Tần số cơn bão xuất hiện giữa các tháng qua từng thập kỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhận thức và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã nghĩa hội, huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an (Trang 31)

Phần 5 Kết luận và kiến nghị

2.3 Tần số cơn bão xuất hiện giữa các tháng qua từng thập kỷ

Nguồn: Số liệu thủy văn trung ương (2010)

2.3.2.5. Xâm nhập mặn

Theo kết quả nghiên cứu của viện khoa học Thủy lợi Việt Nam (2013)

vùng ven biển ĐBSH có tới 60% lao động bằng nghề sản xuất nông nghiệp và ni trồng thủy sản với diện tích 306.100 ha chủ yếu là canh tác lúa nước. Lưu lượng về hạ du giảm, mực nước sông Hồng xuống thấp và nước biển dâng cao kết hợp với triều cường dẫn đến xâm nhập mặn và ngày càng phức tạp. Theo kết quả quan trắc, đánh giá số liệu đo độ mặn cho thấy: vào mùa kiệt nước phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp ở Hải Phịng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình có độ mặn vượt quá nồng độ cho phép.

Đỉnh mặn lớn nhất thường xuất hiện ở đầu và cuối kỳ triều, đỉnh mặn ở các con triều cường thuộc giữa kỳ khơng lớn. Đỉnh mặn cịn phụ thuộc vào lưu lượng nước xả từ các hồ kịp thời khống chế được mực nước tối thiểu và đẩy xâm nhập mặn làm giảm độ sâu nhập mặn vào các cửa sông.

Giới hạn xâm nhập mặn (từ ngày 16-25/1/2008) gồm các con triều cường và triều trung bình thuộc 1 kỳ triều cường có đỉnh mặn nhất ở các cửa sơng: Trà Lý, Sông Hồng, Ninh Cơ, Sông Đáy, độ sâu xâm nhập mặn diễn biến từ 30,3km đến 40km.

Ở ĐBSCL xâm nhập mặn xảy ra ở hầu hết các tỉnh: Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, Trà Vinh gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp.

2.3.2.6. Các hiện tượng khí hậu cực đoan

a) Hạn hán

Theo viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường (2008). Hạn hán những năm trước đây thường theo một chu kỳ nhất định là nắng hạn xuất hiện và kéo dài từ tháng 5 đến tháng 7 trong năm và có nhiệt độ từ 35-370C, tháng cao điểm nhất của nắng hạn là vào tháng 5, nhưng trong những năm gần đây do tác động của BĐKH nên hạn hán xuất hiện sớm hơn và nhiệt độ tăng cao, nắng hạn xuất hiện bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 8 trong năm, nhiệt độ từ khoảng 39-410C.

b) Nắng nóng, nắng nóng gay gắt

Nắng nóng và nắng nóng gay gắt là một trong những loại hình thời tiết đặc trưng trong mùa hè ở khắp các khu vực trên lãnh thổ Việt Nam gây ảnh hưởng xấu đến con người, cây trồng, vật nuôi. Theo trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung Ương (2008) chỉ tiêu để xác định nắng nóng là (Tmax>=350C) và nắng nóng gay gay gắt là (Tmax>=370C). Số ngày nắng nóng, nắng nóng gay gắt xuất hiện nhiều nhất ở Trung Bộ, đặc biệt trên khu vực Bắc Trung Bộ và có xu hướng giảm dần ở phía Bắc và phía Nam. Trong những năm trở lại đây, nắng nóng thường xuất hiện sớm từ tháng 3 và kết thúc muộn vào tháng 9, cường độ xuất hiện mạnh nhất vào tháng 6 và tháng 7. Ở Việt Nam, nắng nóng và nắng nóng gay gắt có xu hướng gia tăng trong vịng 3 thập kỷ trở lại đây.

c) Rét đậm, rét hại

Theo trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung Ương, chỉ tiêu để xác định rét đậm là (Tmin<=150C) và rét hại là (Tmin<=130C).

Hiện tượng rét đậm, rét hại trong những năm gần đây xảy ra liên tục và thường xảy ra vào khoảng từ tháng 1 đến tháng 4 dương lịch trong năm và tháng cao điểm nhất là tháng 1. Nhiệt độ có nơi cịn xuống dưới 20C như Sapa-Lào Cai 1,60C (14/2/2008). Khác so với trước đây là rét xuất hiện từ tháng 12 cho đến tháng 4 năm sau, và cao điểm nhất là tháng 12. Như vậy so với trước đây thì hiện nay rét đến muộn hơn và diễn biến thất thường hơn.

