Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng sự tự tin cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi tại các trường mầm non quận Cẩm Lệ thành phố Đà Nẵng (Trang 69 - 108)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.5. Kết quả thực nghiệm

Sau khi điều tra trên từng trẻ, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê toán học để tổng hợp số lượng ban đầu. Sau đó, dùng phần mềm SPSS để tính tổng điểm theo

từng tiêu chí, điểm trung bình cộng trong từng nhóm TN, nhóm ĐC và kiểm định kết quả TN.

3.2.5.1. Kết quả khảo sát mức độ biểu hiện sự tự tin của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trước TN

Để biết được mức độ biểu biểu hiện tính tự tin của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trước TN, đề tài tiến hành khảo sát mức độ biểu hiện sự tự tin của trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở trường mầm non, kết quả như sau:

Bảng 3.1. Mức độ biểu hiện sự tự tin của trẻ nhóm TN và ĐC trước TN (tính theo %)

Nhóm Số trẻ Mức độ Cao TB Thấp TN 30 5 16.67 % 19 63.33% 6 20% ĐC 30 4 13.33 % 20 66.67% 6 20%

Kết quả khảo sát cho thấy tỉ lệ mức độ biểu hiện sự tự tin của trẻ ở 2 nhóm là tương đương nhau. Cụ thể như sau: Mức độ cao của nhóm TN chiếm 16.67%, nhóm đối chứng là 13.33%. Mức độ biểu hiện sự tự tin có sự tương đương nhau ở mức độ thấp là 20%. Còn số trẻ mức độ TB của nhóm TN chiếm 63.33%, thấp hơn so với nhóm ĐC (66.67%). 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 MĐ Cao MĐ TB MĐ Thấp TN ĐC

Biểu đồ 3.1. Mức độ biểu hiện sự tự tin của trẻ nhóm TN và ĐC trước TN (tính theo %)

Kết quả ở biểu đồ 3.1 cho thấy tỷ lệ đạt mức độ cao của hai nhóm chưa cao, trong đó tỷ lệ trẻ đạt mức độ TB là nhiều nhất. Tỷ lệ trẻ đạt mức độ thấp cao hơn so với tỷ lệ trẻ đạt mức độ cao. Ở nhóm TN tỉ lệ trẻ đạt ở mức cao cao hơn nhóm ĐC là 3.33 %, nhưng ở mức độ TB thì nhóm TN lại thấp hơn so với nhóm ĐC là 3.33%.

Đề tài sử dụng phần mềm SPSS để tính điểm số trung bình của hai nhóm và độ lệch chuẩn, điểm cao nhất, điểm nhỏ nhất và so sánh độ phân tán điểm số của hai nhóm TN và ĐC.

Bảng 3.2. Mức độ biểu hiện sự tự tin của trẻ nhóm TN và ĐC trước TN (tính theo độ phân tán điểm số)

Nhóm TN Nhóm ĐC

N (Số lượng) 30 30

Mean(Giá trị trung bình) X 6.18 5.75 Std. Deviation (Độ lệch chuẩn - S) 1.43 1.26 Minimum (điểm thấp nhất) 4.0 4 Maximum (Điểm cao nhất) 9.0 8.0

Biểu đồ 3.3. Độ phân tán điểm số của nhóm ĐC - trước TN

Qua biểu đồ trên ta nhận thấy, số trẻ đạt mức 5 điểm là nhiều nhất, điểm 4 xuất hiện ít, điểm 9 xuất hiện ít. Điểm trung bình của nhóm TN là 6.18, nhóm ĐC là 5.75. Độ lệch chuẩn của nhóm TN là 1.43 còn nhóm ĐC là 1.26. Như vậy, ĐTBT của nhóm TN và ĐC là tương đồng nhau, độ lệch chuẩn của nhóm TN và ĐC là không đáng kể.

