Thời vụ gieo trồng của cây lúa trên địa bàn xã Nghĩa Hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhận thức và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã nghĩa hội, huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an (Trang 71)

Phần 5 Kết luận và kiến nghị

4.9 Thời vụ gieo trồng của cây lúa trên địa bàn xã Nghĩa Hội

Thời vụ/đặc điểm thời tiết T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Vụ Đông Xuân 539 ha Gieo cấy từ 05-15/01 Thu hoạch từ 15-31/05 Vụ Hè Thu 542 ha Gieo cấy từ 01-20/06 Thu hoạch từ 10-20/09 Đặc điểm thời tiết

Vụ Đông Xuân, khoảng thời gian gieo mạ và cấy thường gặp khó khăn về rét đậm rét hại, cây mạ phát triển chậm, có thể chết, vào tháng 4, tháng 5 có gió Lào, nắng nóng nếu gió lào xuất hiện vào thời kỳ trổ bông gây cháy lá, khả năng thụ phấn kém. Vụ Hè Thu thời gian sinh trưởng ngắn hơn, vụ Hè Thu thường gặp bất lợi về nắng nóng lúc gieo mạ và cấy lúa, bão, lũ lúc trổ bơng và thu hoạch. Nắng nóng kéo dài, kèm theo nhiệt độ cao làm rút ngắn thời gian sinh trưởng phát triển của lúa, đặc biệt là thời kỳ tạo hạt làm cho tỷ lệ hạt chắc thấp. Nhiệt độ cao là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các loài sâu bệnh: rầy nâu, cuốn lá, đạo ôn. Nếu gặp bão lũ không kịp thu hoạch thì người dân có thể mất trăng từ 20-80% diện tích lúa.

So sánh với các tỉnh miền Bắc nước ta thì lịch thời vụ trên địa bàn xã Nghĩa Hội có xu thế sớm hơn cả 2 vụ Đơng Xuân và Hè Thu. Ở miền Bắc, Vụ Xuân bắt đầu từ tháng 2 thu hoạch vào tháng 6 và vụ Hè Thu thường từ tháng 7 đến tháng 10. Cịn ở địa phương thì vụ Đơng Xn gieo trồng từ tháng 1 và thu hoạch vào tháng 5. Vụ Hè Thu gieo trồng từ tháng 6 và thu hoạch vào tháng 9. Có sự khác biệt ở đây là do địa phương thường xuyên phải hứng chịu các thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan nên phải có sự chuyển dịch, thay đổi lịch thời vụ sao cho phù hợp với xu hướng của thời tiết, để giảm thiểu tối đa những thiệt hại có thể gây ra cho sản xuất nông nghiệp.

Kết quả phỏng vấn nông hộ tại xã Nghĩa Hội cho thấy, khi được hỏi ông/bà nhận thấy sự thay đổi thất thường các hiện tượng thời tiết cực đoan (hạn hán, bão, lũ, rét đậm, rét hai…) có ảnh hưởng gì đến thời vụ gieo trồng ở địa phương khơng? Có 58% số hộ tham gia phỏng vấn cho rằng thời vụ cây trồng thay đổi, có 20% cho rằng “khơng thay đổi” và 22% hộ trả lời “khơng biết” ( Hình 4.22).

Hình 4.22. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến thời vụ

Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ (2015)

Phần lớn người dân cũng cho biết rằng trước đây vụ Hè Thu thường được gieo cấy muộn hơn thường bắt đầu tháng 7, có khi là tháng 8 nhưng hiện nay vụ Hè Thu bắt đầu gieo trồng từ đầu tháng 6. Tìm hiểu thêm người dân cho rằng có sự thay đổi như vậy là do một phần vì bão lũ xảy ra ở địa phương nhiều, lại tập trung từ tháng 8 đến tháng 10 gây ngập lụt, gieo trồng sớm vào tháng 6 và thu

hoạch sớm vào tháng 9 nhằm tránh những cơn bão muộn. Vụ Đông Xuân trước đây được gieo trồng từ tháng 2 và thu hoạch vào tháng 6 thì nay bắt đầu gieo trồng từ tháng 1 và thu hoạch vào tháng 5. Người dân cũng cho biết gieo cấy sớm thì sẽ tránh được hạn hán, nắng nóng gay gắt. Nếu gieo cấy vào tháng 2 thì thời kỳ trổ bông, làm màu của lúa trúng thời kỳ cao điểm bắt đầu nắng nóng gay gắt và gió Lào như thế sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất của lúa. Mặt khác người dân cũng cho biết rằng hiện nay địa phương có sử dụng nhiều giống lúa lai ngắn ngày, cho năng suất cao thay thế dần những giống lúa dài ngày đang mất dần ưu thế do thời gian phát triển lâu rủi ro gặp thiên tai cao hơn. Có 20% hộ nơng dân cho rằng lịch thời vụ khơng thay đổi, đó là những hộ nông dân miền núi, cây trồng chính chủ yếu là cây mía mỗi năm chỉ trồng 1 vụ. Có 22% số hộ nơng dân không biết, đây là những hộ nơng dân ít để ý đến thơng tin, tình hình sản xuất của xã, của thơn? Đây là vấn đề đáng được quan tâm và khắc phục trong thời gian tới trên địa bàn xã.

