8. Cấu trúc luận văn
1.3.2. Vai trò của hoạt động vui chơi đối với xây dựng sự tự tin cho trẻ mẫu
giáo 4-5 tuổi
Bước sang tuổi mẫu giáo vốn sống của trẻ phong phú hơn, trò chơi trở thành hoạt động chủ đạo của trẻ. Hoạt động này không chỉ chiếm nhiều thời gian trong cuộc sống của trẻ mà quan trọng hơn là nó quyết định sự phát triển tâm lý của trẻ, tạo nên những cấu trúc tâm lý mới trong đời sống tinh thần, đồng thời nó chi phối các hoạt động khác của trẻ.
Nhiều nhà nghiên cứu đã gọi đồ chơi và trò chơi là những “vật màu nhiệm” của thế giới, là một trong những hiện tượng văn hóa gây nhiều hứng thú nhất, vì trong nó chứa đựng những khả năng to lớn tác động đến cuộc sống của con người, đặc biệt là đến sự phát triển của trẻ em. Trò chơi giúp cho sự phát triển của trẻ được cân bằng, nhịp nhàng. Đó là phương tiện hiệu quả nhất để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
Trò chơi không những giúp các em có ý thức kỉ luật hơn, mà còn là phương tiện giáo dục thẩm mỹ hiệu quả, trò chơi còn có tác dụng phát triển tính chủ định trong hoạt động tâm lý của trẻ giúp cho các quá trình tâm lý đạt hiệu quả cao. Nhiều nhà tâm lý học coi trò chơi là phương tiện chữa bệnh có hiệu quả cho trẻ em. Rõ ràng không chơi trẻ không thể phát triển được.
Nhà giáo dục nổi tiếng Nga, Macarencô đã viết: “Trò chơi có một ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của trẻ, chẳng khác gì sự làm việc sự phục vụ của người lớn. Đứa trẻ thể hiện như thế nào trong trò chơi thì sau này trong phần lớn trường hợp nó cũng thể hiện ra như thế trong công việc. Vì vậy một nhà hoạt động trong tương lai trước tiên phải được giáo dục trong trò chơi”. Văn hóa nỗi lạc Nga, Maxim Goocki đã từng nói “ Chơi là con đường dẫn trẻ em đến chỗ nhận thức được cái thế giới mà các em đang sống, cái thế giới mà các em có sứ mệnh cải tạo”. Điều này càng cho thấy vai trò to lớn của trò chơi hay hoạt động vui chơi đối với trẻ em đặc biệt là trẻ lứa tuổi mầm non.
Có thể thấy vui chơi là phương tiện giáo dục toàn diện góp phần hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Trong quá trình vui chơi nhờ hoạt động của chính bản thân mình mà trẻ có cơ hội khám phá nhận thức, mở rộng vốn hiểu biết về môi trường xung quanh. Do động cơ chơi thôi thúc trẻ luôn luôn suy nghĩ, tự tìm tòi các phương tiện, phương thức hoạt động, tự vận dụng những kinh nghiệm của mình để thực hiện và giải quyết nhiệm vụ của trò chơi.
Khi bàn về vai trò của hoạt động vui chơi, nhà tâm lý - giáo dục học xô viết Encônhin đã nói rằng, trò chơi là trường học về hành vi, là trường học đạo đức trong hành động. Vui chơi là phương tiện để phát triển các năng lực hoạt động cần thiết cho trẻ như: Năng lực tư duy, ngôn ngữ, tưởng tượng…Đặc biệt là giúp trẻ phát triển sự tự tin và sáng tạo, năng lực phối hợp các hoạt động, tự nhận xét và đánh giá.
Vui chơi cần cho mọi người và mọi lứa tuổi, đối với trẻ em thì vui chơi đã tạo nên cuộc sống cho chúng. Theo tác giả Nguyễn Ánh Tuyết “Chơi là hoạt động vô tư, tự nguyện, người chơi không nhằm vào một lợi ích thiết thực nào cả, trong khi chơi các mối quan hệ của con người với tự nhiên và xã hội được mô phỏng lại, nó mang đến cho con người một trạng thái tinh thần vui vẻ, thoải mái dễ chịu”[36]. Với ý kiến trên một lần nữa lại khẳng định vai trò chủ đạo của hoạt động vui chơi đối với sự phát triển của trẻ. Hoạt động vui chơi giúp cho sự phát triển của trẻ được toàn diện, cân bằng và nhịp nhàng, đó là phương tiện giáo dục hiệu quả nhất để phát triển các chức năng tâm lí, sinh lí và hình thành nhân cách. Hoạt động vui chơi có nhiều điều kiện và cơ hội để giáo dục sự tự tin cho trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ 4 - 5 tuổi nói riêng.
+ Vai trò 1: Vui chơi của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi là hoạt động mô phỏng lại cuộc sống của con ngƣời
Những mối quan hệ giữa con người với con người, mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và xã hội, vì vậy hoạt động này mang tính chất tượng trưng. Chính sự mô
phỏng của hoạt động vui chơi là điều kiện để giáo dục sự tự tin cho trẻ. Trong khi chơi, tính chất mô phỏng, tượng trưng được thể hiện rất rõ. Mỗi trò chơi phản ánh một mảng của hiện thực đời sống xã hội: bệnh viện, trường học, cửa hàng, bách hóa, công viên...ở đây trẻ thỏa sức hành động, được sống trong xã hội của người lớn thu nhỏ, được làm việc được nói năng, được xưng hô như người lớn...vì thế trẻ luôn là chủ thể tích cực, trẻ được tự do thoải mái và tự tin vào bản thân mình. Chính vì thế có thể nói hoạt động vui chơi có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục sự tự tin cho trẻ.