2.4. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM

Việt nam là nước nông nghiệp với 75% dân số sống bằng nghề nông

nghiệp và 70% lãnh thổ là nơng thơn. Sản xuất nơng nghiệp cịn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Quy mô sản xuất nông nghiêp

chủ yếu theo hộ gia đình, nhỏ lẻ, trình độ khoa học chưa cao chính vì vậy đó là một thách thức lớn dưới tác động của BĐKH.

2.4.1. Tác động của nước biển dâng

Việt Nam có 3.260 km bờ biển với 28/64 tỉnh, thành phố có biển. Kinh tế biển đã trở thành một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước. Biến đổi khí hậu tác động mạnh mẽ đến đời sống con người, song đối với một nước có đường bờ biển dài và hai đồng bằng châu thổ lớn thì mối đe doạ do biến đổi khí hậu và nước biển dâng cao sẽ thực sự nghiêm trọng.

Theo kịch bản về biến đổi khí hậu và nước biển dâng của ngân hàng thế giới WB (2007), Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất trong khu vực Đông Á khi nước biển dâng từ 1-5m.

Hình 2.4. Diện tích đất các quốc gia bị ảnh hưởng theo các kịch bản nước biển dâng ở Đông Á

Nguồn: WB (2007)

Sự tác động của nước biển dâng đang có xu hướng làm hẹp dần diện tích đất nơng nghiệp của nước ta, đặc biệt là các vùng đất ven biển. Ở Nam Định từ năm 2005 đến nay, mực nước biển tại huyện Giao Thủy dâng lên 20cm. Số liệu quan trắc tại các trạm hải văn dọc bờ biển Việt Nam trong giai đoạn từ 1998-2008, tốc độ dâng của mực nước biển Việt Nam là khoảng 3mm/năm. Với tình hình như vậy, dự báo đến năm 2100 sẽ có khoảng 90% diện tích trồng lúa trên ĐBSCL bị ngập hoàn toàn. Tại vùng đồng bằng duyên hải Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ mực nước biển dâng sẽ thu hẹp diện tích rừng ngập mặn, gây khó khăn cho ngành ni trồng thủy sản. Nếu khơng có kế hoạch đối phó phần lớn diện tích đất ở ĐBSCL sẽ ngập trắng nhiều thời gian trong năm và ước tính thiệt hại lên đến 17 tỷ USD.

Theo dự báo của văn phòng quản lý điều tra tài nguyên biển và môi trường (Bộ tài nguyên và môi trường, 2010), ở Việt Nam, mực nước biển sẽ dâng cao từ 3 đến 15 cm năm 2010 và từ 15-90 cm vào năm 2070. Các vùng ảnh hưởng gồm có Cà Mau, Kiên Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình. Cũng theo dự báo này, nếu mực nước biển dâng cao 1m thì 23% dân số sẽ thiếu đất.

2.4.2. Tác động do bão lũ

Thay đổi khí hậu làm gia tăng thiên tai ở nhiều vùng miền của Việt Nam. Điều này được thể hiện qua hiện tượng bão lũ lụt xảy ra liên tiếp tại khu vực duyên hải miền trung Việt Nam những năm gần đây.

Nghiên cứu về tác động của BĐKH tới tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam IMHEN (2011) cho biết: giữa năm 1954 và 2000, trung bình có 6,9 cơn bão/ năm ảnh hưởng tới đất liền dọc theo bờ biển Việt Nam. Cấp độ gió mạnh và mực nước biển dâng kết hợp với các cơn bão gây ra phá hủy lớn đối với vùng Duyên Hải. Lượng mưa đi kèm với các cơn bão gây ra lũ lụt. Hậu quả của các cơn bão, lũ là phá hủy hàng ngàn ha đất sản xuất nông nghiệp và gây thiệt hại mùa màng.

Bảng 2.3. Các vụ thiên tai lớn ở Việt Nam và các tác động

Năm Sự kiện Số người chết Số người bị thương Số người mất tích Thiệt hại kinh tế (tỷ đồng) Vùng bị ảnh hưởng

2013 Bão Haiyn 13 80 30 9 tỉnh MB & MT

2012 Bão Sơn Tinh 3 15 7 26.678 7 tỉnh MB & MT

2010 Bão Côn Sơn 80 115 59 19.887 6 Tỉnh MB & MT

2009 Bão Ketsana 179 1.14 8 16.078 15 tỉnh MT & TN 2008 Bão Kammuri 133 91 34 1.939.733 09 tỉnh MB & MT 2007 Bão Lekima 88 180 8 3.215.508 17 tỉnh MB & MT 2006 Bão Xangsane 72 532 4 10.401.624 15 tỉnh MN & MT