Qua quan sát hoạt động vui chơi cùng với việc trò chuyện với giáo viên và trẻ chúng tôi thấy sự khác nhau giữa các nhóm Cao, TB, Thấp như sau:

Nhóm trẻ đạt mức độ cao: Trẻ rất manh dạn trước đám đông, biết thể hiện mình

trước mọi người. Trẻ cũng rất quyết đoán, và hành động dứt khoát trong khi chơi, biết bày tỏ ý kiến của mình một cách trực tiếp, thẳng thắn. Trẻ có khả năng biết tự kiềm chế xúc cảm của bản thân, luôn tích cực thực hiện dự định chơi và sáng tạo trong trò chơi, có khả năng tự nhận xét, tự đánh giá bản thân và đánh giá bạn. Biết đưa ra quyết định kịp thời trong khi giải quyết nhiệm vụ chơi.

- Nhóm trẻ đạt mức độ TB: Trẻ manh dạn trước đám đông, tuy nhiên đôi lúc trẻ

chưa có tính quyết đoán, và hành động dứt khoát trong khi chơi, biết bày tỏ ý kiến của mình một cách trực tiếp, thẳng thắn. Khả năng tự kiềm chế xúc cảm của bản thân chưa cao, luôn cố gắng tích cực thực hiện dự định chơi, có khả năng tự nhận xét, tự đánh giá bản thân.

- Nhóm trẻ đạt mức độ thấp: Trẻ chưa manh dạn trước đám đông, chưa có tính quyết đoán, và chưa hành động dứt khoát trong khi chơi, không dám bày tỏ ý kiến của mình một cách trực tiếp, thẳng thắn, còn e dè, nhút nhát và luôn có cảm giác lo lắng, lo sợ khi tham gia trò chơi.

Để so sánh mức độ biểu hiện sự tự tin của trẻ nhóm TN và ĐC theo từng tiêu chí, đề tài sử dụng phần mềm SPSS để phân tích. Kết quả như sau:

Bảng 3.3. Mức độ biểu hiện sự tự tin của trẻ nhóm TN và ĐC trước TN (tính theo tiêu chí)

Nhóm TC1 TC2 TC3 TC4 TC5 Thực nghiệm Mean 1.28 1.11 1.11 1.45 1.25 N 30 30 30 30 30 Đối chứng Mean 1.26 1.10 1.0 1.36 1.2 N 30 30 30 30 30

Kết quả trên cho thấy, điểm trung bình của các tiêu chí còn thấp và có sự tương đồng giữa hai nhóm TN và ĐC. Cụ thể như sau:

Tiêu chí 1: Mạnh dạnh trong giao tiếp của trẻ ở nhóm TN (1.28) cao hơn so với nhóm ĐC (1.26).

Tiêu chí 2: Có tính quyết đoán của nhóm TN (1.11) không cao hơn nhiều so với trẻ ở nhóm ĐC (1.10).

Tiêu chí 3: Khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân ở nhóm TN (1.11) cao hơn so với trẻ ở nhóm ĐC (1.0).

Tiêu chí 4: Tích cực, chủ động, sáng tạo trong trò chơi của nhóm TN (1.45) cao hơn so với trẻ ở nhóm ĐC (1.36).

Tiêu chí 5: Khả năng tự nhận xét và đánh giá ở nhóm TN (1.25) cao hơn so với trẻ ở nhóm ĐC (1.20).

Nhìn chung hai nhóm TN và ĐC không có sự chênh lệch nào đáng kể về điểm trung bình chung cũng như trong từng tiêu chí. Để thấy rõ sự chênh lệch về điểm trung bình của các tiêu chí, thể hiện qua biểu đồ sau:

0.00 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00 1.20 1.40 1.60 TC1 TC2 TC3 TC4 TC5 TN ĐC

Biểu đồ 3.4. Mức độ biểu hiện sự tự tin của trẻ nhóm TN và ĐC trước TN (tính theo tiêu chí)

Để kiểm định độ tin cậy về mức độ biểu hiện sự tự tin của trẻ trước TN. Đề tài sử dụng phần mềm SPSS để phân tích.

