Thực trạng các biện pháp tổ chức các HĐVC của trẻ 4-5 tuổi

Một phần của tài liệu Xây dựng sự tự tin cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi tại các trường mầm non quận Cẩm Lệ thành phố Đà Nẵng (Trang 46 - 49)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.3. Thực trạng các biện pháp tổ chức các HĐVC của trẻ 4-5 tuổi

Qua điều tra thực trạng sử dụng các biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong hoạt động vui chơi của giáo viên thuộc hai trường mầm non ở Quận Cẩm Lệ chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.3. Thực trạng thực hiện các biện pháp nhằm giáo dục tính tự tin cho trẻ MG 4 - 5 tuổi qua hoạt động vui chơi ở trường MN (N = 75)

STT Biện pháp

Mức độ sử dụng Thƣờng

xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng %

1 Biện pháp khuyến khích động viên,

khen thưởng, nêu gương. 69 92% 6 8% 0 0% 2 Biện pháp nhẹ nhàng khi giao tiếp

với trẻ để tạo cảm giác an toàn 42 56% 24 32% 9 12% 3 Biện pháp trò chuyện đàm thoại 69 92% 6 8% 0 0% 4 Tổ chức các hình thức thi đua, kích

thích gây hứng thú 60 80% 10 13% 5 7% 5 Trò chơi hoạt động nhóm, tập thể.. 42 56% 30 40% 3 4% 6 Tạo tình huống cơ hội cho trẻ tự

khẳng định mình 39 52% 24 32% 12 16% 7 Giao nhiệm vụ, không làm hộ trẻ,

chỉ giúp đỡ khi cần thiết 57 76% 14 18% 4 6% 8 Cá biệt hóa những trẻ nhút nhát để giúp đỡ 35 46,7 % 15 20% 25 33,3 %

9 Biết lắng nghe tôn trọng ý kiến của từng trẻ để cùng quyết định 44 58,6 % 23 30,6 % 8 10,8 % 10

Tổ chức cho trẻ tích cực tham gia đánh giá và tự đánh giá trong các trò chơi, góc chơi

49 65,3

% 18 24% 8

10,7 %

Kết quả khảo sát ở bảng 2.3 cho thấy: Giáo viên đã sử dụng nhiều biện pháp để giáo dục sự tự tin cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong hoạt động vui chơi cụ thể là:

- Biện pháp khuyến khích động viên, khen thƣởng, nêu gƣơng

Theo phiếu điều tra: có 92 % giáo viên đã thương xuyên sử dụng biện pháp này trong quá trình giáo dục tính tự tin cho trẻ trong hoạt động vui chơi và 8 % giáo viên thỉnh thoảng sử dụng. Trẻ mầm non thường rất thích được khen ngợi, trẻ sẽ tích cực hơn nếu người lớn kịp thời động viên khuyến khích trẻ khi trẻ làm tốt một việc nào đó. Không chỉ với những trẻ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mới đáng khen, mà chúng ta nên sử dụng các biện pháp khích lệ trẻ, khen trẻ khi trẻ làm gần tốt và chúng ta nhìn thấy sự nỗ lực thực sự của bản thân đứa trẻ.

Thực tế dự giờ quan sát ở trường mầm non chúng tôi nhận thấy biện pháp động viên khuyến khích trẻ thường được giáo viên tiến hành sau khi kết thúc giờ chơi chưa sử dụng thường xuyên trong quá trình trẻ chơi, sự động viên khích lệ đôi khi không gắn với hoàn cảnh chơi và những tiến bộ mà trẻ đạt được trong trò chơi. Một số giáo viên quá tiết kiệm lời khen trước sự cố gắng, sự thành công của trẻ. Có những giáo viên sử dụng lời nói làm giảm đi tính tự tin của trẻ. Trường hợp của bé A và B khi bé đang xây dựng cổng công viên và vườn hoa cây xanh thì cổng công viên bị đổ, đúng lúc đó thì cô giáo đến cô nói: A không làm được thì nhìn bạn mà bắt trước, không làm được thì nhờ bạn làm họ cho, con không chịu cố gắng gì cả... như vậy lời nói của cô đã làm giảm đi tính tự tin của trẻ.

Chúng ta biết rằng động cơ thôi thúc trẻ chơi nằm trong quá trình chơi chứ không nằm ở kết quả chơi nên việc động viên khuyến khích trẻ kịp thời sẽ có tác dụng khích lệ, làm tăng lòng tự tin cho trẻ.

Nhìn chung, giáo viên đã sử dụng biện pháp dùng lời trong hoạt động vui chơi để động viên khuyến khích trẻ tự tin hơn. Tuy nhiên giáo viên chưa phát huy được tính ưu việt của biện pháp này một cách tích cực, chưa tác động một cách có hiệu quả nhiều ở trẻ.

