Xu hướng biến đổi khí hậu tại địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhận thức và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã nghĩa hội, huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an (Trang 52 - 60)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Kết quả nghiên cứu

4.1.2. Xu hướng biến đổi khí hậu tại địa bàn nghiên cứu

*Xu hướng biến đổi khí hậu qua số liệu khí tượng

Theo số liệu quan trắc tại trạm Đô Lương trong hơn 50 năm qua (1961- 2014) cho thấy xu hướng biến đổi nhiệt độ và lượng mưa không giống nhau. Sự biến đổi này khác nhau theo tháng và các mùa trong năm.

Giai đoạn 1961-2014, nhiệt độ trung bình là 24,50C. Tổng lượng mưa bình quân hàng năm là 1.800-1.900mm. Nhiệt độ tối thấp trung bình (Tmin) là 160C. Nhiệt độ tối cao trung bình là (Tmax) 340C.

Xu hướng thay đổi nhiệt độ qua số liệu khí tượng giai đoạn 1961-2014, nền nhiệt độ trung bình năm tăng 0,140C/thập kỷ với độ tin cây (P<0,01). Nhiệt độ trung bình cả vụ Đơng Xn và vụ Hè Thu đều tăng lên. Vụ Đông Xuân nhiệt độ trung bình tăng 0,130C/thập kỷ, ngược lại vụ Hè Thu nhiệt độ trung bình tăng 0,170C/thập kỷ với độ tin cậy cao (P<0,001). Nhiệt độ trung bình các tháng đều tăng. Đặc biệt tháng 2, tháng 6 và tháng 9 là các tháng tăng nhiều nhất: tháng 2 nhiệt độ trung bình tăng 0,320C/thập kỷ (P<0,1), tháng 6 nhiệt độ trung bình tăng 0,30C/thập kỷ (P<0,001) và tháng 9 nhiệt độ trung bình tăng 0,220C/thập kỷ (P<0,001) (Bảng 4.4).

Về lượng mưa, tổng lượng mưa trung bình hàng năm giai đoạn (1961- 2014) là 1.816,9mm/năm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng VIII đến tháng X, các tháng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng mưa rất ít. Xu thế biến đổi lượng mưa trên từng thập kỷ không theo một xu hướng nhất định nào cả. Sự tăng giảm

lượng mưa các tháng, các mùa trong năm khơng có ý nghĩa về mặt thống kê. Tổng lượng mưa năm tăng nhưng không đáng kể 7,04mm/thập kỷ. Lượng mưa giảm ở tháng 11, tháng 12, giảm nhiều nhất là tháng 9, trung bình giảm 15,65mm/thập kỷ. Lượng mưa tăng từ tháng 1 đến tháng 6, tăng nhiều nhất là tháng 7 (10,06mm/thập kỷ) và tháng 8 là 10,26/thập kỷ.

Bảng 4.4. Xu hướng biến đổi nhiệt độ và lượng mưa trong giai đoạn 1961-2014 tại xã Nghĩa Hội

Tháng/mùa Nhiệt độ trung bình (0C/ thập kỷ) Nhiệt độ tối thấp (0C/ thập kỷ) Nhiệt độ tối cao (0C/Thập kỷ Tổng lượng mưa (mm/thập kỷ) Xu hướng P Xu hướng P Xu hướng P Xu hướng P 1 0,07 0,18 -0,05 1,6 2 0,32 * 0,32 * 0,32 0,91 3 0,08 0,01 0,15 1,91 4 0,15 0,18 * 0,13 4,15 5 0,12 0,19 ** 0,04 3,65 6 0,31 *** 0,38 *** 0,23 ** 1,51 7 0,06 0,19 *** -0,06 10,06 8 0,1 * 0,17 *** 0,04 10,26 9 0,22 *** 0,25 ** 0,18 * -15,65 10 0,19 * 0,27 *** 0,1 5,58 11 0,27 * 0,32 * 0,23 -6,77 12 0,01 0,13 * -0,12 -2,43 Vụ Đông Xuân 0,13 0,16 * 0,1 3,93 Vụ Hè Thu 0,17 *** 0,24 *** 0,1 * 6,73 TB Năm 0,14 ** 0,2 *** 0,1 Tổng năm 7,04 (Trong đó *P<0,1; *P<0,05; **P<0,01; ***P<0,001)

a) Xu hướng biến đổi nhiệt độ trung bình

Hình 4.4. Xu hướng biến đổi nhiệt độ trung bình ở địa phương giai đoạn (1961-2014)

