Thực trạng nhận thức của giáo viên về khái niệm sự tự tin

Một phần của tài liệu Xây dựng sự tự tin cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi tại các trường mầm non quận Cẩm Lệ thành phố Đà Nẵng (Trang 42 - 44)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về khái niệm sự tự tin

Qua việc sử dụng phiếu điều tra kết hợp với việc trao đổi, trò chuyện với giáo viên, chúng tôi nhận thấy nhận thức của giáo viên về khái niệm tính tự tin thể hiện ở mức độ sau:

Bảng 2.2. Nhận thức của giáo viên về khái niệm sự tự tin (N=75)

Nội dung

MỨC ĐỘ CÂU TRẢ LỜI

Không đồng ý Phân vân Đồng ý Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ

Tự tin là khả năng tin vào bản thân 6 8% 27 36% 42 56% Tự tin là có sức mạnh, ý chí để tiến

hành chắc chắn 1 việc nào đó 17 22% 26 35% 32 43% Tự tin là mạnh dạn không phụ

thuộc vào người khác 9 12% 21 28% 45 60% Tự tin là cô gắng phấn đấu hoàn

thành tốt công việc 20 26% 26 35% 29 39% Tự tin là sự nhanh nhẹn, hoạt bát,

sôi nổi, nhiệt tình 12 16% 24 31% 39 53% Tự tin là không e dè, rụt rè, nhút

nhác 4 5% 19 26% 52 69%

Tự tin là dám nói lên những điều

mình biết 18 24% 12 16% 48 64% Tự tin là dám bảo vệ ý kiến của

Nội dung

MỨC ĐỘ CÂU TRẢ LỜI

Không đồng ý Phân vân Đồng ý Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ

Tự tin là không bắt chước số đông 24 31% 9 12% 42 57% Tự tin là bạo dạn bộc lộ nhu cầu,

sở thích của bản thân 5 7% 18 24% 52 69% Tự tin là mạnh dạn trong giao tiếp 25 33% 12 16% 38 51% Tự tin là biết ứng xử nhanh trong

mọi tình huống 9 12% 24 31% 42 57% Tự tin là biết giúp đỡ bạn bè 19 26% 4 5% 52 69%

Kết quả 24% 33% 43%

Xét theo khái niệm về tự tin đã nêu trong phần cơ sở lý luận,kết quả tại bảng 2.2 cho thấy:

Có 24% giáo viên mầm non đã nhận thức sai về sự tự tin họ đã đưa ra khái niệm sự tự tin là: Mạnh dạn trước đám đông, tin vào chính bản thân mình vào khả năng của mình.

Phần lớn giáo viên (43%) đã đồng ý về tính tự tin. Họ đưa ra được dấu hiệu bản chất của tính tự tin là: Không e dè, rụt rè, nhút nhát. Dám nói lên những gì mình biết và bảo vệ ý kiến của mình, bạo dạn bộc lộ nhu cầu sở thích của bản thân. Đón nhận được sự tốt đẹp, sự thành công, luôn cố gắng và nỗ lực hết mình để đạt được kết quả công việc mình làm.

Một số giáo viên chiếm33% còn phân vân về tính tự tin. Họ coi tính tự tin là sự nhanh nhẹn, hoạt bát, biết ứng sử nhanh trong mọi tình huống và có kỹ năng giao tiếp, sôi nổi nhiệt tình, hoặc chỉ có một số nhận định về biểu hiện của tính tự tin một cách sơ sài mà chưa nói rõ được khái niệm tính tự tin một cách rõ ràng và đầy đủ.

Như vậy, qua điều tra tìm hiểu nhận thức của giáo viên mầm non về sự tự tin chúng tôi nhận thấy rằng một số giáo viên đã hiểu đúng về khái niệm sự tự tin, một số giáo viên cũng đã hiểu được một số nét đặc trưng của sự tự tin và biểu hiện của nó. Nhìn chung nhận thức của giáo viên mầm non về sự tự tin chưa cao, còn chung chung, chỉ là những kiến thức kinh nghiệm đời thường chứ chưa khái quát hóa thành định nghĩa khoa học. Vì vậy, cần bồi dưỡng cho giáo viên mầm non hiểu biết về phẩm chất này để họ có thể thực hiện công tác giáo dục tính tự tin cho trẻ có hiệu quả hơn.

Ý kiến của giáo viên về sự cần thiết phải có các biện pháp hướng dẫn phù

Một phần của tài liệu Xây dựng sự tự tin cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi tại các trường mầm non quận Cẩm Lệ thành phố Đà Nẵng (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)