Bảng 3.4. Kiểm định độ tin cậy về kết quả khảo sát mức độ biểu hiện sự tự tin của trẻ nhóm TN và ĐC trước TN

t-Test: Two-Sample Assuming Equal Variances

Giá trị thống kê Nhóm TN Nhóm ĐC

Số lượng 30 30

Mean (Giá trị TB) 6.18 5.75

Phân vị Student (T) 1.22

Phân vị hai phía (T) 2.02

Kết quả ở bảng trên cho thấy: T T (=0.05) tương ứng với độ tin cậy 95% chứng tỏ không có sự chệnh lệch có ý nghĩa nào về điểm TB của trẻ nhóm TN và nhóm ĐC trước TN. Mức độ biểu hiện sự tự tin của trẻ hai nhóm trước TN là tương đương nhau và đều ở mức trung bình. Có thể kết luận rằng kết quả khảo sát mức độ biểu hiện sự tự tin của trẻ trước TN có độ tin cậy.

3.2.5.2. Kết quả khảo sát mức độ biểu hiện sự tự tin của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi sau TN

Sau khi tiến hành TN một số biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở trường mầm non. Đề tài tiến hành phân tích kết quả biểu hiện sự tự tin của trẻ ở hai nhóm TN và ĐC, kết quả như sau:

Bảng 3.5. Mức độ biểu hiện sự tự tin của trẻ nhóm TN và ĐC sau TN (tính theo %) Lớp Số trẻ Mức độ Cao TB Thấp TN 30 9 30 % 19 63.33% 2 6.67% ĐC 30 5 16.67% 21 70% 4 13.33%

Kết quả khảo sát cho thấy tỉ lệ mức độ biểu hiện sự tự tin của trẻ ở 2 lớp đã có sự chênh lệch nhau khá rõ. Cụ thể như sau: Mức độ đạt loại cao của lớp ĐC là 16.67 %, còn nhóm TN tăng lên 30%. Mức độ đạt loại TB của lớp ĐC là 70%, còn nhóm TN là 63.33%. Mức độ đạt loại thấp của nhóm TN đã giảm đi so với nhóm ĐC là 6.66%.

0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 MD Cao MD TB MD Thấp TN ĐC

Biểu đồ 3.5. Mức độ biểu hiện sự tự tin của trẻ nhóm TN và ĐC sau TN (tính theo %)

Kết quả ở biểu đồ 3.5 cho thấy mức độ biểu hiện sự tự tin của trẻ ở nhóm TN và ĐC đều tăng lên so với kết quả khảo nhau thì sau TN kết quả thu được giữa nhóm TN và ĐC có sự chênh lêch rất rõ ràng.

Tiến hành phân tích kết quả biểu hiện sự tự tin của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi dựa trên điểm số được xử lý bằng công cụ SPSS để xem giá trị trung bình, độ phân tán điểm số và độ lệch chuẩn của trẻ ở hai nhóm này để thấy sự khác nhau, kết quả như sau:

Bảng 3.6. Mức độ biểu hiện sự tự tin của trẻ nhóm TN và ĐC sau TN (tính theo độ phân tán điểm số)

Nhóm TN Nhóm ĐC

N (Số lượng) 30 30

Mean (Giá trị trung bình) X 7.03 6.36 Std. Deviation (Độ lệch chuẩn - S) 1.38 1.31 Minimum (Điểm thấp nhất) 4.5 4.5 Maximum (Điểm cao nhất) 9.5 9.0

Biểu đồ 3.7. Độ phân tán điểm số của trẻ nhóm ĐC sau TN

Qua biểu đồ, thấy điểm trung bình của nhóm TN cao hơn và trải dài hơn so với lớp ĐC. Sự phân bố điểm số của trẻ ở nhóm TN tập trung ở điểm 7, 9( đặc biệt tỉ lệ điểm 7 là rất nhiều) và cận 10. Còn ở nhóm ĐC tập trung chủ yếu ở điểm 5 và 5.5. Điểm thấp nhất ở hai nhóm TN và ĐC như nhau là 4.5, điểm cao nhất của nhóm TN là 9.5 còn đối chứng là 9. Như vậy, sự phân bố điểm số của nhóm TN và ĐC là không đồng đều, giá trị trung bình của nhóm TN có độ tin cậy cao hơn.

