Một số biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi qua hoạt

Một phần của tài liệu Xây dựng sự tự tin cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi tại các trường mầm non quận Cẩm Lệ thành phố Đà Nẵng (Trang 60 - 69)

8. Cấu trúc luận văn

3.1.2. Một số biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi qua hoạt

động vui chơi

Biện pháp 1: Tạo cơ hội và các tình huống để trẻ đƣợc thể hiện mình trong trò chơi.

Mục đích

Nhằm giáo dục trẻ về các mặt như: Phát triển kỹ năng mạnh dạn trong giao tiếp, nâng cao lòng tin sự hiểu biết của bản thân trẻ thông qua việc giải quyết các tình huống khác nhau, phát triển ở trẻ tính chủ động sáng tạo, khả năng tư duy độc lập và đặc biệt là phát triển sự tự tin khi giải quyết tình huống.

Nội dung

Tạo các tình huống để giáo dục trẻ là một phương thức đặc trưng của ngành giáo dục mầm non. Bản thân trong quá trình chơi các trò chơi cũng đã nảy sinh các tình huống khác nhau. Nhưng những tình huống chơi của trẻ còn nghèo nàn, chưa phát triển hết các mặt tích cực của trẻ. Chủ yếu trẻ chỉ chơi ở nhóm mình mà ít liên kết với các nhóm chơi khác. Trong các tình huống trẻ ít thể hiện được sự tự tin của mình. Biện pháp hiệu quả nhất chính là việc giáo viên tạo cơ hội và các tình huống để trẻ được tự tin thể hiện mình trong trò chơi.

Các tình huống thường có sức hấp dẫn lớn đối với trẻ bởi tính có vấn đề, điều này sẽ tạo cho trẻ sự hứng thú trong suốt quá trình hoạt động. Kích thích trí tò mò ham hiểu biết và sự khao khát mong muốn được làm nhiều công việc có ý nghĩa như: quan

tâm, chia sẻ, giúp đỡ, nhường nhịn...các thành viên trong lớp cũng như những người xung quanh với các hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống, từ đó phát triển ở trẻ tính tự tin. Đây là biện pháp rất đặc trưng, thích hợp với đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi.

Cách tiến hành

- Giáo viên theo dõi quan sát từng nhóm trẻ chơi để kịp thời phát hiện những tình huống nảy sinh trong khi chơi, khích thích và yêu cầu trẻ giải quyết tình huống. Qua đó giáo viên chủ động tạo ra các tình huống chơi đa dạng theo diễn biến của cuộc chơi.

Ví dụ: Ở nhóm chơi " Bác sĩ" có bác sĩ khám bệnh kê đơn cho bệnh nhân, y tá phát thuốc tiêm cho bệnh nhân. Nếu chỉ dừng ở những thao tác như vậy thì trò chơi thật đơn điệu. Nên giáo viên tạo ra tình huống có trẻ bị ngã chảy máu cần cấp cứu ngay, hay có người bị ngộ độc thức ăn...để trẻ có cơ hội tự mình giải quyết tình huống qua đó sẽ giúp trẻ tự tin hơn.

- Trong quá trình giải quyết tình huống giáo viên không chỉ chú ý vào những câu trả lời của trẻ, mà cả những phản ứng những xúc cảm và các thao tác hành động của trẻ để thấy được mức độ biểu hiện sự tự tin của trẻ.

- Giáo viên có thể nêu cho trẻ giải quyết các tình huống thực, đang xảy ra trong các trò chơi như: tranh giành đồ chơi, cãi nhau, bạn ốm...các xung đột này mang tính xã hội, trẻ bị đặt vào các xung đột các hoàn cảnh trái ngược nhau và phải giải quyết các tình huống.

- Việc làm tiếp theo đối với giáo viên là phải luôn có mặt trong cuộc chơi của trẻ, luôn theo sát để kịp thời đưa ra những tình huống phù hợp nhằm mở rộng nội dung chơi, hoàn cảnh chơi, qua đó khích thích trẻ bộc được sự tự tin của mình.

- Khi tạo tình huống, giáo viên không nên đưa ra cách giải quyết cụ thể mà tạo điều kiện cho trẻ được tự tìm kiếm cách giải quyết theo khả năng và vốn kinh nghiệm của mình. Nhằm giúp cho trẻ mạnh dạn tự tin thể hiện mình trong khi tham gia trò chơi.