2005 Bão số 7 68 28 3.509.150 12 tỉnh MB & MT

2004 Bão số 2 23 22 298.199 05 tỉnh MT

2003 Mưa lớn kết hợp với lũ

65 33 432.471 09 tỉnh MT

2002 Lũ lịch sử 171 456.831 ĐB Sông Cửu Long

2000 Các đợt lũ quét 28 27 2 43.917 05 tỉnh MB

1999 Lũ lịch sử 595 275 29 3.773.799 10 tỉnh MT

1997 Bão Linda 778 1.232 2.123 7.179.615 21 tỉnh MT & MN Nguồn: IMHEN (2011)

Năm 2014, cả nước xảy ra 5 cơn bão, 3 đợt áp thấp nhiệt đới, kéo theo 170 trận lốc xoáy, mưa đá cùng với 30 trận lũ quét và sạt lở đã làm chết và mất tích 133 người, 145 người bị thương, gần 2.000 căn nhà bị sập, đổ, nước cuốn trôi và gần 43.000 căn nhà bị ngập, hư hại tốc mái, song song đó, có trên 230.000 hécta lúa, hoa màu bị thiệt hại và hàng triệu mét khối đất đá, cơng trình giao thơng bị hư hại, ước tính thiệt hại về vật chất khoảng 2.830 tỷ đồng.

2.4.3. Tác động của nhiệt độ cực đoan, hạn hán, rét đậm

Trong báo cáo lần thứ V của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu,

IPCC (2013) về giới thiệu kịch bản BĐKH, nước biển dâng có đánh giá: tốc độ BĐKH gia tăng theo hướng cực đoan hơn so với các đánh giá trước đây, đặc biệt là các hiện tượng cực đoan liên quan đến nhiệt độ.

Theo báo cáo của Oxfam (2008) thì ở miền Bắc, trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia ghi nhận trận rét chưa từng có kéo dài 38 ngày, phá kỷ lục trận rét dài 31 ngày năm 1989. Nhiệt độ xuống thấp dưới 100C. Thời tiết rét đậm, rét hại phá hỏng ít nhất 100.000 ha lúa, chết hơn 60.000 gia súc, thiệt hại ước tính gần 30 triệu USD.

Những năm gần đây các tỉnh ĐBSH liên tục phải đối phó với tình trạng hạn hán gay gắt trong vụ Đông Xuân do mực nước sông Hồng liên tục xuống thấp dưới mức lịch sử. Trung bình trong vịng 10 năm qua diện tích bị khơ hạn ở miền Trung lên đến 140.000 ha và mất trắng gần 50.000 ha.

Theo báo cáo mới nhất của cục thủy lợi, bộ NN& PTNT (2009). Hạn hán đã gây thiếu nước cho trên 120.000 ha đất cánh tác, tập trung ở hầu hết các tình Tây Nguyên, Ninh Thuận, Bình Thuận. Năm 2015 hạn hán xảy ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh, làm gần 40.000 ha đất nông nghiệp phải dừng sản xuất do thiếu nước, diện tích cây trồng bị hạn lên tới 122.000 ha và hàng chục nghìn người bị thiếu nước sinh hoạt.

Ngoài ra hạn hán làm cho dịch bệnh trên cả hai đối tượng cây trồng và vật nuôi diễn biến phức tạp, một số bệnh mới như rầy nâu nhỏ, rầy lưng trắng gây bệnh lùn sọc đen ở ngô và lúa, các bệnh như vàng lùn, xoắn lá, thối thân, gốc xuất hiện ngày càng nhiều và trên diện rộng.

2.4.4. Tác động của xâm nhập mặn

Theo kết quả nghiên cứu của Cục quản lý tài nguyên nước (2013), trong 3 năm tới có khoảng 1.605.000 ha đất bị xâm nhập mặn chiếm gần 41% diện tích tồn ĐBSCL, tăng 2551 ha so với thời kỳ nền 1991-2000.

Theo thống kê chỉ tính năm 2015, gần đây nhất tỉnh Tiền Giang có khoảng 700 ha lúa chết vì thiếu nước ngọt. Cịn vùng U Minh Thượng lúa chết 34.000 ha nhưng vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Một số địa phương có có diễn biến xâm nhập mặn đến mức báo động là: Kiên Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Trà Vinh, Hậu Giang.

2.5. THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP NƠNG NGHIỆP

2.5.1. Khái niệm

Thích ứng với biến đổi khí hậu là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hồn cảnh hoặc mơi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do dao động và BĐKH hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại (Bộ Tài ngun và Mơi trường, 2008).

2.5.2. Các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu

Thích ứng với BĐKH là một chiến lược cần thiết ở tất cả các quy mơ, có vai trị quan trọng cho chiến lược giảm nhẹ BĐKH (giảm phát thải khí nhà kính) trên phạm vi tồn cầu bởi khả năng tiềm tàng của nó trong việc hạn chế và giảm nhẹ những tác động tiêu cực của BĐKH, kể cả biến đổi các trạng thái trung bình, những biến động khí hậu và các sự kiện khí hậu cực đoan.