Để thấy được sự tiến bộ của trẻ nhóm TN và ĐC qua từng tiêu chí, đề tài tiếp tục xử lý số liệu bằng công cụ SPSS, kết quả như sau:

Bảng 3.7. Mức độ biểu hiện sự tự tin của trẻ nhóm TN và ĐC sau TN (tính theo tiêu chí)

Nhóm TC1 TC2 TC3 TC4 TC5

Thực nghiệm Mean 1.45 1.31 1.35 1.58 1.31

N 30 30 30 30 30

Đối chứng Mean 1.4 1.26 1.06 1.46 1.23

N 30 30 30 30 30

Qua bảng khảo sát bảng 3.7, thấy được sự tiến bộ về sự tự tin của trẻ ở nhóm TN và ĐC, trẻ mạnh dạn hơn, có tính quyết đoán, có khả năng tự nhận xét và biết kiềm chế cảm xúc của bản thân đều đã tăng lên.

là 1.45 , ĐC là 1.40).

TC2: Có tính quyết đoán của trẻ ở nhóm TN cao hơn so với nhóm ĐC (TN là 1.31 , ĐC là 1.26).

TC3: Biết kiềm chế cảm xúc của bản thân của trẻ tăng lên đáng kể, thể hiện rõ điểm trung bình của nhóm TN và ĐC (TN là 1.35, ĐC là 1.06). Nhóm ĐC thấp hơn nhóm TN là 0.29.

TC4: Điểm trung bình ở nhóm TN là 1.58 , ĐC là 1.46 , cách nhau 0.12 điểm. TC5: Khả năng tự nhận xét, đánh giá của trẻ ở nhóm TN cao hơn so với nhóm ĐC (TN là 1.31 , ĐC là 1.23).

Như vậy, sau khi TN điểm trung bình chung và điểm trung bình ở từng tiêu chí của trẻ ở nhóm TN cao hơn so với nhóm ĐC. Khả năng thể hiện mình, mạnh dạn chủ động và sáng tạo trong trò chơi, biết kiềm chế cảm xúc và khả năng nhận xét, tự đánh giá tăng lên. Sự chênh lệch các mức độ trong từng tiêu chí của hai nhóm TN và ĐC được thể hiện ở biểu đồ sau:

0.00 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00 1.20 1.40 1.60 TC1 TC2 TC3 TC4 TC5 TN ĐC

Biểu đồ 3.8. Mức độ biểu hiện sự tự tin của trẻ nhóm TN và ĐC sau TN (tính theo tiêu chí)

3.2.5.3. So sánh mức độ biểu hiện sự tự tin của trẻ nhóm ĐC và TN trước và sau TN.

Từ kết quả điều tra mức độ biểu hiện sự tự tin của trẻ nhóm ĐC và nhóm TN. Đề tài so sánh kết quả của trẻ để thấy sự tiến bộ khác nhau của trẻ hai nhóm trước và sau TN.

Bảng 3.8. So sánh mức độ biểu hiện sự tự tin của trẻ nhóm TN và ĐC trước và sau TN

Nhóm Thời điểm N Minimum Maximum Mean Std.Deviation

TN Trước TN 30 4 9 6.18 1.43

Sau TN 30 4.5 9.5 7.03 1.38

ĐC Trước TN 30 4 8 5.75 1.26

Sau TN 30 4.5 9 6.36 1.31

Qua bảng số liệu ở trên, chúng tôi thấy có sự tiến bộ về khả năng biểu hiện sự tự tin của trẻ ở nhóm TN và ĐC.

Ở nhóm TN ĐTBC sau TN cao hơn so với nhóm ĐC (nhóm TN tăng 0.85, ĐC tăng 0.61). Điểm thấp nhất ở nhóm TN trước TN là 4.0, ở nhóm ĐC là 4.0 và điểm cao nhất ở hai nhóm ĐC trước TN là 8.0 và nhóm TN trước TN là 9.0. Sau TN điểm thấp nhất ở hai nhóm ĐC và TN đều bằng nhau 4.5. Độ lệch chuẩn của nhóm TN và ĐC trước TN là 1.43 và 1.26. Sau TN nhóm TN có độ lệch chuẩn giảm hơn rất nhiều so với độ lệch chuẩn ở lớp ĐC: ở nhóm TN là 1.38 , còn nhóm ĐC độ lệch chuẩn là 1.31.