d) Tác động năng suất cây trồng

Biến đổi khí hậu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến cây trồng làm giảm năng suất và chất lượng nông sản. Kết quả phỏng vấn trên địa bàn xã Nghĩa Hội về xu hướng của thay đổi năng suất cây trồng, có 77% số hộ tham gia phỏng vấn cho rằng năng suất cây trồng tăng nhiều, có 8% cho rằng năng suất cây trồng tăng ít, có 19% cho rằng năng suất cây trồng giảm ít, khơng có người nào trả lời năng suất cây trồng giảm nhiều (hình 4.23). Mặc dù người dân cũng cho biết rằng trong những năm trở lại đây các hiện tượng khí hậu cực đoan liên tiếp xảy ra nhưng do người dân đã thích ứng bằng cách thay đổi cơ cấu cây trồng, giống cây trồng và thời vụ nên năng suất cây trồng tăng so với trước đây. Phần lớn người dân cũng cho biết rằng năng suất lúa vụ Đông Xuân cao hơn so với vụ Hè Thu do vụ Hè Thu thường xuyên gặp phải các hiện tượng thời tiết cực đoan như: bão, lũ, hạn hán và nhiều sâu bệnh hồnh hành. Tìm hiểu thêm nguyên nhân những hộ cho rằng năng suất cây trồng giảm ít, là do một số hộ nông dân ở vùng bán sơn địa và vùng núi do nắng nóng và hạn hán không đủ nước tưới cho cây trồng nên làm cho năng suất giảm.

Hình 4.23. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất cây trồng

Nguồn: Phỏng vấn nông hộ (2015)

Đối chiếu số liệu thống kê của UBND xã Nghĩa Hội cho thấy năng suất lúa của vụ Đông Xuân thường cao hơn so với vụ Hè Thu mặc dù diện tích gieo trồng ít hơn. Do vụ Đơng Xn ít bị tác động của các hiện tượng khí hậu cực đoan hơn so với vụ Hè Thu và người dân cũng đã có nhiều biện pháp để thích ứng kịp thời.

Hình 4.24. Năng suất lúa vụ Đơng Xn và vụ Hè Thu giai đoạn 2005-2014

Từ biểu đồ ta thấy năng suất lúa ở xã Nghĩa Hội cả vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu đều có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, vào năm 2010 và năm 2013 chúng ta thấy năng suất lúa cả vụ xuân và vụ mùa đều giảm. Theo báo cáo thống kê của UBND xã Nghĩa Hội nguyên nhân là do vào năm 2010 có bão số 3 xảy ra vào tháng 8 xảy ra vào đúng thời kỳ lúa trổ bông gây thiệt hại nặng nề. Hạn hè thu kéo theo vụ Đông Xuân không đủ nước, diện tích lúa bị thu hẹp, kèm theo dịch bệnh đạo ôn, khô vằn gây giảm năng suất. Năm 2013 là năm chịu nhiều ảnh hưởng của bão lũ nhất, có liên tục 2 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp vào Nghệ An. Mưa liên tiếp nhiều ngày gây ra lũ lớn làm ngập nhiều diện tích trồng lúa gây thiệt hại nặng nề.

e) Tác động đến sâu hại, dịch bệnh

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khơng chỉ tác động trực tiếp lên sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng làm giảm năng suất mà còn tác động gián tiếp thông qua sâu bệnh. Nhiệt độ ấm lên một số loại sâu bệnh phát triển mạnh hơn như: đạo ôn, khô vằn, bọ trĩ, rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu đục thân. Bên cạnh đó một số sâu bệnh mới phát sinh như: ruồi đục nõn, đốm sọc vi khuẩn.

Theo kết quả phỏng vấn thì có đến 85% số hộ cho rằng trong những năm gần đây sâu bệnh có chiều hướng tăng, có 13% cho rằng tăng ít và 5% trả lời không biết, đặc biệt khơng có người nào trả lời sâu bệnh giảm nhiều hay giảm ít. (hình 4.25).

