8. Cấu trúc luận văn
2.2.4. Thực trạng biểu hiện sự tự tin của trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động vu
mạnh bé Hà Linh không giám chơi vì sợ, nhưng cô giáo lại không động viên tạo sự tin tưởng cho bé mà lại bảo bé đứng sang bên cạnh để nhìn các bạn khác chơi. Bên cạnh đó giáo viên chưa chú ý nghe trẻ thắc mắc hay chú ý lắng nghe những ý kiến của trẻ mà chủ yếu cho trẻ chơi tự do, giáo viên làm việc khác.
- Biện pháp tổ chức cho trẻ tích cực tham gia đánh giá và tự đánh giá trong các trò chơi, góc chơi
Có 65,3% giáo viên thường xuyên sử dụng biện pháp này. 24% giáo viên thỉnh thoảng sử dụng biện pháp này còn lại 10% giáo viên là chưa sử dụng biện pháp này. Thông qua quan sát trên thực tế cho thấy giáo viên có ý thức trong việc đánh giá nhưng chỉ mới dừng lại ở việc đánh giá chung chung cả lớp, không cụ thể góc chơi, nhóm chơi hay trẻ nào cả. Ví dụ: Nhóm " Nghệ thuật" cô đánh giá là nhóm nghệ thuật có những bức tranh, tấm thiệp rất đẹp và đa dạng thể loại để tặng các mẹ, các bà nhân ngày 8/3. Cách đánh giá như vậy của giáo viên chưa chú ý đến từng cá nhân trẻ, chưa phát huy được mặt tích cực của trẻ làm tốt và không củng cố được cho những trẻ thực hiện chưa tốt. Đặc biệt giáo viên ít cho trẻ đánh giá bản thân và đánh giá các bạn như vậy cũng làm hạn chế đi sự tự tin của trẻ.
Tóm lại, các giáo viên mầm non đã có những biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ, tuy nhiên ở mỗi giáo viên chỉ đưa ra 1 - 2 biện pháp đơn giản, lẻ tẻ, chung chung chưa chú ý nhiều tới việc phối hợp nhiều biện pháp một cách tích cực. Vì vậy cần phải có một hệ thống các biện pháp giáo dục, các biện pháp này được giáo viên thực hiện một cách đồng bộ và tích cực thì mới có thể giáo dục được sự tự tin cho trẻ.
2.2.4. Thực trạng biểu hiện sự tự tin của trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi chơi
Dựa vào tiêu chí và thang đánh giá về sự tự tin của trẻ, chúng tôi đã đánh giá được thực trạng biểu hiện tính tự tin của trẻ trong hoạt động vui chơi ở trường mầm non như sau:
Bảng 2.4. Thực trạng mức độ biểu hiện sự tự tin của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở trường mầm non (N=75)
STT Các biểu hiện Các mức độ
MĐ cao MĐ TB MĐ Thấp
1
Trẻ không run sợ trước đám đông, trò chuyện với mọi người tự nhiên, biết lắng nghe và hiểu người khác. Biết thể hiện mình trước mọi người (nét mặt, điệu bộ, tác phong tư thế…) cử chỉ ăn khớp với lời nói và phù hợp với hoàn cảnh.
14 19% 42 56% 19 25%
2
Có tính quyết đoán, biết bày tỏ ý kiến của mình một cách trực tiếp, thẳng thắn, biết cách thỏa thuận và hành động dứt khoát.
