Khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhận thức và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã nghĩa hội, huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an (Trang 76 - 81)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Kết quả nghiên cứu

4.1.5. Khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp

4.1.5.1. Năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của chính quyền địa phương

Hiện nay huyện Nghĩa Đàn nói chung và xã Nghĩa Hội nói riêng chưa có bộ phận phụ trách việc phịng chống hay thích ứng với BĐKH mà các hoạt động dựa vào phòng ban chống bão, lũ ở các cấp xã được tổng hợp qua bảng sau:

Bảng 4.10. Tổng hợp khả năng thích ứng với biến đối khí hậu của chính quyền địa phương

Các nguồn năng lực

Điểm mạnh Điểm yếu

Năng lực nhân lực

Có ban phịng chống bão, lũ cấp huyện, xã, thôn chỉ đạo công tác phịng chống thiên tai

Chưa có bộ phận phụ trách riêng việc phịng chống hay thích ứng với BĐKH, hạn chế về chuyên môn

Năng lực tài chính

Ở huyện đã có kinh phi hỗ trợ bão, lũ hàng năm là 100 tr đồng/năm từ vốn ngân sách nhà nước phục vụ cho cho cơng tác phịng chống bão, lũ như: mua quốc, xẻng, đèn pin, quần áo

Ở xã chưa có kinh phí hỗ trợ cho cơng tác phịng chống bão, trong khi ở xã, và thôn là nơi chỉ đạo trực tiếp người dân cơng tác phịng chống bão,lũ. Kinh phí tài chính dành cho phòng chống thiên tai quá ít khơng đủ để triển khai hỗ trợ tất các xã trên địa bàn huyện

Năng lực chuyên

môn

Cấp huyện: theo cán bộ phòng TN&MT huyện Nghĩa Đàn cho biết, ban phòng chống bão lũ huyện được tập huấn 2 lần/năm về các tình huống xử lý bão lũ khi xảy ra. Cấp xã: trưởng ban phòng chống bão lũ xã 1 năm được tập huấn 1 lần về các tình huống xử lý khi xảy ra thiên tai.

Cơng tác phịng chống bão lũ tại địa phương cịn mang tính sự vụ, chưa có kế hoạch chiến lược cụ thể. Tập huấn cơng tác phịng chống bão, lũ cịn ít, chưa được tập huấn nâng cao nhận thức biển đổi khí hậu.

Năng lực thông tin

Hiện nay xã Nghĩa Hội có hệ thống thông tin liên lạc hoạt động xuyên suốt khi có sự cố xảy ra hoặc triển khai cơng tác phịng chống bão lũ đều được thông báo cho cấp huyện kịp thời xử lý hoặc ngược lại.

Chưa tuyên truyền rộng rãi kiến thức về biến đổi khí hậu, về nguyên nhân, tác động của biến đổi khí hậu qua các đài truyền thanh, truyền hình địa phương. Chưa tổ chức, tập công tác phòng chống thiên tai, và các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu đến người dân nên hạn chế về năng lực thông tin

4.1.5.2. Biện pháp thích ứng của người dân địa phương đối với biến đổi khí hậu

Xã Nghĩa Hội là địa phương thường xuyên xảy ra thiên tai bão, lũ, nắng nóng, hạn hán. Sản xuất nơng nghiệp ở địa phương còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Chính vì vậy thích ứng với BĐKH trong sản xuất nơng nghiệp địi hỏi người nông dân phải lựa chọn một hoặc vài phương án trong tập hợp các giải pháp thích ứng.

Dựa vào tình hình sản xuất thực tế của xã để thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp, các phương án được đưa ra: (1) thay đổi thời gian trồng trồng, (2) thay đổi cơ cấu cây trồng/loại cây trồng, (3) luân canh cây trồng (4) thay đổi giống cây trồng, (5) trồng nhiều giống cây khác nhau,(6) sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, (7) sử dụng biện pháp bảo vệ đất nông nghiệp (8) chuyển đổi đất trồng trọt sang mục đích sử dụng khác.

Bảng 4.11. Sự thích ứng của người dân với biến đổi khí hậu trong sản xuất nơng nghiệp

Phương án thích ứng Số người đồng ý Tỷ lệ

(%)

1. Thay đổi thời gian trồng 35/60 58

2.Thay đổi cơ cấu cây trồng/loại cây trồng 30/60 50

3. Luân canh cây trồng 22/60 37

4. Thay đổi giống cây trồng 31/60 92

5. Trồng nhiều loại cây khác nhau 25/60 42

6, Sử dụng thuốc BVTV 52/60 87

7. Sử dụng biện pháp kỹ thuật 13/60 22

8.Chuyển đổi đất trồng trọt sang mục đích khác 21/62 35 Nguồn: Phỏng vấn nông hộ (2015)

Kết quả cho thấy người dân ở địa phương đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để thích ứng với các hiện tượng khí hậu cực đoan cụ thể:

a)Thay đổi giống cây trồng

Đây là biện pháp thích ứng được người dân ở địa phương sử dụng nhiều nhất 90%. Hiện nay ở địa phương đã chuyển đổi sử dụng những giống lúa ngắn ngày thay thế cho những giống lúa dài ngày trước đây ở cả vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu để tránh bão, lũ. Đồng thời tập trung đầu tư sản xuất vào các vùng thâm

người dân ngày càng sử dụng nhiều giống lúa có khả năng chịu hạn, chịu úng, chịu rét, có khả năng kháng sâu bệnh cao hơn trước đây. Một số giống lúa lai đang được trồng ở địa phương hiện nay cho năng suất cao như: Thái Xuyên 111, Q5, Khang Dân, Khải Phong 01, Khải Phong 07, Nhị Ưu 888, Nhị Ưu 986, Sin 6, RS9. Một số giống lúa dài ngày trước đây bỏ không trồng nữa như: V13/2, CR303, X12, Bao Thai.

