Đánh giá nhận thức của người dân về BĐKH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhận thức và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã nghĩa hội, huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an (Trang 60 - 66)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Kết quả nghiên cứu

4.1.3. Đánh giá nhận thức của người dân về BĐKH

Khi được hỏi, ơng bà có biết hay được/nghe nói về biến đổi khí hậu khơng? Thì có đến 26/60 người là không biết chiểm tỷ lệ 43,3%, có 34/60 người biết hoặc có nghe nói về biến đổi khí hậu chiếm 56,7%, nhưng khơng hiểu về nguyên nhân, khái niệm biến đổi khí hậu là như thế nào? Nguyên nhân chủ yếu là do người dân ở địa phương chủ yếu làm nơng nghiệp, trình độ nhận thức cũng như khả năng tiếp cận thông tin chưa cao.

Hình 4.13. Hiểu biết của nơng dân về biến đổi khí hậu

Qua phỏng vấn 60 hộ nơng dân chúng tôi đã thống kê về sự hiểu biết chung về BĐKH (khí hậu cực đoan, thiên tai) kết quả được thể hiện qua bảng sau.

Bảng 4.5.Tổng hợp nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu (n=60)

Nhận thức của người dân Số người trả lời Tỷ lệ (%) Nguồn thông tin

Không biết gì 26/60 43,3

Biết một vài thông tin 34/60 56,7 Tivi, đài báo

Biết rất rõ 0 0

Nguồn: Phỏng vấn nơng hộ (2015

Nhìn chung, nhận thức của người dân về BĐKH còn hạn chế, 100% người dân được hỏi đều chưa được tham gia bất kỳ cuộc truyền thông, hội thảo hay tập huấn về BĐKH. Phần lớn họ đều cho rằng nhiệt độ, lượng mưa, bão, lũ, nắng nóng trong vịng 30 năm qua đều thay đổi nhưng họ không biết rằng các hiện tượng khí hậu cực đoan như nắng nóng, hạn hán, bão,lũ, rét đâm, rét hại…là biều hiện của BĐKH.

a) Nhận thức của người dân về biến đổi nhiệt độ

Qua điều tra phỏng vấn các hộ nông dân chúng tơi nhận thấy có 96,7% số hộ nơng dân trả lời nhiệt độ trong vòng 30 năm trở lại đây ngày càng tăng, 3,3% số người không biết và khơng có người nào trả lời nhiệt độ ngày càng giảm. Phần lớn người dân cho rằng mùa hè đang có xu hướng gia tăng cịn mùa đơng đang có xu hướng giảm đi. Đối chiếu với kết quả tổng hợp số liệu khí tượng từ trạm Đơ Lương ta thấy những nhận định này của người dân phần nào phản ánh được xu thế biến đổi nhiệt độ tại địa phương trong vịng 30 năm gần đây.

Hình 4.14. Nhận thức của người dân về biến đổi nhiệt độ

b) Nhận thức của người dân về sự thay đổi lượng mưa

Khi được hỏi ơng/bà có nhận thấy sự thay đổi về lượng mưa trong vịng 30 năm qua khơng? Kết quả cho thấy hầu như người dân đều nhận thấy sự thay đổi 93,3%, khơng ai nói khơng và chỉ có 6,7% thì khơng biết. Về xu hướng biến đổi lượng mưa có 41/60 người cho rằng lượng mưa trong năm tăng chiếm 68,3%, có 12/60 người cho rằng lượng mưa giảm chiếm 20% và có 7/60 người cho rằng lượng mưa không đổi chiếm 11,7%. Về chi tiết sự thay đổi về thời gian bắt đầu mùa mưa 85% số hộ nông dân trả lời thời gian bắt đầu mùa mưa sớm hơn, có 8,3% số hộ nông dân cho rằng mùa mưa đến muộn hơn và 6,7 % cho rằng khơng đổi (hình 4.15).

Hình 4.15. Nhận thức của người dân về xu thế biến đổi và thời gian bắt đầu mùa mưa

Nguồn: Số liệu phỏng vấn nông hộ (2015)

c) Nhận thức của người dân về xu hướng biến đổi các hiện tượng khí hậu cực đoan

Thông qua phỏng vấn nông hộ và khảo sát tại địa phương, kết hợp với thu thập số liệu từ các báo cáo phát triển kinh tế xã hội của xã Nghĩa Hội và báo cáo phòng chống lũ lụt của huyện Nghĩa Đàn trong vòng 30 năm trở lại đây, thấy rằng hiện tượng khí hậu cực đoan do tác động của biến đổi khí hậu ở đây chủ yếu là bão, lũ, hạn hán, rét đậm, rét hại. Các hiện tượng này có những biến đổi thất thường, chúng tác động không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp của nông dân, đặc

Bảng 4.6. Nhận thức của người dân về các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra tại xã Nghĩa Hội

TT Thiên tai Biểu hiện

Số lượng người có ý

kiên

1 Bão Số lượng cơn bão nhiều hơn, và cường độ

mạnh hơn trước đây, 58/60

2 Lũ Xuất hiện ngay sau bão, mưa liên tiếp nhiều

ngày 48/60

4 Nắng nóng

Nhiệt độ vào mùa hè nắng nóng và kéo theo gió Phơn Tây Nam, nắng nóng kéo dài liên tục trong những năm gần đây, nhiệt độ cao hơn

51/60

5 Rét đâm, rét hại

Thời gian bắt đầu xuất hiện rét muộn hơn và

bất thường hơn so với trước đây 33/60

6 Hạn hán Tăng nhiều hơn trước đây, thường xuât hiện

vào mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau 41/60 Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ (2015)

- Nhận thức của người dân về xu hướng xuất hiện bão, lũ.

