Thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhận thức và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã nghĩa hội, huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an (Trang 36 - 40)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.5. Thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp

NƠNG NGHIỆP

2.5.1. Khái niệm

Thích ứng với biến đổi khí hậu là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hồn cảnh hoặc mơi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do dao động và BĐKH hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại (Bộ Tài ngun và Mơi trường, 2008).

2.5.2. Các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu

Thích ứng với BĐKH là một chiến lược cần thiết ở tất cả các quy mơ, có vai trị quan trọng cho chiến lược giảm nhẹ BĐKH (giảm phát thải khí nhà kính) trên phạm vi tồn cầu bởi khả năng tiềm tàng của nó trong việc hạn chế và giảm nhẹ những tác động tiêu cực của BĐKH, kể cả biến đổi các trạng thái trung bình, những biến động khí hậu và các sự kiện khí hậu cực đoan.

Thích ứng với BĐKH là một quá trình lâu dài, địi hỏi sự quan tâm bền bỉ và không ngừng hồn thiện, đồng thời nó có quan hệ tương hỗ với chiến lược giảm nhẹ BĐKH.

Theo báo cáo đánh giá lần thứ 2 của Ủy ban liên chính phủ IPCC (1995), khả năng thích ứng được thể hiện thơng qua các hoạt động/ biện pháp thích ứng nhằm giảm khả năng bị tổn thương và cách phân loại phổ biến là chia các biện pháp thích ứng ra làm 8 nhóm:

+ Chấp nhận tổn thất: các phương pháp thích ứng khác có thể được so sánh với cách phản ứng cơ bản là: “khơng làm gì cả” ngoại trừ chịu đựng hay chấp nhận tổn thất. Theo lý thuyết chấp nhận tổn thất xảy ra khi bên chịu tác động khơng có khả năng chống chọi lại bằng bất kỳ cách nào.

+ Chia sẻ tổn thất: Loại thích ứng này liên quan đến việc chia sẻ những tổn thất giữa một cộng đồng dân cư lớn, cách này chỉ xảy ra trong 1 cộng đồng truyền thống và trong xã hội công nghệ cao, phức tạp.

+ Làm thay đổi nguy cơ: Đối với BĐKH có thể điều chỉnh làm giảm tốc độ của BĐKH bằng cách làm giảm phát thải khí nhà kính, đối với một số hiện tượng

tự nhiên như: hạn hán, lũ lụt những biện pháp thích hợp là kiểm sốt đê điều, kênh mương…

+ Ngăn ngừa tác động: Là hệ thống các phương pháp dùng để thích ứng với BĐKH như: tăng tưới tiêu, kiểm soát sâu bệnh.

+ Thay đổi cách sử dụng: Khi biến đổi khí hậu làm cho không thể tiếp tục các hoạt động sản xuất, người ta có thể thay đổi cách sử dụng ví du: sử dụng cây chịu hạn, chịu rét…

+ Thay đổi/chuyển địa điểm: Thay đổi/chuyển địa điểm để thích ứng với BĐKH ví dụ thay đổi điều kiện canh tác, di chuyển cây trồng, vật ni đến nơi có điều kiện khí hậu thích hợp hơn.

+ Nghiên cứu: Nghiên cứu các biện pháp, cơng nghệ để thích ứng với BĐKH.

+ Giáo dục, thơng tin và khuyến khích thay đổi hành vi: phổ biến kiến thức về biến đổi khí hậu vào trong nhà trường, sách, báo, thông tin đại chúng nhằm thay đổi, nhận thức hành vi của cộng đồng.

2.5.3. Thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp trên thế giới

2.5.3.1. Các giải pháp thích ứng chung

- Tăng cường hệ thống quan trắc, theo dõi và cảnh báo sớm các hiện tượng khí hậu cực đoan, bao gồm cả hệ thống thông tin trên cơ sở các trang thiết bị hiện đại và trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ của cán bộ chuyên môn được nâng lên.

- Nâng cao năng lực dự báo thiên tai, áp dụng và phát triển các phương pháp dự báo cực ngắn và dự báo mùa, các hiện tượng khí hậu cực đoan, trong đó các tín hiệu nổi bật và có quan hệ khá rõ với thời tiết, khí hậu.

- Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quản lý tài nguyên đất và tài nguyên nước trên cơ sở đánh giá tác động và khả năng tổn hại do biến đổi khí hậu và các hiện tượng khí hậu cực đoan đối với lĩnh vực, vùng.

- Điều chỉnh, bổ sung và hồn thiện chiến lược phịng chống và giảm nhẹ thiên tai có xét đến tác động trước mắt và tiềm tàng của biến đổi khí hậu và các hiện tượng khí hậu cực đoan, bao gồm các chiến lược phòng ngừa từ xa.

- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho tồn xã hội về biến đổi khí hậu, đặc biệt là các hiện tượng khí hậu cực đoan, gắn với đào tạo, huấn luyện, tăng cường kỹ năng và năng lực ứng phó của các cộng đồng dân cư, đặc biệt ở những vùng có nguy cơ tổn hại và rủi ro cao.

- Ban hành các cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích, thu hút đầu tư vào các hoạt động thích ứng với BĐKH ở các lĩnh vực, hạn chế đầu tư, phát triển ở những lĩnh lực có nhiều rủi ro cao.