b) Thay đổi cơ cấu cây trồng

Nghĩa Hội là địa phương có địa hình phức tạp, đồi núi bao quanh, chỗ cao, chỗ thấp nên chỗ dễ ngập úng, chỗ dễ khơ hạn. Có 50% số hộ lựa chọn biện pháp thay đổi cơ cấu cây trồng để thích ứng với biến đổi khí hậu. Theo thống kê của UBND xã Nghĩa Hội do hạn hán, nắng nóng kéo dài thiếu nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là trồng lúa nên một số thôn ở vùng cao như: Làng Cháng, Hoa Vinh Sơn, Phú Thọ, Diễn Ngun, Thanh Hịa, Dốc Đá, Bình Minh đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng mía và cây cơng nghiệp như: cao su, keo, sở… để thích ứng với khả năng chịu hạn, nắng nóng.

c) Thay đổi thời gian trồng

Có 58% số hộ tham gia phỏng vấn lựa chọn biện pháp thay đổi thời gian gieo trồng để thích ứng BĐKH, cụ thể là thay đổi lịch thời vụ đối với cây lúa. Dưới sự chỉ đạo của phòng NN & PTNT huyện Nghĩa Đàn ở các thôn đồng bằng như: Đồng Trường, Đồng Ao, Đồng Tiến, Khe Bai, Đơng Hội, Xóm Chợ, Đồng Nấp và một số thôn vùng bán sơn địa: Đồng Thanh, Hòa Hội, Đồng Sằng áp dụng biện pháp thay đổi thời gian trồng đặc biệt là vụ Hè Thu. Trước đây vụ Hè Thu thường được gieo cấy muộn hơn thường bắt đầu tháng 7, có khi là tháng 8 nhưng hiện nay vụ Hè Thu bắt đầu gieo trồng từ đầu tháng 6. Người dân cho rằng có sự thay đổi như vậy là do một phần vì bão lũ xảy ra ở địa phương nhiều, lại tập trung từ tháng 8 đến tháng 10 gây ngập lụt, gieo trồng và thu hoạch sớm vào tháng 9 nhằm tránh những cơn bão muộn. Vụ Đông Xuân trước đây được gieo trồng từ tháng 2 và thu hoạch vào tháng 6 thì nay bắt đầu gieo trồng từ tháng 1 và thu hoạch vào tháng 5. Người dân cũng cho biết gieo cấy sớm thì sẽ tránh được hạn hán, nắng nóng gay gắt, nếu gieo cấy vào tháng 2 thì thời kỳ trổ bơng, làm màu của lúa trúng thời kỳ cao điểm bắt đầu nắng nóng gay gắt và gió Lào như thế sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất của lúa.

d) Luân canh nhiều loại cây trồng

Luân canh nhiều loại cây trồng là biện pháp mang lại hiểu quả cao ở những thôn vùng đồng bằng vì tận dụng được tối đa diện tích đất nơng nghiệp đồng thời bảo vệ đất canh tác. Luân canh cây trồng 2 vụ lúa-1 vụ màu (ngô) đang được áp dụng ở các thôn đồng bằng: Đồng Trường, Đồng Ao, Đồng Tiến, Khe Bai, Đồng Nấp, Đồng Tâm, Đông Hội, 1 vụ lúa-1 vụ màu đối với đất chuyên màu và một số thôn ở vùng bán Sơn Địa như: Hòa Hội, Đồng Sằng, Đồng Thanh. Nhìn chung cơng thức luân canh đều là luân canh giữa cây trồng nước và cây trồng cạn. Điều này mang lại hiệu quả kinh tế cao song đòi hỏi yêu cầu cao về trình độ kỹ thuật canh tác, tính chính xác về thời gian gieo trồng.

e) Sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: việc áp dụng các thuốc bảo vệ thực vật đang được các hộ nông dân áp dụng phổ biến trên địa bàn, và tuân thủ theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông của huyện, xã. Có đến 87% số hộ lựa chọn biện pháp này. Qua đây cũng có thể thấy được nhận thức của người dân trong phòng ngừa sâu bệnh để góp phần giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đang ngày càng được nâng cao. Biện pháp này dễ áp dụng, dễ sử dụng, mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên khi sử dụng biện pháp này có một số vấn đề bất cập như: gây hậu quả ô nhiễm môi trường đất, nước, khơng khí, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đồng thời cũng tiêu diệt một số loài thiên địch tạo nguy cơ một số loài dịch bệnh bùng phát nhanh hơn.

f) Sử dụng các biện pháp kỹ thuật

Một số biện pháp kỹ thuật mà người dân đang áp dụng tại địa phương như: cày ải, ủ phân hữu cơ, làm luống cho ngô, rau, lac, phủ nilon cho mạ tránh rét. Có 22% số hộ lựa chọn phương án này, chủ yếu là các hộ vùng đồng bằng những nơi dễ ngập úng như xóm: Đồng Trường, Đồng Ao, Đông Hội, Đồng Tiến, Khe Bai..

g) Thay đổi mục đích sử dụng đất

Có 35% hộ tham gia phỏng vấn lựa chọn biện pháp này đó là những hộ thuộc vùng bán sơn địa và vùng núi do thời tiết nắng nóng, khơ hạn nên chuyển đổi đất nơng nghiệp sang đất lâm nghiệp, công nghiệp, trồng rừng. Một số thơn ở vùng đồng bằng chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa sang chăn nuôi vịt, hoặc trồng rau màu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhận thức và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã nghĩa hội, huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)