8. Cấu trúc luận văn
3.1.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
"Lấy trẻ làm trung tâm"
Lấy trẻ làm trung tâm là một nguyên tắc cơ bản mang tính định hướng trong giáo dục mầm non. Nguyên tắc này đòi hỏi trong công tác chăm sóc và giáo dục luôn coi trẻ là chủ thể tích cực trong mọi hoạt động của mình, nhà giáo dục chỉ là người định hướng, tạo môi trường tạo điều kiện cho trẻ hoạt động. Tư tưởng chính của nguyên tắc này là giáo dục phải hướng vào sự phát triển của trẻ, xuất phát từ nhu cầu hứng thú của các em và đặc biệt là không được áp đặt ý kiến chủ quan của nhà giáo dục vào quá trình hướng dẫn trẻ hoạt động. Chỉ khi được hoạt động tích cực trẻ mới tự mình chủ động chiếm lĩnh được những tri thức mới, nắm được kỹ năng mới đồng thời phát triển được các năng lực và phẩm chất tâm lý cá nhân.
Việc giáo dục sự tự tin cho trẻ càng phải nêu cao vai trò trung tâm của trẻ trong mỗi hoạt động, kích thích để tạo ra hứng thú giúp trẻ tự nguyện, tự tin tham gia vào trò chơi, vào hoạt động vui chơi một cách tự tin hào hứng chứ không ép buộc bắt trẻ phải chơi theo yêu cầu của giáo viên đưa ra. Việc lấy trẻ làm trung tâm và giáo dục sự tự tin cho trẻ có vai trò vô cùng quan trọng, khi trẻ được hoạt động theo ý muốn và sở thích của bản thân thì sự tích cực sẽ được nâng lên cao hơn so với khi trẻ bị gò ép, chính sự thoải mái trong tâm lí trẻ khi tham gia vào trò chơi là chìa khóa tác động đến sự hưng phấn, kích thích hoạt động hiệu quả.
Tất cả các biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ phải được xây dựng trên cơ sở phát huy tối đa vai trò chủ thể của trẻ trong hoạt động vui chơi, có như vậy mới đạt được hiệu quả giáo dục như mong muốn và không tạo ức chế cho trẻ.
tuổi thông qua hoạt động vui chơi dựa trên nguyên tắc "Lấy trẻ làm trung tâm" là hoàn toàn cần thiết và đúng đắn.
Phù hợp với đặc điểm sinh lý của trẻ
Hoạt động vui chơi là phương tiện vô cùng hiệu quả để giáo dục sự tự tin cho trẻ mẫu giáo bởi nó không chỉ là hoạt động chủ đạo mà còn là cách thức tổ chức cuộc sống của trẻ. Khi tham gia vào trò chơi trẻ đạt được sự thỏa mãn nhu cầu rất cao thể hiện ở thái độ, sự vui vẻ và phấn chấn của trẻ. Nội dung chơi phong phú với những mảng để tài quen thuộc và gần gũi kích thích trẻ tham gia vào hoạt động và khám phá bằng chính kinh nghiệm mà trẻ đã có được. Bên cạnh đó, mỗi trò chơi đều có những thử thách mới đòi hỏi trẻ phải có bản lĩnh, tự tin để vượt qua những thử thách đó. Các trò chơi chính là phương tiện hữu hiệu để giáo viên tiếp cận một cách tự nhiên nhất. Muốn làm được điều đó giáo viên phải khai thác được sự tác động tích cực của hoạt động vui chơi đến trẻ. Các biện pháp đề ra để giáo dục sự tự tin cho trẻ phải xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý mà trẻ có trên nền tảng sử dụng hoạt động vui chơi làm phương tiện giáo dục.
Như vậy hoạt động vui chơi đã cùng lúc tác động đến nhu cầu hứng thú và nhận thức của trẻ, giúp trẻ rèn luyện sự tự tin. Do đó nó chính là một phương tiện hữu hiệu để giáo dục sự tự tin cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi.
Hướng tới mục đích giáo dục sự tự tin cho trẻ nói riêng và phát triển nhân cách cho trẻ nó chung.
Sự tự tin có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ và là nền tảng để hình thành và phát triển những năng lực và phẩm chất của trẻ như: tính tích cực, chủ động , sáng tạo. Trẻ em là chủ thể tích cực của hoạt động chơi, là thực thể đang phát triển, việc xây dựng và vận dụng biện pháp hướng dẫn trẻ chơi phải nhằm phát huy được vai trò tích cực, chủ động, tự tin của trẻ trong trò chơi đảm bảo sự phát triển không ngừng của hoạt động vui chơi trong sự phát triển nhân cách toàn vẹn của trẻ.
Con người là sản phẩm của tự nhiên và xã hội. Môi trường xã hội mà trẻ đang sống giúp trẻ hiểu được vị trí của mình, mối quan hệ của mình với các thành viên trong xã hội. Trong trường mầm non, trẻ được hoạt động giao tiếp cùng cô giáo, bạn bè, thế giới đồ vật,... ở đó trẻ được cô giáo tổ chức hướng dẫn trẻ trong mọi hoạt động. Vì vậy tạo cảm giác an toàn cho trẻ là cơ bản và cần thiết trong suốt quá trình phát triển tâm lý có vai trò rất quan trọng đối với việc hình thành sự tự tin cho trẻ. Tình yêu thương của cha mẹ, tình yêu của cô giáo và những người xung quanh đối với trẻ không những đem lại cho trẻ sự tin cậy mà còn đem lại cho trẻ một cảm giác an toàn không gì sánh được. Cô giáo mầm non cần tạo một không khí thân thương, đầm ấm, tạo mọi
điều kiện về vật chất và tinh thần để giáo dục sự tự tin cho trẻ.
Phù hợp với đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo.
Trẻ mẫu giáo có những biến đổi đáng kể về mặt thể chất, cũng như sự biến đổi trong các hoạt động của trẻ và trong quan hệ của trẻ với những người xung quanh, "Cái tôi" của trẻ hình thành và phát triển mạnh. Trẻ tích cực trong mọi hoạt động để tìm hiểu thế giới xung quanh, có khả năng vận dụng những hiểu biết của mình và thể hiện sự hiểu biết đó trong các trò chơi.
Sự xuất hiện ở trẻ hệ thống các động cơ và việc trẻ có khả năng lựa chọn hoạt động theo thứ bậc các động cơ ý nghĩa với mình đã có tác động thúc đẩy sự cố gắng, chủ động tự tin và nỗ lực hết mình của bản thân đứa trẻ...
Đời sống tình cảm, cảm xúc của trẻ đang ở thời kì phát triển mạnh. Trẻ rất nhạy cảm với môi trường xung quanh, với thái độ, hành vi ứng xử của người lớn trong mọi hoạt động, sự bộc lộ tình cảm của trẻ rất mạnh mẽ đối với người thân xung quanh, đặc biệt là ông bà, cha mẹ và cô giáo...trẻ thường thể hiện sự quan tâm thông cảm đối với họ. chính sự chi phối của những thái độ, tình cảm này ở trẻ có ảnh hưởng rất lớn vào quá trình giáo dục sự tự tin cho trẻ.