Nguồn: Trạm khí tượng Đơ Lương (1961-2014)

Xu hướng biến đổi nhiệt độ trung bình năm tăng 0,140C/thập kỷ với mức ý nghĩa (P<0,01). Nhiệt độ trung bình vụ Hè Thu tăng 0,170C/thập kỷ với mức ý nghĩa (P<0,001). Nhiệt độ trung bình vụ Đơng Xn tăng 0,130C/thập kỷ. Từ số liệu này cho chúng ta thấy trong vịng 50 năm qua nhiệt độ trung bình ở xã Nghĩa Hội đã tăng lên gần 0,70C điều này phù hợp với xu thế biến đổi nhiệt độ của Việt Nam và thế giới.

b) Xu hướng biến đổi nhiệt độ tối cao (Tmax), nhiệt độ tối thấp (Tmin)

Theo số liệu khí tượng tổng hợp từ trạm Đơ Lương thì nhiệt độ tối cao (Tmax) vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu, trung bình năm tăng 0,10C/thập kỷ (Hình 4.5). Nhiệt độ tối cao trung bình giữa các tháng có tăng nhưng không đáng kể, riêng tháng 6 nhiệt độ tăng 0,230C/thập kỷ có tháng nhiệt độ cịn giảm như tháng 12 nhiệt độ, giảm 0,120C/ thập kỷ.

Hình 4.5. Xu thế biến đổi nhiệt độ tối cao (Tmax) tại địa phương giai đoạn (1961-2014)

Nguồn: Trạm khí tượng Đơ Lương (1961-2014)

- Xu thế biến đổi nhiệt độ tối thấp trung bình vụ Đơng Xuân tăng 0,160C/thập kỷ với độ tin cậy (P<0,1), vụ Hè Thu tăng 0,240C với độ tin cậy (P<0,001) và nhiệt độ và trung bình năm tăng 0,20C với độ tin cậy (P<0,001). Như vậy so với nhiệt độ Vụ Đơng Xn thì nhiệt độ vụ Hè Thu tăng cao và có độ tin cậy thống kê cao hơn (Hình 4.6).

Hình 4.6. Xu thế thay đổi nhiệt độ tối thấp trung bình (Tmin) ở địa phương giai đoạn (1961-2014)

c) Xu hướng biến đổi số ngày nắng nóng, nắng nóng gay gắt, số ngày rét đậm rét hại

Theo số liệu quan trắc tại trạm khí tượng Đơ Lương cho thấy số ngày nắng nóng (Tmax>=350C) và nắng nóng gay gắt (Tmax>=370C) có xu hướng tăng lên trong giai đoạn từ 1961-2014. Số ngày nắng nóng tăng 1,86 ngày/thập kỷ với mức ý nghĩa (P<0,1) và số ngày nắng nóng gay gắt tăng 1,83 ngày/thập kỷ với mức ý nghĩa (P<0,05). Xu hướng tăng nhiều nhất là những năm gần đây giai đoạn (2003-2014) tiêu biểu là năm 2010 số ngày nắng nóng là 78 ngày và nắng nóng gay gắt là 44 ngày.

Hình 4.7. Xu thế biến đổi số ngày nắng nóng, nắng nóng gay gắt tại xã Nghĩa Hội giai đoạn (1961-2014)

Nguồn: Trạm khí tượng Đơ Lương (1961-2014)

Bên cạnh xu thế biến đổi số ngày nắng nóng, nắng nóng gay gắt thì số ngày rét đậm (Tmin<=150C) và số ngày rét hại (Tmin<=130C) lại có xu hướng giảm đi. Số ngày rét đậm giảm 1,52 ngày/thập kỷ số ngày rét hại giảm gần 1,79 ngày/thập kỷ.

Qua việc phân tích số liệu khí tượng từ trạm Đơ Lương chúng ta có thế thấy được nhiệt độ ở xã Nghĩa Hội đang có xu hướng tăng lên. Số ngày nắng nóng, nắng nóng gay gắt đang tăng. Số ngày rét đậm, rét hại có xu hướng giảm dần.