Ví dụ: Khi kết thúc giờ chơi mà nhóm chơi trò chơi xây dựng vẫn còn nhiều đồ chơi chưa dọn, giáo viên có thể gợi ý thông báo để các nhóm chơi khác có thể đến giúp " Giờ chơi đã kết thúc rồi mà cô thấy đồ chơi của nhóm xây dựng còn nhiều quá, có cách nào giúp các bác xây dựng kịp giờ ăn trưa không? "

Như vậy, trò chơi nào cũng gây ra tình huống để buộc trẻ giải quyết, nhưng nếu người lớn chủ động tạo tình huống, lôi cuốn trẻ tích cực giải quyết nhằm rèn cho trẻ sự mạnh dạn, tự tin và có những thái độ hành vi đúng đắn đồng thời làm cho hiệu quả của cuộc chơi tăng lên.

 Chú ý: Các tình huống giáo dục phải đáp ứng các yêu cầu sau: - Giải quyết được nhiệm vụ giáo dục tính tự tin cho trẻ.

- Nội dung phải phù hợp với sự hiểu biết của trẻ (Không lên đưa ra những tình huống phức tạp, cao hơn hoặc thấp hơn khả năng của trẻ)

- Các tình huống phải rõ ràng, phản ánh được thực tiễn, phù hợp với nội dung trò chơi của trẻ.

- Các tình huống phải có vấn đề, không có câu trả lời duy nhất cho vấn đề để thu hút kích thích tư duy của trẻ.

Biện pháp 2: Tạo cho trẻ quyền quyết định, giao nhiệm vụ, không làm hộ trẻ, chỉ giúp đỡ khi cần thiết

Mục đích

Tăng cơ hội cho trẻ quyết định, giao nhiệm vụ, không làm hộ trẻ, chỉ giúp đỡ khi cần thiết nhằm phát triển tính quyết đoán, tích cực, chủ động, tự tin, sáng tạo trong trò chơi.

Nội dung

Trong quá trình tổ chức hoạt động vui chơi giáo viên tạo cho trẻ quyền quyết định, giao nhiệm vụ, không làm hộ trẻ, chỉ giúp đỡ khi cần thiết là khi tham gia trò chơi trẻ thể hiện rõ tính tự nguyện, chủ động sáng tạo của mình. Trẻ được quyền quyết định lựa chọn trò chơi, vai chơi bạn chơi và phương tiện chơi. Khi trẻ được tự quyền quyết định lựa chọn trò chơi thì trẻ sẽ rất hứng thú và say mê chơi, khi được giao nhiệm vụ trẻ sẽ cố gắng hết mình để hoàn thành nhiệm vụ mà ít nhờ tới sự giúp đỡ của giáo viên. Ngược lại, nếu giáo viên không tôn trọng trẻ luôn áp đặt trẻ chơi theo ý tưởng của mình thì sẽ làm mất đi hứng thú và lòng say mê khám phá của trẻ. Khi tham gia trò chơi trẻ luôn muốn được mọi người tôn trọng, được tự quyền quyết định, độc lập, sáng tạo, mà không cần đến sự giúp đỡ của người khác... Khi giao nhiệm vụ cho trẻ, trẻ sẽ cảm thấy rất tự hào khi tự mình thực hiện thành công một nhiệm vụ nào đó, cho dù phải trải qua nhiều khó khăn, thất bại hơn là nhờ có sự giúp đỡ của cô giáo. Không giúp trẻ khi chưa cần thiết là đưa trẻ vào hoàn cảnh tự mình hành động, trẻ sẽ trải nghiệm đúng, sai để từ đó rút ra kinh nghiệm vào lần sau một cách mạnh dạn và tự tin hơn. Trẻ luôn cố gắng thể hiện mình trong cuộc chơi không chỉ khẳng định bản thân mà còn thể hiện sự tự tin của mình. Vì vậy, cần tạo điều kiện thuận lợi nhất để trẻ thực hiện nhiệm vụ của mình. Làm được điều này sẽ tạo cho trẻ hứng thú tự tin tham gia vào cuộc chơi.

Cách tiến hành

- Sau khi ổn định trẻ, cô dành thời gian ngắn khoảng (2 - 5 phút) trò chuyện với trẻ về chủ đề chơi, giới thiệu các trò chơi cho trẻ.

- Trong quá trình tổ chức hoạt động vui chơi giáo viên cần chú ý cho trẻ được chủ động thể hiện mình không nên áp đặt trẻ chơi theo ý tưởng của cô. Trong quá trình chơi có rất nhiều trò chơi khác nhau, giáo viên cho trẻ quyền quyết định, lựa chọn trò chơi, không nhất thiết trò chơi đó phải phù hợp với chủ đề. Thực tế nếu trẻ thích chơi trò chơi nào, trẻ mới chủ động lập kế hoạch chơi, tự tìm kiếm phương tiện và thực hiện ý tưởng chơi. vì vậy giáo viên nên để trẻ chơi một cách tự nhiên, hết mình và thực sự sống với vai mà mình thể hiện.