- Biện pháp nhẹ nhàng khi giao tiếp với trẻ để tạo cảm giác an toàn và biện pháp trò chuyện đàm thoại

Với hai biện pháp này giáo viên đã sử dụng ở mức độ thường xuyên đạt tỷ lệ 56% và 92%. Thực tế cho thấy đa số giáo viên đã sử dụng hai biện pháp này trong hoạt động vui chơi có những giáo viên nhẹ nhàng giao tiếp với trẻ tạo cảm giác an toàn, thoải mái. còn lại một số ít giáo viên (chiếm 12%) thường ra lệnh cho trẻ, hay cáu kỉnh với trẻ làm cho trẻ sợ hãi. Do ở đây giáo viên chưa tạo được sự đồng cảm với trẻ, chưa tạo được bầu không khí thoải mái, nhẹ nhàng, chưa có sự gần gũi giữa cô và trẻ, cô giáo chưa tạo được cảm giác an toàn cho trẻ. Khi trò chuyện với cô giáo thì cô

Duyên có đưa ra nhiều lý do khác nhau: Do số lượng trẻ đông, do áp lực công việc... nên cô giáo chưa thực sự nhẹ nhàng khi giao tiếp với trẻ.

- Biện pháp tổ chức các hình thức thi đua, kích thích gây hứng thú và biện pháp trò chơi hoạt động nhóm, tập thể..

Có 56 - 80% giáo viên thường xuyên sử dụng biện pháp này, có 13- 40% giáo viên thỉnh thoảng có sử dụng biện pháp này. Biện pháp tổ chức các hình thức thi đua là một trong những biện pháp rất hay kích thích hứng thú và giúp trẻ phát huy tối đa năng lực vốn có của mình vào thực hiện nhiệm vụ chơi đã đề ra sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Sử dụng hình thức thi đua kích thích vào mong muốn khẳng định mình trước tập thể của đứa trẻ, trẻ luôn muốn mình là người đạt kết quả cao, được cô giáo khen ngợi tuyên dương và các bạn thừa nhận. Nhất là khi tiến hành trò chơi có luật nếu không có yếu tố thi đua thì quá trình chơi của trẻ sẽ kém nhiệt tình đi rất nhiều. Tuy nhiên khi quan sát cách tổ chức cho trẻ chơi chúng tôi nhận thấy các giáo viên đã tổ chức hình thức thi đua nhưng chưa thật sự rõ ràng. Giáo viên cho trẻ hoạt động theo nhóm nhưng hầu như tất cả các buổi chơi như giáo viên đều có cách gợi ý giống nhau lên việc liên kết giữa các nhóm chơi rất đơn điệu.

- Biện pháp tạo tình huống cơ hội cho trẻ tự khẳng định mình và biện pháp giao nhiệm vụ, không làm hộ trẻ, chỉ giúp đỡ khi cần thiết

Biện pháp tạo tình huống cơ hội cho trẻ tự khẳng định mình và biện pháp giáo nhiệm vụ, không làm hộ trẻ, chỉ giúp đỡ khi cần thiết là hai biện pháp rất cần để giáo dục tính tự tin cho trẻ song chỉ có 50% giáo viên cho rằng thường xuyên sử dụng biện pháp này. Có 52 – 76% giáo viên chỉ thỉnh thoảng sử dụng biện pháp này, có 18-32% giáo viên chưa sử dụng biện pháp này. Khi được hỏi thì ý kiến của giáo viên cho rằng họ ngại tạo ra các tình huống. Thực tế cho thấy những tình huống mà giáo viên thường sử dụng là những tình huống quen thuộc, đơn điệu, không tạo ra tình huống chơi mới, các tình huống đặt ra chưa kịp thời còn mang tính gượng ép. Giáo viên chưa chú ý theo dõi giúp đỡ, hoặc giao nhiệm vụ quá sức với trẻ.

Ví dụ: Khi trẻ chơi trò chơi nấu ăn cô giáo tạo ra tình huống là sinh nhật bạn búp bê nên các bác đầu bếp phải làm bánh sinh nhật tặng búp bê và nấu những món ăn ngon, hôm nào cũng lặp đi lặp lại tình huống chơi như vậy sẽ làm cho trẻ không còn hứng thú tích cực hoạt động, trẻ thụ động làm theo tình huống cô đưa ra.

Vậy, có thể thấy rằng việc sử dụng biện pháp này của giáo viên mầm non còn nhiều hạn chế, nội dung biện pháp chưa thực sự giúp trẻ tự tin trong các tinh huống có vấn đề, giúp trẻ tự khẳng định mình.

- Biện pháp biết lắng nghe tôn trọng ý kiến của từng trẻ để cùng quyết định và biện pháp cá biệt hóa những trẻ nhút nhát để giúp đỡ

Theo phiếu điều tra số giáo viên sử dụng hai biện pháp này ở mức độ thường xuyên ít hơn so với các biện pháp khác chiếm từ 35 - 44 %. Có tới 15-23% giáo viên chưa sử dụng biện pháp này. Thực tế dự giờ quan sát chúng tôi nhận thấy hai biện pháp này rất ít được giáo viên chú ý tới và hầu như giáo viên quên đi sự có mặt của các cháu nhút nhát trong lớp, giáo viên chưa chú ý theo dõi động viên kịp thời những

Một phần của tài liệu Xây dựng sự tự tin cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi tại các trường mầm non quận Cẩm Lệ thành phố Đà Nẵng (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)