Sự quan tâm của giáo viên đối với việc giáo dục sự tự tin cho trẻ trong

Một phần của tài liệu Xây dựng sự tự tin cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi tại các trường mầm non quận Cẩm Lệ thành phố Đà Nẵng (Trang 44 - 46)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Sự quan tâm của giáo viên đối với việc giáo dục sự tự tin cho trẻ trong

non.

Qua kết quả điều tra cho thấy: 75% (45 GV) số giáo viên khi được hỏi đều cho rằng rất cần thiết phải có các biện pháp hướng dẫn phù hợp để giáo dục sự tự tin cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong hoạt động vui chơi ở trường mầm non vì đây là phẩm chất nhân cách là chất xúc tác của năng lực và ý trí, cần thiết trong cuộc sống của trẻ sau này.

20% giáo viên cho rằng cần thiết phải có biện pháp hướng dẫn phù hợp để giáo dục sự tự tin cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi.

Còn lại 5% giáo viên cho rằng không cần thiết phải có biện pháp hướng dẫn giáo dục phù hợp để giáo dục sự tự tin cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong hoạt động vui chơi, vì họ cho rằng đây không phải là mục đích chính trong quá trình tổ chức hoạt động vui chơi.

Kết quả trên chứng tỏ đa số giáo viên mầm non đã nhận thức được vai trò và ý nghĩa quan trọng của biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi. Cần tạo mọi điều kiện cho trẻ được vui chơi, tự do, tự nguyện, tự tin thể hiện ý tưởng của mình trong quá trình vui chơi.

2.2.2. Sự quan tâm của giáo viên đối với việc giáo dục sự tự tin cho trẻ trong hoạt động vui chơi. hoạt động vui chơi.

- Qua kết quả điều tra khảo sát (ở phụ lục câu hỏi 2) cho thấy đa số giáo viên đều nhận thức được sự cần thiết của biện pháp giáo dục sự tự tin. Nhưng khi được hỏi về vấn đề quan tâm tới giáo dục sự tự tin cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi thì có tới 55% giáo viên chưa quan tâm tới vần đề giáo dục sự tự tin cho trẻ và họ đã đưa ra nhiều lý do khác nhau.

- Số giáo viên còn lại 45% giáo viên thì cho rằng cũng đã có quan tâm tới vấn đề giáo dục sự tự tin tuy nhiên việc làm này chưa được thường xuyên và chưa có biện pháp giáo dục cụ thể và khoa học vì thế mà chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. - Như vậy, việc giáo dục cho trẻ sự tự tin là một vấn đề cần thiết mà giáo viên mầm non cần phải quan tâm. Cần bồi dưỡng cho giáo viên mầm non hiểu và nhận thức đúng đắn về vấn đề giáo dục sự tự tin cho trẻ, để có những biện pháp giáo dục phù hợp.

* Những khó khăn thường gặp trong quá trình giáo dục sự tự tin cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi tại các trường mầm non

Trong quá trình nghiên cứu thực trạng về giáo dục sự tự tin cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi, qua phiếu thăm dò kết hợp với việc trò chuyện với giáo viên đứng lớp thì giáo viên gặp một số khó khăn sau:

- Về chương trình tài liệu:

80% giáo viên cho rằng họ thiếu chương trình, tài liệu tham khảo về giáo dục sự tự tin cho trẻ nói chung và giáo dục sự tự tin thông qua hoạt động vui chơi.

- Về cơ sở vật chất:

Đây là một trong những khó khăn của ngành học mầm non nói chung. Thực tế tại hai trường chúng tôi khảo sát và một số trường mầm non khác trong thành phố Đà Nẵng thì khuôn viên của trường chưa thật sự đáp ứng với các hoạt động của trẻ.

+ Phòng học chật hẹp, việc bố trí các góc chơi ở một vài trường chưa phù hợp. Số lượng cháu đông, cô phải bao quát trẻ nên không có nhiều thời gian và sự kiên trì để giáo dục sự tự tin cho trẻ trong các hoạt động nói chung và thông qua trò chơi nói riêng.

+ Đồ dùng, đồ chơi ở các trường rất nhiều, tuy nhiên đồ dùng, đồ chơi tự tạo còn ít, chưa đa dạng về hình thức, chất liệu và màu sắc để thu hút trẻ tham gia vào hoạt động.

- Về kỹ năng sư phạm:

+ Có tới 55% số giáo viên nhận thấy vốn hiểu biết về lĩnh vực giáo dục sự tự tin của các giáo viên còn hạn chế, khả năng vận dụng các biện giáo dục sự tự tin cho trẻ chưa linh hoạt.

+ 100% ý kiến cho rằng họ thiếu các biện pháp đồng bộ, có hệ thống trong việc giáo dục sự tự tin cho trẻ thông qua việc khai thác các trò chơi.

+ 90.6% giáo viên cho rằng họ chưa có nhiều thời gian chú ý nhiều đến việc nghiên cứu nội dung giáo dục sự tự tin cho trẻ để tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhằm giáo dục sự tự tin cho trẻ trong các hoạt động nói chung và thông qua trò chơi nói riêng

- Về sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường kết hợp với phụ huynh và giáo viên:

+ Khi trao đổi trực tiếp với Ban giám hiệu một số trường mầm non cho rằng: nội dung giáo dục sự tự tin cho trẻ trong các hoạt động nói chung và trẻ 4 - 5 tuổi trong hoạt động vui chơi nói riêng chưa được quan tâm nhiều, chưa có kế hoạch triển khai cụ thể cho giáo viên thực hiện về nội dung này mà chỉ là lồng ghép trong các hoạt động và chế độ sinh hoạt trong ngày của trẻ.

+ Đối với phụ huynh thì việc chia sẻ các thông tin để giáo dục sự tự tin cho trẻ còn gặp nhiều hạn chế.

+ Đối với trẻ mẫu giáo bé, số lượng trẻ trong lớp quá đông, giáo viên vẫn chưa tập trung tìm ra những biện pháp tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả quá trình giáo dục các phẩm chất tâm lý và kỹ năng sống trong đó có giáo dục sự tự tin cho trẻ 4 - 5 tuổi ở

các hoạt động đặc biệt trong các trò chơi còn rất hạn chế.

Từ phân tích trên cho thấy trong quá trình tổ chức nhằm giáo dục sự tự tin cho trẻ thì giáo viên đã gặp một số khó khăn. Tuy nhiên, những khó khăn này có thể khắc phục được nếu giáo viên có những biện pháp hữu hiệu để áp dụng trong khi tổ chức trò chơi phù hợp với thực tế khả năng của trẻ ở trường, lớp mình sẽ mang lại hiệu quả giáo dục cho trẻ nói chung và giáo dục sự tự tin cho trẻ nói riêng.

Một phần của tài liệu Xây dựng sự tự tin cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi tại các trường mầm non quận Cẩm Lệ thành phố Đà Nẵng (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)