Các số liệu thu thập được chủ yếu là các thông số chưa đồng nhất. Để tiện cho việc phân tích cần xử lý số liệu, bao gồm các công việc như tính toán, sắp xếp số liệu, lập bảng biểu, hệ thống các chỉ tiêu… công việc này được thực hiện, tổng hợp chủ yếu thông qua bảng tính excel.
Số liệu khí tượng được xử lý thống kê bằng hàm tương quan có kiểm định và phân tích ANOVA để xác định xu hướng thay đổi và mức ý nghĩa thống kê từng tháng, mùa vụ gieo trồng, trung bình năm và theo mùa của lượng mưa, nhiệt độ tối cao, nhiệt độ tối thấp, nhiệt độ trung bình kết quả thống kê được đính kèm với (phụ lục 3).
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Nghĩa Hội và một xã thuần nông cách trung tâm huyện lỵ Nghĩa Đàn 1 km, có đường tỉnh lộ 598A, trục đường Đông Hồi Đi qua.
Nghĩa Hội có ranh giới hành chính chung với các xã bao gồm: xã Nghĩa Bình, Nghĩa Thọ, Nghĩa Phú ở phía Bắc, xã Nghĩa Thuận, thị xã Thái Hòa ở phía Nam, xã Quỳnh Thắng, xã Tân Thắng huyện Quỳnh Lưu phía động và xã Nghĩa Trung huyện Nghĩa Đàn ở Phía Tây.
Với vị trí địa lý trên Nghĩa Hội là cầu nối giữa các xã vùng hạ huyện có vị trí địa lý thuận lợi để giao lưu phát triển (Hình 4.1)
Hình 4.1. Vị trí địa lý xã Nghĩa hội
b) Địa hình, địa mạo khu đất
Nghĩa Hội là một xã có địa hình khá phức tạp, diện tích núi nằm bao quanh, đồi núi dốc, chia làm 3 vùng đặc trưng: vùng đồng bằng, vùng bán sơn địa, vùng miền núi. Các xóm được bố trí rải rác đan xen với các xã bạn, có xóm cách xã trung tâm từ 10-11 km.
Nghĩa Hội có khí hậu nhiệt đới gió mùa và có chung đặc điểm của vùng đồng bằng Bắc Trung Bộ.
- Độ ẩm không khí: độ ẩm không khí bình quân năm là 85%, tháng có độ ẩm cao nhất là 95% là tháng 10, 11, tháng có độ ẩm thấp nhất là 6,7 (Trạm khí tượng Đô Lương 2014).
- Chế độ gió: Có hai hướng gió chính là gió Tây Nam và gió Đông Bắc. Gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau thường mang theo giá rét.
Gió Phơn Tây Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 9, mạnh nhất là tháng 6 và 7 gây khô hạn kéo dài.
c) Thủy Văn, nguồn nước
Chế độ thủy văn của xã Nghĩa Hội huyện Nghĩa Đàn phụ thuộc vào hệ thống sông ngòi và ao hồ trên địa bàn xã.
Xã Nghĩa Hội có nguồn nước từ hệ thống sông Sào phục vụ cho nhu cầu sản xuất sinh hoạt của người dân.
d) Các Nguồn tài nguyên - Tài nguyên đất
Theo tài liệu thổ nhưỡng kết hợp với điều tra khảo sát cho thấy: trong tổng diện tích tự nhiên 2020,4 ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 951,6 ha, đất phi nông nghiệp là 339,4 ha, đất lâm nghiệp là 519,6 ha, đất chưa sử dụng là 269,5 ha (UBND xã Nghĩa Hội, 2014).
- Tài nguyên khoáng sản
Nghĩa Hội có các loại tài nguyên như: vật liệu đá xây dựng cung cấp cho thị trường trong tỉnh.
- Tài nguyên nhân văn
Xã Nghĩa Hội có 9276 nhân khẩu với 2018 hộ gia đình. Dân cư tương đối đồng đều, trình độ dân trí so với trong huyện ở mức trung bình, giàu
truyền thống cách mạng, cần cù chịu khó, đội ngũ cán bộ năng động nhiệt tình, có đủ năng lực lãnh đạo các mặt chính trị, kinh tế xã hội, xây dựng xã Nghĩa Hội trở thành một xã giàu mạnh.
- Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên ở xã Nghĩa Hội + Thuận lợi:
Nằm ở vị trí tương đối thuận lợi, gần trung tâm huyện nên thuận tiện cho việc giao lưu và tiếp thu chính sách.
Có nguồn tài nguyên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ tương đối cao, đất đai màu mỡ rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi.
+ Khó Khăn:
Địa hình không đồng nhất, chỗ cao, chỗ thấp, chỗ dễ hạn hán, chỗ dễ ngập úng, lại nằm xen kẽ với các xã bạn nên rất khó quản lý.
Mùa hè có gió Phơn Tây Nam gây nắng nóng, khô hạn.
4.1.1.2. Hiện trạng kinh tế xã Hội
a) Hiện trạng cơ cấu kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2015 đạt 12,5%. Tổng thu ngân sách đạt khoảng 6,5 tỷ đồng với mức thu nhập bình quân đầu người là 9 triệu đồng/người/năm. Số hộ nghèo vẫn chiếm 20,8% số hộ của xã. Tổng giá trị sản xuất năm 2015 đạt 86,6 tỷ đồng. Trong đó, giá trị sản xuất của nông-lâm-ngư nghiệp chiếm chủ yếu đạt 42,1 tỷ đồng chiếm 49,8%, công nghiệp xây dựng đạt 18,8 tỷ đồng chiếm 21,7% và dịch vụ thương mại đạt 24,7 tỷ đồng chiếm 28,5%.
Hình 4.2. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 2010 đến năm 2015
Trong quá trình phát triển giai đoạn từ năm 2010-2015 trên địa bàn xã Nghĩa Hội có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế khá rõ nét theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ thương mại, công nghiệp xây dựng và giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp.
b) Hiện Trạng dân số
Theo thống kê của xã đến tháng 12 năm 2015 tổng dân số toàn xã Nghĩa Hội là 9.276 nhân khẩu với 2.018 hộ gia đình. Tuy nhiên hiện nay Ủy ban nhân dân huyện đã có quyết định phân chia lại địa phận ranh giới thị trấn Nghĩa Bình trong đó có 51,4 ha đất đai xã Nghĩa Hội được phân chia lại thuộc thị trấn với 73 hộ dân xóm Đồng Nấp và 6 hộ dân xóm Đồng Tiến. Như vậy hộ dân toàn xã là 1.939 hộ gia đình.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là: 0,8%.
Dân số được phân thành 12 xóm, trong đó có xóm Đồng Chùa nằm trên địa bàn xã Nghĩa Bình, các xóm còn lại nằm rải rác trên địa bàn toàn xã.
Trong đó hộ nghèo chiếm 20,8% tổng số hộ toàn xã.
c) Hiện Trạng lao động
Bảng 4.1. Thống kê tỷ lệ thành phần lao động năm 2014
TT Lao động số người Tỷ lệ
%
1 Lao động nông nghiệp 2983 63,5
2 Lao động công nghiêp, xây dựng 996 21,2
3 Lao động thương mại, dịch vụ 721 15,3
Tổng số 4700 100
Nguồn: Số liệu thống kê xã Nghĩa Hội năm (2014)
Nhận xét: Tỷ lệ lao động qua đào tạo là 31,8% tương đương 1494 lao
động có trình độ học nghề trở lên.
Đánh giá tỷ lệ lao động, nông lâm, ngư nghiệp còn chiếm tỷ lệ cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo mới đạt 31,8%. Trong quy hoạch cần quy hoạch các khu tiểu thủ công nghiệp nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động trong xã theo hướng giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động phi nông nghiệp.
d) Hiện trạng sản xuất nông nghiệp
Những năm gần đây thời tiết diễn biến hết sức phức tạp hạn hán kéo dài, cuối năm mưa lũ liên tiếp xảy ra, dịch bệnh gia súc, gia cầm xảy ra liên tục, nên đã làm ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn xã.