Ta có thể thấy khi trẻ chơi trò chơi “Bán hang”, trẻ mô phỏng lại hoạt động mua, bán, ở đó có người mua, người bán, hàng hóa, tất cả đều không phải là thật mà chỉ là những vật tượng trưng nhưng đã đem lại cho trẻ niềm say mê, hứng thú, trẻ nhập vào vai chơi và tham gia vào cuộc chơi một cách chủ động, tự tin điều này là cơ hội và điều kiện tốt để giáo viên có thể giáo dục sự tự tin cho trẻ.
+ Vai trò 2: Hoạt động vui chơi của trẻ là hoạt động độc lập, tự điều khiển Trong khi chơi chúng tự lực làm lấy mọi việc: Chọn nội dung chơi, vai chơi, tìm kiếm đồ dùng đồ chơi, đặc biệt là độc lập trong suy nghĩ để khắc phục những trở ngại và tìm kiếm cách chơi tốt hơn. Trong tính độc lập biểu hiện độc đáo là sự tự điều chỉnh hành vi của mình trong khi chơi. Đó chính là cơ hội thuận lợi để trẻ tự tin vào bản thân thể hiện hết khả năng của mình trong khi tham gia chơi.
Hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi mang tính chủ định, độc lập và mang tính sáng tạo, hoạt động vui chơi chính là thời điểm trẻ tự hoạt động theo nhu cầu, ý muốn của bản thân, tự bộc lộ mình tự sáng tạo, trẻ luôn là chủ thể hoạt động tích cực không bị ảnh hưởng chi phối từ các yếu tố bên ngoài, trẻ mạnh dạn tự tin thể hiện mọi suy nghĩ và hành động của mình. Vì vậy giáo viên cần tạo mọi điều kiện, khuyến khích trẻ tự tin thể hiện bản thân mình. Trong quá trình vui chơi trẻ được chơi các trò chơi, trẻ học làm người lớn, tự tin phản ánh chân thực hành vi của mình. Vì vậy các chức năng tâm lý của trẻ được hình thành và phát triển mạnh mẽ, bên cạnh đó ngôn ngữ cũng phát triển với tốc độ cao. Sự tự ý thức bản thân tự tin khẳng định mình đã giúp trẻ cố gắng thực hiện nhiệm vụ trong trò chơi. Như vậy hoạt động vui chơi là một trong những hoạt động để trẻ thể hiện hành vi sự tự tin của mình trong các trò chơi, trẻ tự quyết định trò chơi, bạn chơi, phương tiện và đồ dùng chơi, tự tin trong hành vi chơi của mình…
+ Vai trò 3: Hoạt động vui chơi là một hoạt động mang màu sắc xúc cảm chân thực mạnh mẽ
Đứa trẻ lao vào cuộc chơi với tất cả sự say mê và lòng nhiệt tình vốn có của nó. Trò chơi tác động mạnh mẽ và toàn diện đến trẻ chính là vì nó thâm nhập dẽ dàng hơn cả vào thế giới tình cảm của trẻ, mà tình cảm đối với đứa trẻ là động cơ mạnh mẽ nhất.
Mặc dù trong trò chơi mọi cái đều mang ý nghĩa tượng trưng, đều không có thật nhưng tình cảm và thái độ mà trẻ em biểu hiện trong đó là tình cảm chân thực, hồn nhiên và thẳng thắn, không hề mang tính giả tạo. Chính điều này là điều kiện để phát triển tình cảm ở trẻ em, phát triển năng lực nhận biết và bày tỏ cảm xúc, tình cảm của mình, hiểu và đáp lại cảm xúc, tình cảm của người khác. Mặt khác nhờ sự phát triển tình cảm còn là hình thành và rèn luyện sự tự tin. Chính sự tự tin sẽ thúc đẩy cảm xúc về khả năng độc lập và những tình cảm tích cực của trẻ đảm bảo cho sự thành công trong các hoạt động.
Khi chơi sẽ là dịp tốt để trẻ bộc lộ hay kiềm chế cảm xúc của mình, đặc biệt là khi đóng vai các nhân vật trong trò chơi. Nếu đóng vai “Bác sĩ” trẻ sẽ có thái độ ân cần, chia sẻ nỗi đau với bệnh nhân, nếu đóng vai “Người công nhân xây dựng” trẻ sẽ có thái độ nhiệt tình trong công việc...Khi tham gia vào các trò chơi, đời sống tình cảm của trẻ được phát triển với vô vàn các cung bậc khác nhau. Hoạt động vui chơi không chỉ làm thỏa mãn những cảm giác tình cảm của trẻ mà còn giúp trẻ mạnh dạn tự tin thể hiện cảm xúc thể hiện hành vi của mình.
Sự hình thành sự tự tin cho trẻ có liên quan mật thiết đến hoạt động vui chơi mà đặc biệt là quá trình tổ chức hoạt động vui chơi. Hay trò chơi là một dạng hoạt động mang tính tự tin. Hơn bất cứ hoạt động nào trong hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo biểu hiện rất rõ sự tự tin ý thức làm chủ, tích cực, độc lập vui chơi càng mang sự tự nguyện bao nhiêu thì càng phát huy tính tự tin, chủ động và nảy sinh nhiều sáng kiến bấy nhiêu.