- Trong khi chơi giáo viên giao nhiệm vụ cho trẻ tuy nhiên không nên làm hộ trẻ mà chỉ giúp đỡ khi thấy thật cần thiết. Giáo viên khơi gợi hứng thú của trẻ đối với từng loại trò chơi. Nếu xẩy ra tình trạng phân bố quá chệnh lệch số lượng trẻ chơi giữa các trò chơi. Giáo viên không nên điều động một cách độc đoán, bắt buộc mà chỉ làm nhiệm vụ "quảng cáo" cho các trò chơi cần bổ sung người.

- Trong quá trình trẻ chơi cô giáo cần quan sát theo dõi và chỉ can thiệp vào cuộc chơi khi thấy cần thiết: khi trẻ xung đột không thể giải quyết được hay có những ý tưởng sáng tạo nhưng không thực hiện được, còn lúng túng...khi trẻ trình bày, cô cần lắng nghe trẻ nói không nên hấp tấp giải quyết ngay vì dần dần trẻ sẽ ỷ lại, không tự quyết định được vấn đề. Cô giáo có thể hỏi ý kiến trẻ nếu trẻ giải quyết chưa đúng, cô hướng dẫn trẻ hoặc gợi ý để trẻ đưa ra quyết định đúng. Do đó trước khi góp ý hoặc chuẩn bị giúp trẻ, cô giáo nên suy nghĩ xem chúng có thực sự cần đến sự giúp đỡ của cô hay không, hay sẽ có ích hơn nhiều cho tính tự tin của trẻ nếu cô giáo để cho trẻ trổ tài.

Ví dụ như: Có những trẻ có đủ khả năng để hoàn thành nhiệm vụ nhưng do trẻ không có gắng, tự tin thực hiện nhiệm vụ đó mà lại chờ vào sự giúp đỡ của giáo viên hay ỷ lại cho các bạn khác.

 Giáo viên cần chú ý tới khả năng của từng trẻ để giao việc phù hợp.

Biện pháp 3: Khen ngợi, động viên, khuyến khích, cổ vũ trẻ đúng lúc.

Mục đích

Biện pháp "Khen ngợi, động viên, khuyến khích, cổ vũ trẻ đúng lúc" góp phần giáo dục tính tự tin cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi. Trong khi tham gia hoạt động vui chơi, được khen trẻ cảm thấy hài lòng, phấn khởi, trẻ được khuyến khích cổ vũ đúng lúc sẽ giúp trẻ có thêm nghị lực và tự tin vào khả năng của mình, dần dần hình thành sự nỗ lực vươn lên hoàn thành nhiệm vụ bởi trẻ tin rằng trẻ sẽ làm được và làm tốt.

Nội dung

Trong quá trình tổ chức hoạt động vui chơi giáo viên cần có những lời động viên, khuyến khích cổ vũ trẻ. Trẻ sẽ phát triển tốt hơn nhờ sự khen ngợi và nhờ sự công nhận những thành tích mà trẻ đạt được. Để lời khen đúng ý nghĩa của nó, người lớn phải chia sẻ niềm vui của trẻ lúc chúng đạt được thành tựu nào đó. Lời khen chân thật,

ấm áp cho những thành quả xứng đáng là điều không có gì thay thế được trong việc tạo dựng sự tự tin cho trẻ. Giáo viên cần kịp thời đánh giá, khen thưởng, động viên từng cá nhân trẻ. Biện pháp này có thể dùng độc lập hoặc kết hợp với các biện pháp khác dưới hình thức tập thể, nhóm, cá nhân và đặc biệt chú ý đến những trẻ kém tự tin.

Cách tiến hành

- Trong quá trình tổ chức hoạt động vui chơi giáo viên cần quan sát quá trình hoạt động của trẻ, theo dõi trẻ để có những nhận định chính xác. Khi trẻ thực sự cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của trò chơi, hay có những ý tưởng, hành động, sáng tạo trong trò chơi cô cần có những lời động viên khen ngợi kịp thời để trẻ thực hiện tốt hơn.

- Việc khen ngợi phải có tác dụng hướng dẫn hành động của trẻ. Tức là phải chỉ ra trẻ được khen cái gì và vì sao trẻ được khen để định hướng cụ thể cho trẻ phát huy việc làm tốt.

- Cô giáo không nên khen quá lời và nên cân nhắc điều gì nên khen với tập thể lớp, điều gì nên khen riêng với trẻ

- Cô giáo có thể động viên, khích lệ trẻ như " Con cứ làm tiếp đi nhé" như vậy có nghĩa là cô công nhận sự tiến bộ chứ không phải đơn thuần là khen thưởng những gì đã làm được.Ví như trẻ đang cố gắng hoàn thành nhiệm vụ trò chơi của mình thì cô hãy nói " con rất cố gắng, sắp hoàn thành rồi đó". Như vậy cô giáo sẽ trở nên rất có ích trong việc biến cảm giác tự tôn trong bản thân trẻ thành tự tin thể hiện ra bên ngoài.