- Bổ sung các các chính sách bảo hiểm, cứu trợ

2.5.3.2. Các giải pháp thích ứng với biến đối khí hậu trong sản xuất nông nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới

a) Canada

Thực hiện các giải pháp “phản ứng” và giải pháp “phòng ngừa”. Các giải pháp phản ứng có xu hướng nảy sinh từ sự “cảm nhận” của nông dân về sự biến đổi đã diễn ra hoặc đang biến đổi các điều kiện sản xuất nông nghiệp. Chẳng hạn, hạn hán ở canada đang tái xuất hiện với sự biến động mạnh mẽ và đến mức báo động với chính phủ và cộng đồng nơng dân, địi hỏi phải kiểm tra, xem xét lại thực tiễn về quản lý, sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp và nông thôn. Tiềm năng của các giải pháp “phản ứng” trong thích ứng với nơng nghiệp tỏ ra có nhiều triển vọng ở cấp nông trang, những giải pháp này bao gồm:

- Thay đổi sử dụng đất: nhiều vùng đất sản xuất nông nghiệp bị hạn được chuyển sang phát triển du lịch sinh thái, trồng các loại cây khác hoặc giống cây trồng chịu hạn cao và ít sâu bệnh.

Việc canh tác nông nghiệp đơn thuần một loại cây có nhiều khả năng bị tổn hại do BĐKH và dịch bệnh được chuyển sang các hệ canh tác đa dạng hơn giúp cho nông dân đối phó tốt hơn với BĐKH.

- Thay đổi cách quản lý: Cũng có thể làm giảm những tác động xấu của BĐKH. Chẳng hạn thay đổi thời vụ sản xuất (gieo trồng, bón phân, tưới tiêu, trừ sâu...) có thể làm giảm khả năng tổn hại.

- Tăng cường hạ tầng kỹ thuật: Ở những vùng nhiệt độ cao, khả năng bốc hơi lớn, việc tăng cường các hệ thống thủy lợi đi đôi với thay đổi thiết kế đồng ruộng và các thiết bị được đầu tư sử dụng có hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao khả năng cung cấp nước.

Các giải pháp “phòng ngừa” thường được triển khai ở quy mô quốc gia với sự trù liệu dài hạn, hướng tới ảnh hưởng lớn đến cộng đồng. Nông nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều mặt và rộng rãi từ các chính sách của chính phủ phụ thuộc vào nguồn tài nguyên đất, tài nguyên nước.

b) Trung Quốc

- Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng nơng nghiệp, tiếp tục mở rộng trình diễn các hệ thống tưới tiêu tiết kiệm nước. Cải thiện các hệ thông tưới tiêu và thoát nước.

- Thay đổi, điều chỉnh cơ cấu nông nghiệp và các hệ thống canh tác, chọn lọc, nuôi trồng, nhân giống các loại cây trồng có khả năng chịu hạn, chịu mặn, chịu nhiệt độ cao.

- Thúc đẩy nghiên cứu và triển khai các công nghệ mới, công nghệ sinh học.

2.5.4. Giải pháp chiến lược thích ứng biến đổi khí hậu trong sản xuất nơng nghiệp ở Việt Nam

Theo viện khoa hoc khí tượng thủy văn và môi trường (IMHEN, 2010) đưa ra các giải pháp thích ứng trong nông nghiệp bao gồm:

a) Điều chỉnh cơ cấu cây trồng, thời vụ phù hợp với hoàn cảnh BĐKH.

- Đánh giá tác động của BĐKH đến tài nguyên thiên nhiên.

- Dự kiến tác động tổn thương đối với cây trồng trong từng thời vụ.

- Dự kiến các cây trồng có khả năng chống chịu với hồn cảnh mới (chống úng, chống hạn, chống nóng…).

- Dự kiến các cây trồng có hiệu quả cao. - Lập kế hoạch điều chỉnh cơ cấu cây trồng. - Lập kế hoạch điều chỉnh thời vụ.

b) Đa dạng hóa hoạt động xen canh, luân canh

- Đánh giá tác động của BĐKH đối với tài nguyên thiên nhiên. - Dự kiến các công thức luân canh, xen canh mới.

- Kiến nghị các giải pháp kỹ thuật liên quan.

c) Cải thiện hiệu quả tưới tiêu nông nghiệp

- Dự kiến tác động của BĐKH đến sản xuất lúa, các loại cây trồng. - Dự kiến nhu cầu tưới tiêu theo cơ cấu mùa vụ mới.

- Đánh giá khả năng đáp ứng của hệ thống các phương tiện tưới tiêu.

- Điều chỉnh hệ thống tưới tiêu và thay thế một số phương tiện tưới tiêu mới hiệu suất cao hơn.

d) Tổ chức cảnh báo lũ lụt, hán hán

- Dự kiến tác động của BĐKH đến điều kiện thời tiết và nguồn nước. - Lập bản đồ hạn hán và bản đồ ngập lụt trong từng khu vực tương đối chi tiết. - Xây dựng chỉ tiêu cảnh báo lũ lụt.

- Xây dựng chỉ tiêu cảnh báo hạn hán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhận thức và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã nghĩa hội, huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)