Xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhận thức và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã nghĩa hội, huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an (Trang 82 - 83)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Kết quả nghiên cứu

4.1.7. xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu

Qua các kết quả thu thập, điều tra phỏng vấn hộ nông dân kết hợp với khảo sát thực địa tình hình trên địa bàn xã Nghĩa Hội. Chúng ta có thế thấy được phần nào hiểu biết của người dân về biến đổi khí hậu, các giải pháp để thích ứng với biến đổi khí hậu, những thuận lợi cũng như khó khăn cản trở việc thích ứng của chính quyền địa phương cũng như người dân trên địa bàn xã Nghĩa Hội. Chính vì vậy, chúng tơi xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Nghĩa Hội như sau.

4.1.7.1. Đối với chính quyền địa phương

- Phối hợp chặt chẽ với cấp huyện, cấp tỉnh về cơng tác phịng chống lụt bão, thiên tai.

- Cần có chính sách hỗ trợ tài chính cho ban phịng chống lụt bão cấp xã để triển khai cơng tác phịng chống bão lũ tránh các tổn thất đối với người dân.

- Ngân hàng chính sách xã hội huyện cần tạo điều kiện để số hộ nghèo được vay vốn nhiều hơn với vốn vay lớn hơn để hộ nghèo chủ động hơn trong việc đầu tư tái sản xuất. Tiếp tục duy trì các nguồn sinh kế sẵn có bên cạnh phát triển các nguồn sinh kế khác như chăn nuôi, thủy sản.

- Cần nâng cao kiến thức cho cán bộ phòng chống bão lũ địa phương đặc biệt là cấp xã thơng qua các cuộc tập huấn về bão lũ, thích ứng với hiện tượng khí hậu cực đoan. Cần có kế hoạch phịng chống bão, lũ cụ thể và hiệu quả.

- Nâng cao kiến thức, kỹ năng sử dụng vốn, kỹ thuật canh tác cải tiến cho lúa và mía thơng qua các buổi tập huấn, trao đổi kinh nghiệm.

- Chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể xã hội như hội cựu chiến binh, hội nông dân, hội phụ nữ, đồn thanh niên tun truyền phổ biến các thơng tin cho hộ nghèo khơng có điều kiện tiếp cận với các nguồn thông tin về giá cả thị trường và tư vấn kỹ thuật.

- Duy trì hệ thống thơng tin liên lạc thường xuyên giữa xã Nghĩa Hội và ban phòng chống lụt bão huyện Nghĩa Đàn.

- Quy hoạch, phát triển kinh tế xã hội ở địa phương cần được rà soát, chỉnh sửa và bổ sung cho phù hợp với điều kiện địa phương nhưng phải thích ứng với biến đổi khí hậu.

4.1.7.2. Đối với người dân

- Đưa kiến thức, thơng tin về biến đổi khí hậu lên các đài phát thanh của xã, thôn để người dân nắm rõ và hiểu biết về biến đổi khí hậu.

- Tích cực tuyên truyền người dân tham gia tập huấn các lớp về biến đổi khí hậu, cũng như các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp.

- Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn để trao đổi, cập nhật các giống lúa, ngơ mới, phương thức sản xuất cũng như cách phịng trừ sâu bệnh.

- Khuyến khích người dân chuyển đổi phương thức sản xuất, có thể chuyển đổi sang mơ hình kinh tế trang trại, chăn ni gia súc, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất dịch vụ, công nghiệp.

- Quan tâm hơn đến người già, phụ nữ và trẻ em, đưa kiến thức về biến đổi khí hậu vào trong sách vở để các thế hệ trẻ sớm nhận thức về mơi trường và biến đổi khí hậu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhận thức và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã nghĩa hội, huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)