Theo kết quả điều tra phần lớn người dân cho rằng bão xuất hiện sớm hơn và kết thúc muộn hơn. Số cơn bão và cường độ bão tăng lên. Bão xuất hiện thất thường theo các năm nhưng thường tập trung vào tháng 9. Bão thường kéo theo mưa nhiều ngày liên tiếp gây ra lụt lội. Bão, lũ gây thiệt hại năng nề cho người dân về đời sống cũng như sản xuất nông nghiệp.

Bảng 4.7. Nhận thức của người dân về xu hướng thay đổi thời gian, tần số xuất hiện và cường độ bão lũ trên địa bàn nghiên cứu

(% người phỏng vấn n=60)

Chỉ tiêu Sớm hơn/ Tăng Không đổi Muộn hơn/Giảm

Thời gian xuất hiện bão 85% 10% 5%

Thời gian kết thúc bão 5% 0% 95%

Số cơn bão/năm 90% 6,3% 3,7%

Thay đổi về cường độ bão 100% 0% 0%

Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm (2015)

Theo người dân bão thường xuất hiện thất thường theo năm, biểu hiện có năm xuất hiện bão ít nhưng có năm bão liên tiếp xảy ra. Số cơn bão ngày càng

tăng và cường độ bão ngày càng mạnh. Bão xuất hiện sớm và kết thúc muộn hơn trước đây. Cụ thể là trước đây, mùa mưa bão thường xuất hiện vào khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11. Tuy nhiên, thời gian gần đây mùa mưa bão thường đến sớm hơn và kéo dài hơn từ tháng 6 đến tháng 12.

- Đánh giá của người dân về xu hướng thay đổi số ngày nắng nóng, nắng

nóng gay gắt

Khi được hỏi ơng/bà cho biết tình trạng nắng nóng bất thưởng ở địa phương trong vòng 30 năm qua thay đổi thế nào thì có 51/60 người cho rằng số ngày nắng nóng bất thường tăng chiếm 85%, có 6/60 người cho rằng số ngày nắng nóng giảm chiếm 10% và 3/60 người cho rằng không đổi chiếm 5%. Về thời gian xuất hiện nắng nóng theo người dân xã Nghĩa Hội thời gian xuất hiện nắng nóng đến sớm hơn trước đây có 88,3%, chỉ có 6,7% số hộ cho rằng thời gian xuất hiện nắng nóng đến muộn hơn trước đây và chỉ có 5% người cho rằng thời gian xuất hiện nắng nóng khơng đổi (Hinh 4.16).

Hình 4.16. Nhận thức của người dân về nắng nóng, nắng nóng gay gắt diễn ra tại địa phương

Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ (2015)

- Đánh giá của người dân về tình trạng rét đậm, rét hại

Theo đánh giá của người dân xã Nghĩa Hội, số đợt rét đậm, rét hại tại địa phương trong vịng 30 năm qua đang có xu hướng giảm và thời gian xuất hiện các đợt rét đậm, rét hại thường bắt đầu muộn và kết thúc sớm hơn so với trước đây.

Hình 4.17. Nhận xét của người dân về rét đậm, rét hại tại địa phương

Nguồn: Số liệu điều tra hộ nông dân xã Nghĩa Hội (2015)

Như vậy, theo người dân số đợt rét đậm, rét hại trong mùa đông giảm hơn so với trước đây (68,3%) và mùa đông bắt đầu hơn muộn hơn (71,7%).

- Đánh giá của người dân về tình trạng hạn hán

Hạn hán được xem là một trơng những hiện tượng thời tiết đang gia tăng ở địa phương, cũng theo đánh giá của người dân hạn hán đang có xu hướng gia tăng chiếm 68% và nó ảnh hưởng đến sản xuất nơng nghiệp của địa phương. Hạn hán bắt đầu sớm hơn trước đây thường kéo theo nắng nóng, đỉnh điểm là tháng 6, tháng 7, ở địa phương cịn kèm theo gió Lào.

Hình 4.18. Đánh giá của người dân về tình trạng hạn hán

Qua đây có thể thấy rằng, người dân có nhiều ý kiến khác nhau không đồng thuận. Tuy nhiên, phần lớn người dân nhận định nhiệt độ ở địa phương có xu hướng tăng lên. Mùa hè đến sớm và kéo dài hơn, số ngày nắng nóng cực đoan cũng tăng hơn trước. Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm hơn, số ngày rét đậm, rét hại có xu thế giảm. Lượng mưa tăng nhưng khơng đáng kể. Mùa bão đến sớm và kết thúc muộn hơn trước đây. Bão gia tăng về cả tần số cơn bão và cường độ. Đối chiếu với số lượng tổng hợp từ trạm khí tượng Đơ Lương ta thấy những nhận định này của người dân phần nào phản ánh được xu thế biến đổi ở địa phương trong vòng 30 năm trở lại đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhận thức và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã nghĩa hội, huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)