Thích ứng với BĐKH là một quá trình lâu dài, địi hỏi sự quan tâm bền bỉ và không ngừng hồn thiện, đồng thời nó có quan hệ tương hỗ với chiến lược giảm nhẹ BĐKH.

Theo báo cáo đánh giá lần thứ 2 của Ủy ban liên chính phủ IPCC (1995), khả năng thích ứng được thể hiện thơng qua các hoạt động/ biện pháp thích ứng nhằm giảm khả năng bị tổn thương và cách phân loại phổ biến là chia các biện pháp thích ứng ra làm 8 nhóm:

+ Chấp nhận tổn thất: các phương pháp thích ứng khác có thể được so sánh với cách phản ứng cơ bản là: “khơng làm gì cả” ngoại trừ chịu đựng hay chấp nhận tổn thất. Theo lý thuyết chấp nhận tổn thất xảy ra khi bên chịu tác động khơng có khả năng chống chọi lại bằng bất kỳ cách nào.

+ Chia sẻ tổn thất: Loại thích ứng này liên quan đến việc chia sẻ những tổn thất giữa một cộng đồng dân cư lớn, cách này chỉ xảy ra trong 1 cộng đồng truyền thống và trong xã hội công nghệ cao, phức tạp.

+ Làm thay đổi nguy cơ: Đối với BĐKH có thể điều chỉnh làm giảm tốc độ của BĐKH bằng cách làm giảm phát thải khí nhà kính, đối với một số hiện tượng

tự nhiên như: hạn hán, lũ lụt những biện pháp thích hợp là kiểm sốt đê điều, kênh mương…

+ Ngăn ngừa tác động: Là hệ thống các phương pháp dùng để thích ứng với BĐKH như: tăng tưới tiêu, kiểm soát sâu bệnh.

+ Thay đổi cách sử dụng: Khi biến đổi khí hậu làm cho không thể tiếp tục các hoạt động sản xuất, người ta có thể thay đổi cách sử dụng ví du: sử dụng cây chịu hạn, chịu rét…

+ Thay đổi/chuyển địa điểm: Thay đổi/chuyển địa điểm để thích ứng với BĐKH ví dụ thay đổi điều kiện canh tác, di chuyển cây trồng, vật ni đến nơi có điều kiện khí hậu thích hợp hơn.

+ Nghiên cứu: Nghiên cứu các biện pháp, cơng nghệ để thích ứng với BĐKH.

+ Giáo dục, thơng tin và khuyến khích thay đổi hành vi: phổ biến kiến thức về biến đổi khí hậu vào trong nhà trường, sách, báo, thông tin đại chúng nhằm thay đổi, nhận thức hành vi của cộng đồng.

2.5.3. Thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp trên thế giới

2.5.3.1. Các giải pháp thích ứng chung

- Tăng cường hệ thống quan trắc, theo dõi và cảnh báo sớm các hiện tượng khí hậu cực đoan, bao gồm cả hệ thống thông tin trên cơ sở các trang thiết bị hiện đại và trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ của cán bộ chuyên môn được nâng lên.

- Nâng cao năng lực dự báo thiên tai, áp dụng và phát triển các phương pháp dự báo cực ngắn và dự báo mùa, các hiện tượng khí hậu cực đoan, trong đó các tín hiệu nổi bật và có quan hệ khá rõ với thời tiết, khí hậu.

- Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quản lý tài nguyên đất và tài nguyên nước trên cơ sở đánh giá tác động và khả năng tổn hại do biến đổi khí hậu và các hiện tượng khí hậu cực đoan đối với lĩnh vực, vùng.

- Điều chỉnh, bổ sung và hồn thiện chiến lược phịng chống và giảm nhẹ thiên tai có xét đến tác động trước mắt và tiềm tàng của biến đổi khí hậu và các hiện tượng khí hậu cực đoan, bao gồm các chiến lược phòng ngừa từ xa.

- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho tồn xã hội về biến đổi khí hậu, đặc biệt là các hiện tượng khí hậu cực đoan, gắn với đào tạo, huấn luyện, tăng cường kỹ năng và năng lực ứng phó của các cộng đồng dân cư, đặc biệt ở những vùng có nguy cơ tổn hại và rủi ro cao.

- Ban hành các cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích, thu hút đầu tư vào các hoạt động thích ứng với BĐKH ở các lĩnh vực, hạn chế đầu tư, phát triển ở những lĩnh lực có nhiều rủi ro cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhận thức và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã nghĩa hội, huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)