Hình 4.25. Nhận thức của người dân về tác động của BĐKH đến sâu bệnh

Biến đổi khí hậu làm gia tăng sâu, bệnh và đang là mối quan tâm cho những người nông dân trên địa bàn xã Nghĩa Hội vì nó ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cây trồng. Người dân chia sẻ thêm nguyên nhân của sự gia tăng sâu bệnh ở địa phương là do có sự thay đổi thời tiết. Nhiệt độ tăng, nắng nóng kèm theo gió Lào làm xuất hiện đốm sọc vi khuẩn trên lúa ở vụ Hè Thu. Các cơn bão từ tháng 7 đến tháng 9 mang theo dịch rầy nâu, rầy lưng trắng, ruồi đục nõn. Nhiệt độ tăng làm cho sâu đục thân, sâu cuốn lá, đạo ôn phát triển mạnh đặc biệt là vụ Hè Thu. Vào khoảng thời gian cuối tháng 9 và đầu tháng 10 đây là những tháng mưa nhiều, độ ẩm cao phù hợp với sự sinh trưởng phát triển của sâu bệnh dẫn đến phát triển thành dịch. Thời tiết thay đổi thất thường làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng nông sản. Rét đậm, rét hại vụ Đông Xuân nếu xảy ra vào thời kỳ gieo mạ và cấy lúa làm chết lúa, vào thời kỳ phát triển gây bệnh vàng lùn, đạo ơn.

Ngồi ra, do người dân sử dụng thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật để diệt trừ sâu bệnh. Tuy nhiên, biện pháp này làm ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe người dân, làm phá hủy hệ sinh thái đồng ruộng. Việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học diệt trừ sâu bệnh cũng đồng nghĩa diệt trừ một số loài thiên địch làm cho một số loài sâu, bệnh dễ bùng phát hơn.

4.1.5. Khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nơng nghiệp

4.1.5.1. Năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của chính quyền địa phương

Hiện nay huyện Nghĩa Đàn nói chung và xã Nghĩa Hội nói riêng chưa có bộ phận phụ trách việc phịng chống hay thích ứng với BĐKH mà các hoạt động dựa vào phòng ban chống bão, lũ ở các cấp xã được tổng hợp qua bảng sau:

Bảng 4.10. Tổng hợp khả năng thích ứng với biến đối khí hậu của chính quyền địa phương

Các nguồn năng lực

Điểm mạnh Điểm yếu

Năng lực nhân lực

Có ban phịng chống bão, lũ cấp huyện, xã, thôn chỉ đạo công tác phịng chống thiên tai

Chưa có bộ phận phụ trách riêng việc phịng chống hay thích ứng với BĐKH, hạn chế về chuyên môn

Năng lực tài chính

Ở huyện đã có kinh phi hỗ trợ bão, lũ hàng năm là 100 tr đồng/năm từ vốn ngân sách nhà nước phục vụ cho cho cơng tác phịng chống bão, lũ như: mua quốc, xẻng, đèn pin, quần áo

Ở xã chưa có kinh phí hỗ trợ cho cơng tác phịng chống bão, trong khi ở xã, và thôn là nơi chỉ đạo trực tiếp người dân cơng tác phịng chống bão,lũ. Kinh phí tài chính dành cho phòng chống thiên tai quá ít khơng đủ để triển khai hỗ trợ tất các xã trên địa bàn huyện

Năng lực chuyên

môn

Cấp huyện: theo cán bộ phòng TN&MT huyện Nghĩa Đàn cho biết, ban phòng chống bão lũ huyện được tập huấn 2 lần/năm về các tình huống xử lý bão lũ khi xảy ra. Cấp xã: trưởng ban phòng chống bão lũ xã 1 năm được tập huấn 1 lần về các tình huống xử lý khi xảy ra thiên tai.

Cơng tác phịng chống bão lũ tại địa phương cịn mang tính sự vụ, chưa có kế hoạch chiến lược cụ thể. Tập huấn cơng tác phịng chống bão, lũ cịn ít, chưa được tập huấn nâng cao nhận thức biển đổi khí hậu.

Năng lực thông tin

Hiện nay xã Nghĩa Hội có hệ thống thơng tin liên lạc hoạt động xuyên suốt khi có sự cố xảy ra hoặc triển khai cơng tác phịng chống bão lũ đều được thông báo cho cấp huyện kịp thời xử lý hoặc ngược lại.

Chưa tuyên truyền rộng rãi kiến thức về biến đổi khí hậu, về nguyên nhân, tác động của biến đổi khí hậu qua các đài truyền thanh, truyền hình địa phương. Chưa tổ chức, tập cơng tác phịng chống thiên tai, và các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu đến người dân nên hạn chế về năng lực thông tin

4.1.5.2. Biện pháp thích ứng của người dân địa phương đối với biến đổi khí hậu

Xã Nghĩa Hội là địa phương thường xuyên xảy ra thiên tai bão, lũ, nắng nóng, hạn hán. Sản xuất nơng nghiệp ở địa phương còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Chính vì vậy thích ứng với BĐKH trong sản xuất nơng nghiệp địi hỏi người nông dân phải lựa chọn một hoặc vài phương án trong tập hợp các giải pháp thích ứng.