- Trồng trọt: Các loại cây trồng chính trên địa bàn xã bao gồm 3 loại: lúa, ngô, mía, trong đó cây lúa vần nắm vai trò chủ đạo.
Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp là: 951,6, trong đó đất trồng lúa là 519,9 ha.
Trong đó: tổng sản lượng cây có hạt năm 2014 đạt 2.938,7 tấn.
Bảng 4.2. Diện tích, năng suất và sản lượng các cây trồng chính năm 2014
Cây trồng Hạng mục ĐVT 2014
Lúa
Diện tích Ha 519,9
Năng suất Tạ/ha 45
Sản lượng Tấn 2.339
Ngô
Diện tích Ha 83,5
Năng suất Tạ/ha 38,8
Sản lượng Tấn 324
Mía
Diện tích Ha 258,1
Năng suất Tấn/ha 8,6
Sản lượng Tấn 2.219
Nguồn: UBND xã Nghĩa Hội (2014)
-Thực trạng sản xuất lúa:
+ Vụ Đông Xuân: Gieo cấy từ mùng 5 đến 25 tháng 1 và thu hoạch vào tháng 5, diện tích gieo cấy là 539 ha, năng suất bình quân là 48 tạ/ha chủ yếu là những nơi chủ động nước. Đây là vụ lúa được gieo trồng tương đối ổn định và có năng suất cao nhất trong năm. Tuy nhiên cây lúa gieo vào vụ này cũng gặp không ít điều kiện bất lợi như giá rét lúc gieo cấy và gió Tây khô nóng khi lúa trổ chín. Các giống lúa thường trồng như: Khải Phong 01, Khải Phong 07, Thái Xuyên 111, Q5, Nhị ưu 986, Thủy Hương, Thiên Hương.
+ Vụ Hè Thu: Gieo trồng từ tháng 6 và thu hoạch vào tháng 9, diện tích gieo cấy là 542 ha, năng suất bình quân là 42 tạ/ha. Vụ này dễ chịu ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như nắng nóng, bão lũ và sâu bệnh nên năng suất thường thấp. Các giống thường trồng như: Nhị Ưu 888, Nhị Ưu 986, BC 06, Khang Dân, Thiên Hương, RS9, Sin 6, Khải Phong 01, Khải Phong 07.
-Thực Trạng sản xuất ngô: Ngô cũng là cây trồng chính (sau lúa) trên địa bàn xã Nghĩa Hội. Diện tích ngô năm 2005 là 75,4 ha đến năm 2014 là 83,5 ha. Ngô được trồng nhiều chủ yếu ở các xã vùng núi và các xã vùng bán sơn địa. Các xã đồng bằng, ngô được trồng trên đất màu và thông thường được trồng nhiều trên đất lúa sau khi thu hoạch vụ Hè Thu. So với trồng lúa năng suất ngô chịu tác động mạnh của thời tiết ở giai đoạn nảy mầm và giai đoạn trổ bông vào hạt. Các giống ngô trồng chính trên địa bàn xã: 989, 888, 999, 3Q, 303.
-Thực trạng sản xuất mía: cây mía được xem là cây trồng chính mang lại thu nhập cho người dân kể từ năm 2001. Cây mía thường được trồng đầu năm và cuối năm thu hoạch. So với trồng ngô và trồng lúa thì cây mía có khả năng chống chịu với biến đổi thời tiết tốt hơn. Tuy nhiên việc trồng mía đòi hỏi vốn đầu tư cao hơn, giá cả phụ thuộc vào thị trường và 1 năm chỉ được thu hoạch 1 lần. Các giống mía đang được trồng phổ biến trên địa bàn xã là: Rốc trắng TR15, MI 7, Rốc XM5, VN8.
-Thực trạng ngành chăn nuôi.
Theo thống kê trên địa bàn xã Nghĩa Hội, chăn nuôi chủ yếu là theo hộ gia đình nhỏ lẻ, tự phát và chưa có đầu tư. Trên địa bàn xã cũng có một số hộ phát triển kinh tế theo hướng trang trại nhưng hiệu quả chưa cao, chưa có được sự trang bị về kỹ thuật cũng như kiến thức.