Hình 4.8. Xu hướng biến đổi số ngày rét đậm, rét hại tại địa phương giai đoạn (1961-2014)

Nguồn: Trạm khí tượng Đơ Lương (1961-2014)

d) Xu hướng biến đổi lượng mưa

Tổng lượng mưa trung bình hàng năm giai đoạn (1961-2014) là 1.816,9mm/năm. Lượng mưa trung bình 1.500 - 1.600 mm kéo dài từ tháng V đến tháng X, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm, nhưng mưa tập trung từ tháng VIII đến tháng X đây cũng là thời điểm hay xảy ra lũ lụt. Tháng ít mưa nhất tháng I và tháng II (bình quân mỗi tháng 30 - 32 mm). Tháng mưa nhiều nhất là tháng IX và tháng X (bình quân mỗi tháng 350 - 420 mm).

Hình 4.9. Lượng mưa bình quân giữa các tháng giai đoạn 1961-2014

Theo số liệu khí tượng tổng hợp từ trạm Đơ Lương giai đoạn cho thấy, tổng lượng mưa vụ Đông Xuân tăng 3,9mm/thập kỷ, vụ Hè Thu tăng 6,7mm/thập kỷ lượng mưa cả năm tăng 7,04mm/thập kỷ (hình 4.10).

Hình 4.10. Xu hướng biến đổi lượng mưa tại địa phương giai đoạn (1961-2014)

Nguồn: Trạm khí tượng Đơ Lương (1961-2014)

So sánh lượng mưa trung bình năm giữa các thập kỷ có thể thấy rằng: giữa các thập kỷ có sự khác biệt về lượng mưa năm cũng như lượng mưa tháng.

Tháng 1 đến tháng 8 lượng mưa có xu thế tăng, xu thế tăng cao nhất là tháng 7 (10,1mm/thập kỷ) và tháng 8 là 10,3mm/thập kỷ. Tuy nhiên, tháng 9, 11, 2 lượng mưa có xu thế giảm, tiêu biểu là tháng 9, lượng mưa giảm 15,7mm/thập kỷ. Mức tăng giảm lượng mưa giữa các năm có sự chênh lệch đáng kể ví dụ năm 1987 tổng lượng mưa cả năm là 3.529,4mm/năm, trong khi đó năm 1999 tổng lượng mưa cả năm là 1.320mm/năm, năm 2014 là 1.320,9mm/năm.

Có lúc mưa tập trung thường xảy ra úng lụt cục bộ, gây thiệt hại cho sản

xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Lượng bốc hơi trung bình 968 mm.

e) Xu hướng biến đổi của bão

Bão với cường độ mạnh là một trong những hiểm họa ln rình rập người dân địa phương. Chỉ riêng 50 năm trở lại đây, Nghệ An đã trải qua 47 cơn bão, trong số này có 21 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp. Kỷ lục về tần suất bão được ghi

nhận vào tháng 8 và 9 (57%) tiếp đến là vào tháng 7 và tháng 10 là 32% (ISPONRE, 2008). Xu hướng biến đổi của bão không theo một quy luật nào cả, nhưng nhìn chung tần số xuất hiện bão ở vùng biển Nghệ An-Quảng Bình tăng 0,07 cơn/thập kỷ (hình 4.11).

Hình 4.11. Số cơn bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Nghệ An-Quảng Bình giai đoạn (1961-2014)

Nguồn: Số liệu khí tượng thủy văn Trung ương (2014)

Qua hình vẽ ta thấy được số cơn bão có xu hướng tăng lên, nhưng có những năm khơng có cơn bão nào như năm: 1963,1966, 1967, 1968, 1970, 1974, 1976, 1983, 1985, 1988, 1992, 1993, 1997, 1998.

Trong giai đoạn 1961-2014 tháng 8, 9, 10 là các tháng có bão đổ bộ nhiều nhất (hình 4.12). Ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của bão là gây ra gió xốy giật kèm theo mưa lớn vài ngày, gây ra lũ lụt nghiêm trọng. Bão trong những năm gầy đây có xu hướng sớm hơn và cường độ mạnh hơn gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp.

Tiêu biểu gần đây nhất là bão Xangsane (bão số 6) năm 2006, bão Mekkhala (bão số 7) năm 2007, bão Ketxana (bão số 9) năm 2009, bão Côn Sơn năm 2010, bão Sơn Tinh 2012, bão Haiayn năm 2013.

Hình 4.12. Tần số bão đổ bộ vào bờ biển Nghệ An-Quảng Bình giai đoạn 1961-2014

Nguồn: Số liệu khí tượng thủy văn trung ương (2014)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhận thức và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã nghĩa hội, huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)