mạnh với những hành vi tiêu cực của con trẻ mà

xem nhẹ những hành động tích cực của chúng, coi đó là lẽ dĩ nhiên, do đó đã vô tình tạo một thông điệp rằng: Nếu muốn cha mẹ dành thời gian và chú ý tới mình thì cứ gây rối, không làm bài tập, không tắm rửa, đánh em, cúp học v.v…, như vậy thì cha mẹ sẽ lúc nào cũng chú ý đến mình, cha mẹ nhất định sẽ quan tâm đến mình.

Chính vì vậy, muốn trẻ làm những việc tích cực thì bạn phải quan tâm đến những hành vi tích cực của trẻ hơn và bớt chú ý đến những hành vi tiêu cực. Được cha mẹ quan tâm, trẻ sẽ cảm thấy tự tin hơn rất nhiều.

Điều này hoàn toàn không có nghĩa là bạn không quản khi trẻ làm sai, mà có nghĩa là bạn sẽ quan tâm, cổ vũ, khen ngợi những hành động tích cực của trẻ hơn. Hãy để trẻ thấy rằng nếu trẻ làm những hành động đúng đắn thì sẽ có được nhiều ích lợi: được cha mẹ quan tâm, làm cha mẹ vui lòng, được khen ngợi, tâm trạng cha mẹ thoải mái thì sẽ không mắng mình v.v… Cha mẹ là người bạn đồng hành và cũng là người thầy tốt nhất của con trẻ. Muốn trẻ tự tin, độc lập, có một tương lai tươi sáng thì cha mẹ phải tìm được cho mình phương pháp giáo dục con đúng đắn, giúp trẻ thành công trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu Xây dựng sự tự tin cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi tại các trường mầm non quận Cẩm Lệ thành phố Đà Nẵng (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)