Bảng 4.3. Số liệu điều tra ngành chăn nuôi năm 2014
STT Hạng mục ĐVT Năm 2014
1 Tổng đàn trâu, bò Con 1980
2 Tổng đàn lợn Con 15200
3 Tổng đàn gia cầm Con 36.640
4 Thủy sản Tấn 69,2
Nguồn: UBND xã Nghĩa Hội (2014)
4.1.1.3. Hiện trạng sử dụng đất
Tổng diện tích đất tự nhiên là 2.020,4 ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp 951,6 ha chiếm 47,1% diện tích đất tự nhiên của toàn xã, đất phi nông nghiệp 339,4 ha chiếm 16,8%, đất lâm nghiệp 519,9 ha chiếm 25,7 %, còn lại là đất chưa sử dụng 209,5 ha chiếm 10,4% (hình 4.3)
Hình 4.3. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn xã Nghĩa Hội
Nguồn: Số liệu thống kê UBND xã Nghĩa Hội (2014)
4.1.2. Xu hướng biến đổi khí hậu tại địa bàn nghiên cứu
*Xu hướng biến đổi khí hậu qua số liệu khí tượng
Theo số liệu quan trắc tại trạm Đô Lương trong hơn 50 năm qua (1961- 2014) cho thấy xu hướng biến đổi nhiệt độ và lượng mưa không giống nhau. Sự biến đổi này khác nhau theo tháng và các mùa trong năm.
Giai đoạn 1961-2014, nhiệt độ trung bình là 24,50C. Tổng lượng mưa bình quân hàng năm là 1.800-1.900mm. Nhiệt độ tối thấp trung bình (Tmin) là 160C. Nhiệt độ tối cao trung bình là (Tmax) 340C.
Xu hướng thay đổi nhiệt độ qua số liệu khí tượng giai đoạn 1961-2014, nền nhiệt độ trung bình năm tăng 0,140C/thập kỷ với độ tin cây (P<0,01). Nhiệt độ trung bình cả vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu đều tăng lên. Vụ Đông Xuân nhiệt độ trung bình tăng 0,130C/thập kỷ, ngược lại vụ Hè Thu nhiệt độ trung bình tăng 0,170C/thập kỷ với độ tin cậy cao (P<0,001). Nhiệt độ trung bình các tháng đều tăng. Đặc biệt tháng 2, tháng 6 và tháng 9 là các tháng tăng nhiều nhất: tháng 2 nhiệt độ trung bình tăng 0,320C/thập kỷ (P<0,1), tháng 6 nhiệt độ trung bình tăng 0,30C/thập kỷ (P<0,001) và tháng 9 nhiệt độ trung bình tăng 0,220C/thập kỷ (P<0,001) (Bảng 4.4).
Về lượng mưa, tổng lượng mưa trung bình hàng năm giai đoạn (1961- 2014) là 1.816,9mm/năm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng VIII đến tháng X, các tháng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng mưa rất ít. Xu thế biến đổi lượng mưa trên từng thập kỷ không theo một xu hướng nhất định nào cả. Sự tăng giảm
lượng mưa các tháng, các mùa trong năm không có ý nghĩa về mặt thống kê. Tổng lượng mưa năm tăng nhưng không đáng kể 7,04mm/thập kỷ. Lượng mưa giảm ở tháng 11, tháng 12, giảm nhiều nhất là tháng 9, trung bình giảm 15,65mm/thập kỷ. Lượng mưa tăng từ tháng 1 đến tháng 6, tăng nhiều nhất là tháng 7 (10,06mm/thập kỷ) và tháng 8 là 10,26/thập kỷ.
