II. Đánh giá thực trạng quản lý của xí nghiệp 26.3 theo tiêu chí 5S 2.1 Khái quát về 5S
1.4.1. Nhận thức của công nhân viên
Mọi người thường cho rằng, nơi làm việc, các vật dụng, hệ thống máy móc là tài sản của của công ty. Vì vậy, muốn những thứ này được bền đẹp, sạch sẽ thì công ty sẽ phải tự làm lấy. Điều này có được thực hiện hay không cũng không ảnh hưởng và liên quan đến họ. Cho nên, nếu công ty có phát động thực hiện 5S cũng chỉ dành cho những cán bộ cấp cao. Còn công nhân viên thì không cần bận tâm đến làm gì. Đây là nhận thức hoàn toàn sai lầm nhưng không phải là không có. “Cha chung không ai khúc”-cõu ca dao đã được người xưa đúc kết về một đức tính rất xấu của người Việt nam từ xưa đến nay: đó là không có ý thức xây dựng tập thể. Những thứ không phải của riêng họ thì họ sẽ không phải bảo quản, giữ gìn. Chính vì vậy mà việc thực hiện 5S trở nên vô cùng khó khăn nếu như chúng ta không triệt để loại bỏ những suy nghĩ đó. Sau đây sẽ là thực trạng cũng như khả năng khách quan giúp thực hiện 5S thành công hoặc gây thất bại cho chương trình 5S sắp tới chuẩn bị được đề xuất.
Nhìn chung, tất cả các công nhân trong Xí Nghiệp đều chấp hành đầy đủ nội qui về trang phục. Đồng phục bên gò là áo xanh màu bộ đội, còn bên may là áo xanh công nhân. Riờng\ nhân viên văn phòng thì vẫn chưa có qui định cụ thể. Từ điều này cho ta thấy rằng công nhân viên rất có ý thức thực hiện những nội qui của Công ty cũng như Xí Nghiệp đề ra, kể cả các qui định bắt buộc phải để xe tại nơi qui định hay tắt máy dắt xe khi qua cổng cũng vậy. Còn đối với các qui định về an toàn lao động thì được mội người thực hiện khá tốt vỡ nó ảnh hưởng trực tiếp đến
sức khỏe cũng như quyền lợi của bản thân họ. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều điều chưa tốt, đó là các dây điện vẫn còn được để vô trật tự dưới nền nhà, hay sàn nhà ướt dễ dẫn đến trơn ngó…
Về vấn đề giữ gìn vệ sinh chung trong nơi làm việc cũng như ý thức làm việc thì cũng có nhiều ý kiến khác nhau, tùy thuộc vào quan niệm cũng như tư duy riêng của mỗi người:
Bảng 2.1: Bảng phân cấp ý thức người lao động ngăn nắp bình thường bừa bãi
Ở nhà
Nơi làm
việc Ở nhà
Nơi làm
việc Ở nhà
Nơi làm việc 1 2 3 A B C
Câu phương châm của 5S: "nếu bạn có thể giữ cho ngôi nhà của mình được gọn gàng, sạch sẽ thì tại sao không làm cho nơi làm việc của mình sạch sẽ, gọn gàng như ở nhà " có vẻ như không đúng lắm. Vì thực tế có nhiều người còn chẳng cần quan tâm xem ngôi nhà của mình có sạch sẽ hay không. Có thể chia ra 3 loại người chủ yếu:
Đối với những người thuộc nhóm 1 thì họ không hề có sự phân biệt đối với ở nhà hay đi làm, những người này sẽ dễ thực iợ̀n thành công 5S hơn những người còn lại, chỉ cần chúng ta làm thế nào để họ nhận ra vai trò của 5S tới cuộc sống cũng như trong công việc mà thôi. Những người thuộc nhóm A1 thì tất cả mọi việc sẽ được làm dựa trên tinh thần tự giác, sẽ không ai phải nhắc ai làm cả. Một ngày họ có thể dọn vệ sinh nhiều lần hoặc ít lần, các tài liệu hay vật dụng của họ cũng sẽ được sắp xếp khá khoa học,nờn chúng ta sẽ rất khó phát hiện ra nơi làm việc của họ bẩn ở chỗ nào, chưa hợp lý ở chỗ nào, đây là những con người luôn tự hào về
nơi làm việc của mình và chắc chắn hiệu quả làm việc của họ cao hơn những người còn lại. Gần giống với nhóm này là A3, đây có thể được gọi là những nghệ sỹ, họ thường là những người say mê công việc, yêu công việc còn hơn cả cuộc sống của mình, thường rơi vào những người kỹ sư, công việc đòi hỏi tập trung cao độ. Đây cũng là nhóm người làm việc có thể nói là hiệu quả nhṍt,(có thể là nhóm B2 hoặc C2).
Nhưng đối với những người như 2A thì có thể nói đây là những con người ích kỷ, họ chỉ làm tốt những thứ gì được giao cụ thể cho họ, là của họ,(có thể là nhóm B3 hoặc C3). Chỉ khi nào bị bắt buộc thì họ mới dọn vệ sinh. Nhưng thường thì việc dọn dẹp đó cũng được thực hiện khá tốt, các vật dụng của họ cũng được xếp đặt khá hợp lý. Và hiệu quả làm việc cũng khá cao nếu chúng ta biết cách tận dụng.
Riêng với nhóm B2, hoặc C1 là những người có bản tính cẩu thả, bừa bãi. Họ không cần quan tâm xem mọi thứ có gọn gàng, sạch sẽ hay không, vì vậy hiệu quả làm việc của nhóm này có thể nói là thấp nhất. Dường như họ sẽ không bao giờ tự bỏ thời gian ra để dọn dẹp và sắp xếp lại mọi thứ. Nếu chúng ta không có cách tuyên truyền, giáo dục hợp lý thì đôi khi, ngay cả khi cấp trên bắt họ phải bỏ thời gian ra để dọn dẹp thì cũng chỉ được thực hiện trờn bề nổi.
Vì vậy trong một cuộc trao đổi với tác giả – chỉ là một sinh viên thực tập về việc thái độ của họ sẽ như thế nào nếu như một phong trào như 5S được triển khai thì mọi người cũng chia sẻ khá thẳng thắn.
Những người nằm trong nhóm thì rất nhiệt tình ủng hộ phong trào này. Họ có thể là những người tiên phong, những tấm gương sáng để mọi người noi theo.
Đối với nhóm thì cho rằng nếu có thì cũng tốt, họ sẽ đứng ở vị trí trung lập. Nếu như lãnh đạo bắt buộc phải thực hiện thì họ sẽ thi hành, nhưng sau đó thì cũng phải tùy thuộc vào chính sách tiếp theo của lãnh đạo. Nếu như lãnh đạo nơi lỏng thì chắc chắn chính sách đó sẽ thất bại với nhóm người này.
Đối với nhóm thứ thì cũng thật khó chấp nhận, vì thực tế là họ không nhận thức được việc dọn vệ sinh sẽ đem lại lợi ích gì, đôi khi còn thấy khó chịu khi bị buộc phải dọn vệ sinh. Vì vậy phong trào này đúng là thứ chỉ làm họ mất thời gian và cảm thấy bực tức. Với nhóm này thì lãnh đạo sẽ mất nhiều thời gian để giáo dục họ. Nhưng khi họ đã nhận ra rồi thì nhiều khả năng họ sẽ biến thành đội ngũ của nhóm .