10 13% 40 53% 25 33%
3
Biết tự kiềm chế xúc cảm của bản thân (vui, giận, ngạc nhiên, an ủi, yêu thương người khác…) biết vui với thành công của mình và của bạn
11 15% 45 60% 19 25%
4
Trẻ tích cực thực hiện dự định chơi, sáng tạo trong trò chơi, biết đưa ra quyết định kịp thời trong khi giải quyết nhiệm vụ chơi
15 20% 43 57% 17 23%
5
Trẻ biết tự nhận xét, tự đánh giá bản thân và đánh giá bạn trong quá trình chơi và kết quả của hoạt động
11 15% 42 56% 22 29%
Qua bảng số liệu trên cho thấy: Mức độ biểu hiện sự tự tin của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong hoạt động vui chơi mới chỉ dừng lại ở mức độ trung bình là nhiều (chiếm từ 56%), số trẻ có biểu hiện tự tin ở mức độ 3 (thấp) chiếm tỉ lệ 27%. Trong khi đó số trẻ đạt ở mức độ tự tin cao chiếm tỉ lệ ít hơn ( chiếm 17 %). Để thấy rõ được mức độ biểu hiện sự tự tin của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong hoạt động vui chơi ở trường mầm non, chúng tôi thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.1. Mức độ biểu hiện tính tự tin của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi ở trường mầm non (tính theo %)
Qua biểu đồ cho thấy: Mức độ biểu hiện sự tự tin của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong hoạt động vui chơi đạt ở mức độ trung bình chiếm tỉ lệ cao. Quan sát hoạt động vui chơi của trẻ cho thấy có trẻ còn ít biểu hiện tự tin, thụ động trong quá trình lựa chọn trò chơi, đồ chơi, bạn cùng chơi. Có trẻ chỉ biết chơi theo sự gợi ý của cô giáo ít có sáng kiến trong quá trình chơi cũng như tìm kiếm phương tiện thay thế để thực hiện dự định chơi. Một số trẻ lầm lũi chơi một mình không có sự giao lưu giữa các nhóm chơi, trẻ không tích cực thực hiện dự định chơi và dễ dàng bỏ cuộc. Ví dụ như bé C khi chơi trò chơi gia đình nhưng bé chỉ lủi thủi chơi một mình không giao lưu với các bạn khi đến hỏi vì sao con không chơi cùng với các bạn thì C nói rằng sợ các bạn không cho chơi cùng. Khi hỏi ra thì cô giáo chủ nhiệm có giải thích rằng Anh Thư mới chuyển vào học cùng lớp do một lần tham gia trò chơi nhưng bị các bạn không cho chơi cùng từ đó mỗi lần tham gia hoạt động vui chơi với C chỉ chơi một mình. Ngoài
ra, đồ dùng đồ chơi còn hạn chế, giáo viên ít chú trọng cung cấp đồ dùng đồ chơi cho trẻ, do đó ảnh hưởng tới hoạt động chơi và khả năng sáng tạo, lập kế hoạch của trẻ.
Qua quan sát thực tế cho thấy số trẻ mạnh dạn, tự tin, có tính quyết đoán trong khi tham gia trò chơi chiếm tỉ lệ chưa cao và chưa đồng đều ở từng trò chơi và thể hiện từng tiêu chí, các tiêu chí khó dần. Trong quá trình hoạt động một số trẻ cũng đã biết thể hiện bản thân mình, tự tin trong quá trình giao tiếp, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ ăn khớp với lời nói. Bên cạnh đó thì vẫn còn có một số trẻ rất rụt rè và bẽn lẽn, ít giao tiếp. Khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân ở trẻ trong hoạt động vui chơi là rất thấp, trẻ rất dễ xẩy ra xô sát, tranh giành đồ chơi với nhau, chưa thực sự có sự cảm thông chia sẻ với nhau. Thậm chí có những trẻ thấy được thành công của bạn nhưng lại không vui mừng mà lại còn làm hỏng đi thành quả của bạn, hoặc trêu đùa bạn.
Ví như khi Bạn D xây dựng được một chiếc cổng công viên rất là đẹp bạn rất thích và tự hào về sản phẩm của mình, D đã khoe với A cùng đội xây dựng với mình nhưng nhiệm vụ của Tuấn là xây khu vui chơi giải trí, Tuấn vẫn chưa hoàn thành công việc của mình, Tuấn đã trêu đùa và làm hỏng cổng công viên của bạn Nam và hai bạn đã xẩy ra xô sát.
Đối với biểu hiện tích cực, chủ động, sáng tạo trong trò chơi thì qua thực tế cho thấy trẻ chỉ hào hứng và tích cực khi mới bắt đầu cuộc chơi, chứ chưa thực sự tích cực, sáng tạo và chủ động giải quyết các vấn đề khi tham gia trò chơi. có những trẻ chỉ thực hiện nhiệm vụ chơi nửa chừng ròi bỏ ngỏ, khi tìm hiểu thì chúng tôi nhận ra có rất nhiều lý do kiến trẻ không tích cực thực hiện dự định chơi của mình như đồ dùng đồ chơi chưa đảm bảo, do môi trường, giáo viên, hay do chính bản thân trẻ...
