Các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhận thức và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã nghĩa hội, huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an (Trang 36 - 37)

Thích ứng với BĐKH là một chiến lược cần thiết ở tất cả các quy mô, có vai trò quan trọng cho chiến lược giảm nhẹ BĐKH (giảm phát thải khí nhà kính) trên phạm vi toàn cầu bởi khả năng tiềm tàng của nó trong việc hạn chế và giảm nhẹ những tác động tiêu cực của BĐKH, kể cả biến đổi các trạng thái trung bình, những biến động khí hậu và các sự kiện khí hậu cực đoan.

Thích ứng với BĐKH là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự quan tâm bền bỉ và không ngừng hoàn thiện, đồng thời nó có quan hệ tương hỗ với chiến lược giảm nhẹ BĐKH.

Theo báo cáo đánh giá lần thứ 2 của Ủy ban liên chính phủ IPCC (1995), khả năng thích ứng được thể hiện thông qua các hoạt động/ biện pháp thích ứng nhằm giảm khả năng bị tổn thương và cách phân loại phổ biến là chia các biện pháp thích ứng ra làm 8 nhóm:

+ Chấp nhận tổn thất: các phương pháp thích ứng khác có thể được so sánh với cách phản ứng cơ bản là: “không làm gì cả” ngoại trừ chịu đựng hay chấp nhận tổn thất. Theo lý thuyết chấp nhận tổn thất xảy ra khi bên chịu tác động không có khả năng chống chọi lại bằng bất kỳ cách nào.

+ Chia sẻ tổn thất: Loại thích ứng này liên quan đến việc chia sẻ những tổn thất giữa một cộng đồng dân cư lớn, cách này chỉ xảy ra trong 1 cộng đồng truyền thống và trong xã hội công nghệ cao, phức tạp.

+ Làm thay đổi nguy cơ: Đối với BĐKH có thể điều chỉnh làm giảm tốc độ của BĐKH bằng cách làm giảm phát thải khí nhà kính, đối với một số hiện tượng

tự nhiên như: hạn hán, lũ lụt những biện pháp thích hợp là kiểm soát đê điều, kênh mương…

+ Ngăn ngừa tác động: Là hệ thống các phương pháp dùng để thích ứng với BĐKH như: tăng tưới tiêu, kiểm soát sâu bệnh.

+ Thay đổi cách sử dụng: Khi biến đổi khí hậu làm cho không thể tiếp tục các hoạt động sản xuất, người ta có thể thay đổi cách sử dụng ví du: sử dụng cây chịu hạn, chịu rét…

+ Thay đổi/chuyển địa điểm: Thay đổi/chuyển địa điểm để thích ứng với BĐKH ví dụ thay đổi điều kiện canh tác, di chuyển cây trồng, vật nuôi đến nơi có điều kiện khí hậu thích hợp hơn.

+ Nghiên cứu: Nghiên cứu các biện pháp, công nghệ để thích ứng với BĐKH.

+ Giáo dục, thông tin và khuyến khích thay đổi hành vi: phổ biến kiến thức về biến đổi khí hậu vào trong nhà trường, sách, báo, thông tin đại chúng nhằm thay đổi, nhận thức hành vi của cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhận thức và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã nghĩa hội, huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)