Bảng 4.4. Xu hướng biến đổi nhiệt độ và lượng mưa trong giai đoạn 1961-2014 tại xã Nghĩa Hội
Tháng/mùa Nhiệt độ trung bình (0C/ thập kỷ) Nhiệt độ tối thấp (0C/ thập kỷ) Nhiệt độ tối cao (0C/Thập kỷ Tổng lượng mưa (mm/thập kỷ) Xu hướng P Xu hướng P Xu hướng P Xu hướng P 1 0,07 0,18 -0,05 1,6 2 0,32 * 0,32 * 0,32 0,91 3 0,08 0,01 0,15 1,91 4 0,15 0,18 * 0,13 4,15 5 0,12 0,19 ** 0,04 3,65 6 0,31 *** 0,38 *** 0,23 ** 1,51 7 0,06 0,19 *** -0,06 10,06 8 0,1 * 0,17 *** 0,04 10,26 9 0,22 *** 0,25 ** 0,18 * -15,65 10 0,19 * 0,27 *** 0,1 5,58 11 0,27 * 0,32 * 0,23 -6,77 12 0,01 0,13 * -0,12 -2,43 Vụ Đông Xuân 0,13 0,16 * 0,1 3,93 Vụ Hè Thu 0,17 *** 0,24 *** 0,1 * 6,73 TB Năm 0,14 ** 0,2 *** 0,1 Tổng năm 7,04 (Trong đó *P<0,1; *P<0,05; **P<0,01; ***P<0,001)
a) Xu hướng biến đổi nhiệt độ trung bình
Hình 4.4. Xu hướng biến đổi nhiệt độ trung bình ở địa phương giai đoạn (1961-2014)
Nguồn: Trạm khí tượng Đô Lương (1961-2014)
Xu hướng biến đổi nhiệt độ trung bình năm tăng 0,140C/thập kỷ với mức ý nghĩa (P<0,01). Nhiệt độ trung bình vụ Hè Thu tăng 0,170C/thập kỷ với mức ý nghĩa (P<0,001). Nhiệt độ trung bình vụ Đông Xuân tăng 0,130C/thập kỷ. Từ số liệu này cho chúng ta thấy trong vòng 50 năm qua nhiệt độ trung bình ở xã Nghĩa Hội đã tăng lên gần 0,70C điều này phù hợp với xu thế biến đổi nhiệt độ của Việt Nam và thế giới.
b) Xu hướng biến đổi nhiệt độ tối cao (Tmax), nhiệt độ tối thấp (Tmin)
Theo số liệu khí tượng tổng hợp từ trạm Đô Lương thì nhiệt độ tối cao (Tmax) vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu, trung bình năm tăng 0,10C/thập kỷ (Hình 4.5). Nhiệt độ tối cao trung bình giữa các tháng có tăng nhưng không đáng kể, riêng tháng 6 nhiệt độ tăng 0,230C/thập kỷ có tháng nhiệt độ còn giảm như tháng 12 nhiệt độ, giảm 0,120C/ thập kỷ.
Hình 4.5. Xu thế biến đổi nhiệt độ tối cao (Tmax) tại địa phương giai đoạn (1961-2014)
Nguồn: Trạm khí tượng Đô Lương (1961-2014)
- Xu thế biến đổi nhiệt độ tối thấp trung bình vụ Đông Xuân tăng 0,160C/thập kỷ với độ tin cậy (P<0,1), vụ Hè Thu tăng 0,240C với độ tin cậy (P<0,001) và nhiệt độ và trung bình năm tăng 0,20C với độ tin cậy (P<0,001). Như vậy so với nhiệt độ Vụ Đông Xuân thì nhiệt độ vụ Hè Thu tăng cao và có độ tin cậy thống kê cao hơn (Hình 4.6).
Hình 4.6. Xu thế thay đổi nhiệt độ tối thấp trung bình (Tmin) ở địa phương giai đoạn (1961-2014)
c) Xu hướng biến đổi số ngày nắng nóng, nắng nóng gay gắt, số ngày rét đậm rét hại
Theo số liệu quan trắc tại trạm khí tượng Đô Lương cho thấy số ngày nắng nóng (Tmax>=350C) và nắng nóng gay gắt (Tmax>=370C) có xu hướng tăng lên trong giai đoạn từ 1961-2014. Số ngày nắng nóng tăng 1,86 ngày/thập kỷ với