Ở trẻ biết tự nhận xét, tự đánh giá bản thân và đánh giá bạn trong quá trình chơi và kết quả của hoạt động là chưa cao. Trẻ cũng đã biết tự nhận xét và đánh giá tuy nhiên ở mức độ chưa cao và chưa thật hiệu quả, nhiều giáo viên thường tổ chức nhanh chóng, qua loa cho có chứ chưa thực sự chú trọng đến chất lượng của vấn đề, chưa chú trọng đến khả năng của trẻ, nhiều trẻ chưa thực sự được thể hiện mình như vậy sẽ làm giảm đi rất nhiều sự tự tin của trẻ, và những lần sau trẻ cũng không có ý thức để tự nhận xét đánh giá bản thân mình và đánh giá bạn cùng chơi. Như vậy, hiệu quả của việc giáo dục sự tự tin cho trẻ sẽ giảm đi rất nhiều.
Tóm lại: Qua khảo sát thực trạng nhận thức về sự tự tin các biểu hiện sự tự tin và việc sử dụng các biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 4 - 5 tuổi có thể rút ra một số kết luận ban đầu như sau:
- Đa số giáo viên đều được đào tạo trong ngành mầm non, có trình độ từ trung cấp trở lên. Đây là một thuận lợi cho việc giáo dục sự tự tin cho trẻ. một số giáo viên cũng đã quan tâm tới vấn đề giáo dục sự tự tin cho trẻ và coi đây là một số phẩm chất
quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ.
- Một số trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường mầm non khi tham gia hoạt động vui chơi đều nhanh nhẹn, giao tiếp tốt, mạnh dạn tự tin và hồn nhiên, song bên cạnh đó vẫn còn một số trẻ chưa mạnh dạn tự tin trong khi tham gia trò chơi.
- Một số giáo viên có sự nhiệt tình, yêu thương trẻ cũng có những biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ, bên cạnh đó cũng có những giáo viên chưa thực sự quan tâm, lập kế hoạch và sử dụng phối hợp các biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ. Do vậy rất cần các biện pháp giáo dục sự tự tin và tổ chức thực nghiệm sử dụng để làm rõ tính khả thi.
Các biểu hiện biểu hiện của sự tự tin của trẻ 4 - 5 tuổi
Tiêu chí 1 (1,5 điểm) Mạnh dạn trong giao tiếp
- Mức độ cao: 1,5 điểm
Trẻ không run sợ trước đám đông, trò chuyện với mọi người tự nhiên, biết lắng nghe và hiểu người khác. Biết thể hiện mình trước mọi người (nét mặt, điệu bộ, tác phong tư thế…) cử chỉ ăn khớp với lời nói và phù hợp với hoàn cảnh.
- Mức độ TB: 1 điểm
Trẻ không run sợ trước đám đông, trẻ trò chuyện với mọi người, biết lắng nghe và hiểu người khác. Cử chỉ nét mặt, điệu bộ, tác phong tư thế đôi lúc chưa ăn khớp với lời nói và phù hợp với hoàn cảnh.
- Mức độ thấp: 0,5 điểm
Trẻ run sợ trước đám đông, trẻ không giám trò chuyện với mọi người, biết lắng nghe và hiểu người khác. Cử chỉ nét mặt, điệu bộ, tác phong tư thế chưa ăn khớp với lời nói và phù hợp với hoàn cảnh.
Tiêu chí 2 (1,5điểm)Có tính quyết đoán
- Mức độ cao: 1,5 điểm
Có tính quyết đoán, biết bày tỏ ý kiến của mình một cách trực tiếp, thẳng thắn, biết cách thỏa thuận và hành động dứt khoát.
- Mức độ TB: 1 điểm
Đôi lúc chưa có tính quyết đoán, biết bày tỏ ý kiến của mình, tuy nhiên có lúc chưa mạnh dạn bảo vệ ý kiến của mình, biết cách thỏa thuận với bạn chơi.
- Mức độ thấp: 0,5 điểm
Chưa tính quyết đoán, chưa biết bày tỏ ý kiến của mình một cách trực tiếp, thẳng thắn, biết cách thỏa thuận và có lúc hành động chưa dứt khoát.
Tiêu chí 3 (2 điểm) Khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân
- Mức độ cao: 2 điểm
người khác…) biết vui với thành công của mình và của bạn. - Mức độ TB: 1 điểm
Đôi lúc chưa tự biết kiềm chế xúc cảm của bản thân (vui, giận, ngạc nhiên, an ủi, yêu thương người khác…) biết vui với thành công của mình và của bạn.
- Mức độ thấp: 0,5 điểm
Chưa tự biết kiềm chế xúc cảm của bản thân (vui, giận, ngạc nhiên, an ủi, yêu thương người khác…) biết vui với thành công của mình và của bạn.