Dựa vào tình hình sản xuất thực tế của xã để thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp, các phương án được đưa ra: (1) thay đổi thời gian trồng trồng, (2) thay đổi cơ cấu cây trồng/loại cây trồng, (3) luân canh cây trồng (4) thay đổi giống cây trồng, (5) trồng nhiều giống cây khác nhau,(6) sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, (7) sử dụng biện pháp bảo vệ đất nông nghiệp (8) chuyển đổi đất trồng trọt sang mục đích sử dụng khác.

Bảng 4.11. Sự thích ứng của người dân với biến đổi khí hậu trong sản xuất nơng nghiệp

Phương án thích ứng Số người đồng ý Tỷ lệ

(%)

1. Thay đổi thời gian trồng 35/60 58

2.Thay đổi cơ cấu cây trồng/loại cây trồng 30/60 50

3. Luân canh cây trồng 22/60 37

4. Thay đổi giống cây trồng 31/60 92

5. Trồng nhiều loại cây khác nhau 25/60 42

6, Sử dụng thuốc BVTV 52/60 87

7. Sử dụng biện pháp kỹ thuật 13/60 22

8.Chuyển đổi đất trồng trọt sang mục đích khác 21/62 35 Nguồn: Phỏng vấn nông hộ (2015)

Kết quả cho thấy người dân ở địa phương đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để thích ứng với các hiện tượng khí hậu cực đoan cụ thể:

a)Thay đổi giống cây trồng

Đây là biện pháp thích ứng được người dân ở địa phương sử dụng nhiều nhất 90%. Hiện nay ở địa phương đã chuyển đổi sử dụng những giống lúa ngắn ngày thay thế cho những giống lúa dài ngày trước đây ở cả vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu để tránh bão, lũ. Đồng thời tập trung đầu tư sản xuất vào các vùng thâm

người dân ngày càng sử dụng nhiều giống lúa có khả năng chịu hạn, chịu úng, chịu rét, có khả năng kháng sâu bệnh cao hơn trước đây. Một số giống lúa lai đang được trồng ở địa phương hiện nay cho năng suất cao như: Thái Xuyên 111, Q5, Khang Dân, Khải Phong 01, Khải Phong 07, Nhị Ưu 888, Nhị Ưu 986, Sin 6, RS9. Một số giống lúa dài ngày trước đây bỏ không trồng nữa như: V13/2, CR303, X12, Bao Thai.

b) Thay đổi cơ cấu cây trồng

Nghĩa Hội là địa phương có địa hình phức tạp, đồi núi bao quanh, chỗ cao, chỗ thấp nên chỗ dễ ngập úng, chỗ dễ khơ hạn. Có 50% số hộ lựa chọn biện pháp thay đổi cơ cấu cây trồng để thích ứng với biến đổi khí hậu. Theo thống kê của UBND xã Nghĩa Hội do hạn hán, nắng nóng kéo dài thiếu nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là trồng lúa nên một số thôn ở vùng cao như: Làng Cháng, Hoa Vinh Sơn, Phú Thọ, Diễn Ngun, Thanh Hịa, Dốc Đá, Bình Minh đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng mía và cây cơng nghiệp như: cao su, keo, sở… để thích ứng với khả năng chịu hạn, nắng nóng.

c) Thay đổi thời gian trồng

Có 58% số hộ tham gia phỏng vấn lựa chọn biện pháp thay đổi thời gian gieo trồng để thích ứng BĐKH, cụ thể là thay đổi lịch thời vụ đối với cây lúa. Dưới sự chỉ đạo của phịng NN & PTNT huyện Nghĩa Đàn ở các thơn đồng bằng như: Đồng Trường, Đồng Ao, Đồng Tiến, Khe Bai, Đơng Hội, Xóm Chợ, Đồng Nấp và một số thôn vùng bán sơn địa: Đồng Thanh, Hòa Hội, Đồng Sằng áp dụng biện pháp thay đổi thời gian trồng đặc biệt là vụ Hè Thu. Trước đây vụ Hè Thu thường được gieo cấy muộn hơn thường bắt đầu tháng 7, có khi là tháng 8 nhưng hiện nay vụ Hè Thu bắt đầu gieo trồng từ đầu tháng 6. Người dân cho rằng có sự thay đổi như vậy là do một phần vì bão lũ xảy ra ở địa phương nhiều, lại tập trung từ tháng 8 đến tháng 10 gây ngập lụt, gieo trồng và thu hoạch sớm vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhận thức và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã nghĩa hội, huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)