- Cần chú ý khen những trẻ nhút nhát, thiếu tự tin, các hình thức khen thưởng động viên trẻ rất đa rạng, có khi chỉ là một lời tuyên dương, một cử chỉ thân ái, một cử chỉ tin cậy của cô giáo, cũng có khi là vật thưởng, cần giải thích cho trẻ biết trân trọng việc được khen thưởng.

 Khi sử dụng biện pháp này GV cần chú ý:

+ Lời khen phải chân thật, đúng mực, khen chứ không nịnh. + Lời khen phải đúng lúc, đúng mực

+ Cần có những câu nói khích lệ trẻ: như "con cứ tiếp tục đi!"

+ Biết lựa chọn lời khen ngợi, cổ vũ và nói với trẻ: ví dụ như "Cô yêu con lắm" " Cô rất tự hào về con" "Cô biết con rất có năng khiếu" " Cô luôn tin tưởng ở con"...Giáo viên sử dụng những lời nói như trên góp phần vào quá trình giáo dục tính tự tin cho trẻ. Bên cạnh đó có những cô giáo trong lúc nóng giận đã nói những câu như: " Con chẳng bao giờ làm được gì cả..." "Cô chán con lắm rồi đấy" hay như câu " sao bạn làm giỏi thế mà con không làm được..." có những cô giáo trong lúc nóng giận còn xưng tôi " Tôi chịu cậu rồi..." chỉ với những câu nói như vậy cô giáo đã làm cho trẻ cảm thấy buồn, sợ hãi và mất đi tự tin để tiếp tục thực hiện tiếp nhiệm vụ của mình.

Biện pháp 4: Khuyến khích trẻ nhận xét, đánh giá bạn và tự đánh giá bản thân trong và sau khi chơi.

Mục đích

Biện pháp này được sử dụng nhằm giúp trẻ tự tin thể hiện mình trước tập thể về nhận thức, năng lực và phẩm chất cá nhân. Nhận xét, đánh giá nâng cao lòng tự tin ở trẻ, kích thích tính tích cực cá nhân, phát triển khả năng sáng tạo bên trong của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực và tự tin trong quá trình chơi.

Nội dung

Biện pháp cho trẻ tự nhận xét, tự đánh giá là việc yêu cầu trẻ xác định chất lượng và hiệu quả hoạt động chơi của bản thân mình và của bạn chơi. Quá trình này đòi hỏi trẻ phải phát hiện ra hành vi của bạn và so sánh với bản thân từ đó tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với trò chơi, luật chơi. Việc đánh giá đòi hỏi phải được rèn luyện thường xuyên để thành kỹ năng đánh giá và tự đánh giá, giúp trẻ ngày càng tự tin phát huy được vai trò chủ thể của mình trong mọi hoạt động.

Thông qua đánh giá giáo viên mầm non có thể tìm ra được những ưu, khuyết điểm của trẻ, đề ra các biện pháp giáo dục giúp trẻ sửa chữa những khuyết điểm, phát huy ưu điểm.

Đánh giá bạn chơi là một trong những cơ sở quan trọng của việc định hướng cho việc đánh giá bản thân, tuy nhiên đối với trẻ 4 - 5 tuổi đó vẫn là một việc làm tương đối khó khăn vì muốn làm được điều đó trẻ phải nắm vững trò chơi, chú ý theo dõi bạn chơi, tập trung vào quá trình chơi mà còn phải có thái độ khách quan và công bằng trong nhận xét đánh giá.

Cách tiến hành

Để hình thành kỹ năng tự đánh giá cho trẻ trong hoạt động vui chơi giáo viên có thể tiến hành như sau:

- Coi đánh giá là một nhiệm vụ trong hoạt động vui chơi, giáo viên phải có kế hoạch hình thành và rèn luyện kỹ năng cho trẻ. Giáo viên cần giúp trẻ hiểu được yêu cầu việc đánh giá hoạt động là trẻ không những cần thực hiện tốt hoạt động đó mà còn biết nhận xét, đánh giá hành vi của mình, của bạn. Chính những yêu cầu này sẽ khuyến khích trẻ không những thực hiện tốt nhiệm vụ mà còn chú ý hơn đến thái độ hành vi của mình và của bạn trong quá trình hoạt động.

Một phần của tài liệu Xây dựng sự tự tin cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi tại các trường mầm non quận Cẩm Lệ thành phố Đà Nẵng (Trang 60 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)