Biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 4-5 tuổi

Một phần của tài liệu Xây dựng sự tự tin cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi tại các trường mầm non quận Cẩm Lệ thành phố Đà Nẵng (Trang 36 - 40)

8. Cấu trúc luận văn

1.4. Biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 4-5 tuổi

1.4.1. Khái niệm "Biện pháp giáo dục sự tự tin"

Theo cuốn “Đại từ điển Tiếng Việt” định nghĩa như sau: “Biện pháp là cách làm, cách thức giải quyết một vấn đề cụ thể”[47]

Trong biện pháp gồm các yếu tố nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức. Những yếu tố này có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Để tìm hiểu về các biện pháp giáo dục đối với trẻ mầm non. Theo PGS. TS Nguyễn Thị Hòa đưa ra định nghĩa: “Biện pháp GDMN là cách làm cụ thể trong hoạt động hợp tác cùng nhau giữa cô và trẻ nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục đã đặt ra ở lứa tuổi Mầm non”[10]

Vậy biện pháp được hiểu là cách thức cụ thể, là thủ thuật tác động vào quá trình hoạt động có được hiệu quả tốt nhất trong những điều kiện, đối tượng xác định.

Từ định nghĩa trên chúng tôi đưa ra khái niệm về biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 4- 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi trong phạm vi nghiên cứu của đề tài như sau:

Biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở trường mầm non là cách hoạt động cùng nhau giữa cô và trẻ trong hoạt động vui chơi nhằm giáo dục sự tự tin cho trẻ.

Việc lựa chọn, thiết kế, tổ chức và triển khai các biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi phải tuân theo quy luật của quá trình giáo dục. Nghĩa là phải căn cứ vào mục đích, nội dung các phương tiện giáo dục và đặc điểm phát triển của trẻ.

Tổ chức hoạt động vui chơi chính là con đường là phương tiện để giáo dục sự tự tin cho trẻ. Nhờ biện pháp giáo dục sự tự tin của cô mà trẻ đã hiểu biết, mạnh dạn, tự tin thể hiện bản thân, chủ động, sáng tạo trong quá trình chơi. Chính những cách thức tác động của cô giáo đến trò chơi của trẻ đã giúp trẻ tự tin phát huy hết mọi khả năng và thực hiện tốt nhiệm vụ khi tham gia hoạt động vui chơi. Vì vậy trong việc giáo dục sự tự tin cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động vui chơi đòi hỏi giáo viên mầm non phải tìm ra một tổ hợp các biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ phù hợp.

1.4.2. Vai trò của biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở trường mầm non

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng sự tự tin là một thuộc tính quan trọng của nhân cách. Người lớn có vai trò quan trọng trong việc hình thành sự tự tin cho trẻ. Việc tổ chức các hình thức, cách thức, các biện pháp giáo dục cần phải quan tâm đến đặc điểm tâm lý của lứa tuổi, đồng thời phải thỏa mãn những đặc điểm tâm lý lứa tuổi của trẻ.

Biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi chính là con đường là phương tiện giáo dục và phát triển sự tự tin cho trẻ. Nhờ có các biện pháp giáo dục mà cô và trẻ lĩnh hội được vấn đề về sự tự tin và từ đó vận dụng những hiểu biết vào các tình huống các hoàn cảnh cụ thể trong trò chơi. Chính những cách thức tác động của cô giáo đến trẻ đã giúp trẻ mạnh dạn tự tin sẵn sàng hăng hái thực hiện nhiệm vụ chơi của mình.

Muốn giáo dục sự tự tin cho trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi nói riêng thì cần phải lựa chọn các biện pháp sao cho tác động vào cả ba mặt nhận thức, tình cảm và hành động của trẻ. Chính vì vậy để giáo dục sự tự tin cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi giáo viên mầm non cần có những biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ một cách phù hợp để từ đó giúp trẻ mạnh dạn, tự tin và phát triển một cách toàn diện.

Tuy nhiên các biện pháp giáo dục cho trẻ chỉ đạt hiệu quả khi chính bản thân đưa trẻ tham gia một cách tích cực, chủ động, mạnh dạn và tự tin trong quá trình chơi dưới sự tổ chức của giáo viên. Vì vậy giáo viên là người tạo cơ hội, gợi mở cho trẻ tích cực tham gia trò chơi, giáo viên cần phải quan tâm đến phương thức cụ thể để giúp trẻ

tự tin tiếp thu những tri thức, kỹ năng trong quá trình tham gia hoạt động vui chơi. Có thể thấy mục đích cuối cùng của giáo dục là để giúp trẻ tự tin đứng vững trên đôi chân của mình, nên có thể nói tính tự tin có ý nghĩ lớn đối với trẻ trong cuộc sống và hoạt động của chính trẻ ở hiện tại và tương lai.

Tiểu kết Chƣơng 1

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề, có thể rút ra một số kết luận sau:

Xây dựng tự tin cho trẻ mẫu giáo có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển nhân cách của trẻ, là điều kiện tốt giúp trẻ phát triển trong bước đường tương lai sau này. Sự tự tin chỉ có thể hình thành và phát triển thông qua các hoạt động của trẻ.

Hoạt động vui chơi có vai trò quan trọng đối với việc xây dựng sự tự tin của trẻ. Nó vừa là một hình thức, vừa là một phương tiện hữu hiệu nhất trong việc giáo dục sự tự tin cho trẻ. Đó là hoạt động phù hợp với nhu cầu, khả năng và hứng thú của trẻ đồng thời trẻ có thể tự tin, chủ động sáng tạo khi tham gia vào các trò chơi chính điều đó tạo nên những nét tâm lý đặc trưng cho lứa tuổi.

Biện pháp xây dựng sự tự tin cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở trường mầm non là cách hoạt động cùng nhau giữa cô và trẻ trong hoạt động vui chơi nhằm xây dựng sự tự tin cho trẻ. Việc nghiên cứu các biện pháp xây dựng sự tự tin cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong hoạt động vui chơi ở trường mầm non là vô cùng cần thiết, các biện pháp xây dựng dựa trên cơ sở cá nhân của từng trẻ, đặc điểm lứa tuổi và quy luật phát triển của trẻ. Làm được điều này là đã giúp hình thành ở trẻ một phẩm chất hết sức quan trọng của nhân cách. Tuy nhiên các biện pháp xây dựng chỉ có hiệu quả khi bản thân đứa trẻ tham gia một cách tích cực chủ động trong quá trình chơi dưới sự tổ chức của giáo viên.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC SỰ TỰ TIN CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI TẠI CÁC TRƢỜNG MẦM NON

QUẬN CẨM LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu Xây dựng sự tự tin cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi tại các trường mầm non quận Cẩm Lệ thành phố Đà Nẵng (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)