Để thấy rõ sự tiến bộ của nhóm TN so với nhóm ĐC về điểm trung bình chung, được thể hiện qua biểu đồ sau:

0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 8.00 Lớp TN Lớp ĐC Trước TN Sau TN

Biểu đồ 3.9. So sánh mức độ biểu hiện sự tự tin của trẻ nhóm TN và ĐC trước và sau TN (tính theo điểm trung bình)

Tiến hành so sánh kết quả mức độ biểu hiện sự tự tin của trẻ trước và sau TN của hai nhóm TN và ĐC (tính theo tỷ lệ %) cụ thể như sau:

Bảng 3.9. So sánh mức độ biểu hiện sự tự tin của trẻ trước và sau TN của hai nhóm TN và ĐC Thời diểm Số trẻ Mức độ (%) Cao TB Thấp TN ĐC TN ĐC TN ĐC Trước TN 30 16.67% 13.33% 63.33% 66.67% 20% 20% Sau TN 30 30% 16.67% 63.33% 70% 6.67% 13.33% Chênh lệch 13.33% 3.34% 0% 3.33% 13.33% 6.67%

Qua bảng số liệu ở trên cho thấy có sự tiến bộ về khả năng biểu hiện sự tự tin của trẻ ở nhóm TN và ĐC.

- Ở nhóm TN: Trước TN tỷ lệ trẻ đạt ở mức độ cao là 16.67%, sau TN tỷ lệ trẻ đạt ở mức độ cao là 30%, như vậy tỷ lệ trẻ đạt ở mức cao sau TN tăng mạnh ( tăng 13.33%). Tỷ lệ trẻ đạt ở mức thấp trước TN là 20% thì sau khi TN tỷ lệ trẻ đạt ở mức độ thấp giảm xuống hơn một nửa (13.33%).

- Ở lớp ĐC: Trước TN tỷ lệ trẻ đạt ở mức độ cao là 13.33%, sau TN tỷ lệ trẻ đạt ở mức độ cao là 16.67%, tỷ lệ đạt ở mức độ cao tăng ít (3.34%). Tỷ lệ trẻ đạt ở mức thấp trước TN là 20% thì sau khi TN tỷ lệ trẻ đạt ở mức độ thấp giảm ít (6.67%). Độ chênh lệch về tỷ lệ trẻ đạt ở mức độ cao, TB, thấp ở nhóm TN và ĐC có sự khác biệt, nhất là ở loại cao và thấp. 0 10 20 30 40 50 60 70 MĐ cao MĐ TB MĐ Thấp ĐC trước TN ĐC sau TN TN trước TN TN sau TN

Biểu đồ 3.10. Mức độ biểu hiện sự tự tin của trẻ trước và sau TN của hai nhóm TN và ĐC (Tính theo %)

Kiểm định kết quả của nhóm TN trước và sau TN

Với kết quả thu được của nhóm thực TN trước và sau TN (bảng 3.3a), tiến hành kiểm định giả thuyết để kiểm tra độ tin cậy về sự khác biệt kết quả của nhóm TN trước và sau TN.

Bảng 3.10. Bảng kiểm định sự khác biệt của nhóm TN trước và sau TN

Nội dung kiểm định Mean STN Std.Deviation STN Mean TTN Std.Deviation TTN T (n=30) (α=0.05) Nhóm TN trƣớc và sau TN 7.03 1.38 6.18 1.43 2.36 2.02

Phép thử cho thấy, với độ chính xác 95% (α = 0.05), Kết quả kiểm định cho thấy nhóm TN sau TN có kết quả cao hơn so với trước TN: T > Tα (2.36 > 2.02). Điều này chứng tỏ sự khác biệt về mức độ biểu hiện sự tự tin của trẻ nhóm TN trước và sau TN

Một phần của tài liệu Xây dựng sự tự tin cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi tại các trường mầm non quận Cẩm Lệ thành phố Đà Nẵng (Trang 69 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)