Nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhận thức và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã nghĩa hội, huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an (Trang 83 - 85)

Thông qua kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn người dân đều nhận thấy xu hướng thay đổi của nhiệt độ, lượng mưa, các hiện tượng thời tiết cực đoan.

Có đến 96,7% người dân tham gia phỏng vấn cho rằng nhiệt độ trong vòng 30 năm qua trở lại đây ngày càng tăng. Đối chiếu với số liệu khí tượng từ trạm Đô lương giai đoạn từ 1961-2014, nền nhiệt độ trung bình năm tăng 0,140C/thập kỷ, tăng 0,70C trong vòng hơn 50 năm. Nhiệt độ trung bình cả vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu đều tăng lên. Vụ Đông Xuân nhiệt độ trung bình tăng nhiệt 0,130C/thập kỷ, ngược lại vụ Hè Thu nhiệt độ trung bình tăng 0,170C/thập kỷ với độ tin cậy cao (P<0,001). So sánh với xu thế biến đổi khí hậu của Việt Nam theo đánh giá của bộ tài nguyên và môi trường (2013) thì trong vòng 50 năm qua nhiệt độ trung bình của Việt Nam tăng 0,5-0,70 C. Như vậy người dân đều cảm thấy được xu thế gia tăng của nhiệt độ và xu thế biến đổi nhiệt độ trên địa bàn xã Nghĩa hội phù hợp với xu thế biến đổi nhiệt độ ở Việt Nam.

Khi được hỏi ông/bà cho biết tình trạng nắng nóng bất thường ở địa phương trong vòng 30 năm qua thay đổi như thế nào thì có 85% số người tham gia phỏng vấn cho rằng số ngày nắng nóng bất thường tăng. Đối chiếu với số liệu khí tượng từ trạm Đô Lương giai đoạn 1961-2014 cho thấy số ngày nắng nóng (Tmax>=350C) và nắng nóng gay gắt (Tmax>=370C) có xu hướng tăng lên. Số ngày nắng nóng tăng 1,86 ngày /thập kỷ. Số ngày nắng nóng gay gắt tăng 1,83 ngày/thập kỷ. Như vậy đa phần người dân đều cảm nhận được số ngày nắng nóng bất thường ở địa phương đang tăng lên, kết quả này phù hợp với kết quả phân tích số liệu khí tượng từ trạm Đô Lương.

Về số ngày rét đậm, rét hại theo đánh giá của người dân xã Nghĩa Hội số ngày rét đậm, rét hại tại địa phương trong vòng 30 năm qua có xu thế giảm 68,3%. Đối chiếu với số liệu khí tượng từ trạm Đô Lương giai đoạn 1961-2014 số ngày rét đậm (Tmin <=150C) và số ngày rét hại (Tmin<=130C) có xu hướng giảm đi. Số ngày rét đậm giảm 1,52 ngày/thập kỷ và số ngày rét hại giảm gần 1,79 ngày/thập kỷ.

Về thời gian bắt đầu mùa lạnh phần lớn người dân cho rằng thời gian bắt đầu mùa đông đến muộn và kết thúc sớm hơn so với trước đây. So sánh với kết quả nghiên cứu của viện khí tượng thủy văn và môi trường IMHEN về tháng bắt đầu và tháng kết thúc mùa lạnh ở phía Bắc (2012) cho thấy trong thời kỳ gần đây tần suất mùa lạnh kết thúc sớm tăng lên và tần suất mùa lạnh kết thúc muộn giảm đi so với thời kỳ 1961-1990.

Về xu thế thay đổi lượng mưa: Có 68,3% số hộ cho rằng lượng mưa trong năm tăng. Đối chiếu với liệu khí tượng từ trạm Đô Lương giai đoạn (1961-2014), tổng lượng mưa năm tăng nhưng không đáng kể 7,04mm/thập kỷ. Tổng lượng mưa vụ Đông xuân tăng 3,93mm/thập kỷ, vụ Hè Thu tăng 6,73mm/thập kỷ . Như vậy người dân đều có cảm nhận sự thay đổi lượng mưa trong vòng 30 năm trở lại đây và đa phần đều cho rằng lượng mưa trong năm có xu hướng tăng điều này giống với số liệu khí tượng trạm Đô Lương. So sánh với kết quả nghiên cứu của viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường (2012) lượng mưa tròng vòng 50 năm giai đoạn 1961-2010 ở khu vực Bắc Trung Bộ lượng mưa giảm 3%.

Nhận thức của người dân về xu thế thay đổi của bão. Theo người dân bão thường xuất hiện thất thường theo năm: biểu hiện có năm xuất hiện bão ít nhưng có năm bão liên tiếp xảy ra. Số cơn bão ngày càng tăng và cường độ bão ngày càng mạnh. So sánh với số liệu khí tượng thủy văn trung ương số cơn bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào bờ biển Nghệ An-Quảng bình giai đoạn 1961-2014 tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhận thức và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã nghĩa hội, huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)