Tiêu chí 4 (2,5điểm):Tích cực, chủ động, sáng tạo trong trò chơi
- Mức độ cao: 2,5 điểm
Trẻ tích cực thực hiện dự định chơi, sáng tạo trong trò chơi, biết đưa ra quyết định kịp thời trong khi giải quyết nhiệm vụ chơi.
- Mức độ TB: 2 điểm
Trẻ tích cực thực hiện dự định chơi, chưa thực sự sáng tạo trong trò chơi, biết đưa ra quyết định kịp thời trong khi giải quyết nhiệm vụ chơi.
- Mức độ thấp: 1 điểm
Trẻ chưa tích cực thực hiện dự định chơi, chưa sáng tạo trong trò chơi, đôi lúc chưa biết đưa ra quyết định kịp thời trong khi giải quyết nhiệm vụ chơi.
Tiêu chí 5 (2,5điểm): Khả năng tự nhận xét và đánh giá
- Mức độ cao: 2,5 điểm
Trẻ biết tự nhận xét, tự đánh giá bản thân và đánh giá bạn trong quá trình chơi và kết quả của hoạt động.
- Mức độ TB: 2 điểm
Trẻ biết tự nhận xét, tự đánh giá bản thân và chưa biết đánh giá bạn trong quá trình chơi và kết quả của hoạt động.
- Mức độ thấp: 1 điểm
Trẻ chưa biết tự nhận xét, tự đánh giá bản thân và chưa biết đánh giá bạn trong quá trình chơi và kết quả của hoạt động.
Thang đánh giá
+ Mức độ 1 (cao): 8 - 10 diểm + Mức độ 2 (TB): 5 -7 điểm + Mức độ 3 (thấp): < 5 điểm
* Nhận xét: Từ kết quả điều tra thực trạng nói trên giáo dục về sự tự tin của trẻ 4-5 tuổi thông qua các trò chơi tại các trường MN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay có thể đưa ra một số nhận xét như sau:
* Ưu điểm:
cho trẻ và ưu thế của các trò chơi. Quan hệ giữa cô và trẻ gần gũi, các cô nhiệt tình với công việc, yêu nghề mến trẻ, luôn quan tâm, động viên khuyến khích trẻ tham gia vào các trò chơi giúp trẻ hứng thú, mạnh dạn và có nhu cầu thể hiện mình. Đó là những cơ sở vững vàng để giáo dục sự tự tin cho trẻ.
- GV đã lựa chọn và sử dụng một số biện pháp khác nhau nhằm giáo dục sự tự tin cho trẻ 4-5 tuổi thông qua các trò chơi ở trường MN. Các biện pháp phần nào thực hiện mục tiêu giáo dục cho trẻ nói chung và đặc biệt là giáo dục trẻ khả năng tự nhận thức về bản thân, tin tưởng vào khả năng của mình từ đó có niềm tin để thực hiện thành công nhiệm vụ.
* Hạn chế:
- GV đã sử dụng một số biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ thông qua các trò chơi ở trường MN nhưng việc sử dụng các biện pháp này chưa thật hợp lý, vẫn theo phương pháp truyền thống, GV là trung tâm của quá trình giáo dục. GV chưa quan tâm tới sở thích, mong muốn của trẻ, còn áp đặt trẻ, GV can thiệp quá sâu vào trò chơi của trẻ, quyết định cách chơi của trẻ và luật chơi trong các trò chơi.
- GV chỉ sử dụng một số biện pháp đơn lẻ chứ chưa trú trọng phối hợp các biện pháp hoặc khi phối hợp lại không cân đối. Điều này dẫn đến tình trạng GV “ngại” tổ chức các trò chơi cho trẻ hoặc nếu có tổ chức thường mang tính áp đặt, chưa thu hút sự hứng thú của trẻ nên hiệu quả chưa cao, chưa giúp trẻ thể hiện hết khả năng của bản thân. Vì vậy chưa tác động hiệu quả đến việc giáo dục sự tự tin cho trẻ.
- GV thường tổ chức nhận xét, đánh giá nhanh chóng, chưa quan tâm đến chất lượng của đánh giá, chưa chú trọng đến khả năng của trẻ, chưa tạo điều kiện cho trẻ chưa được thể hiện mình. Điều này làm giảm động lực phấn đầu và kinh nghiệm cho các buổi chơi sau, làm hạn chế sự tự tin của trẻ. Vì vậy chưa phát huy được hiệu quả giáo dục sự tự tin cho trẻ.