Khi được hỏi ông/bà có hài lòng về những biện pháp thích ứng hiện tại địa phương đang áp dụng không? Có 35% số hộ tham gia phỏng vấn trả lời chưa hài lòng, có 51,7% số hộ hài lòng, một số trả lời vì điều kiện hoàn cảnh nên đành chấp nhận. Người dân cũng phản ánh rằng nếu họ được tập huấn, tuyên truyền và hiểu biết về biến đổi khí hậu thì sẽ thuận lợi hơn cho việc ứng phó với biến đổi khí hậu. Ngoài ra người dân cũng phản ánh rằng kinh phí hỗ trợ từ chính quyền địa phương rất thấp trong khí đó lợi nhuận thu được từ sản xuất nông nghiệp không cao người dân chủ yếu lấy công làm lãi.
Phần lớn người dân cũng cho biết rằng trong những năm trở lại đây các hiện tượng khí hậu cực đoan liên tiếp xảy ra. Nhưng do người dân đã thích ứng bằng cách thay đổi cơ cấu cây trồng, giống cây trồng và thời vụ nên năng suất cây trồng tăng so với trước đây. Một số thôn ở vùng núi do điều kiện thời tiết nắng nóng, hạn hán không đủ nước tưới cho cây trồng nên năng suất giảm nhẹ nhưng trung bình chung của cả xã năng suất cây trồng tăng so với trước đây. Tuy nhiên, các biện pháp thích ứng ở địa phương chủ yếu dựa vào thực tiễn và kinh nghiệm sản xuất của bạn thân, chưa có sự chủ động trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu cũng như giảm thiểu tác động của nó.
Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn Bắc Trung bộ (bản dự báo cập nhật vào tháng 8/2014) cho biết: Do ảnh hưởng của hiện tượng Elnino (hạn hán), nên trên khu vực Bắc Trung bộ phải đặc biệt chú ý đến vấn đề nước tưới thì mới tránh được tình trạng hạn hán, thiếu nước tưới cho vụ tới. Bên cạnh đó, đối với chăn nuôi, cần phải đặc biệt chú ý đến thời tiết lạnh, rét đậm cục bộ vào mùa Đông tại các vùng miền núi để chủ động bảo vệ đàn gia súc và phòng trừ dịch bệnh. Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nên hiện nay, các cơn bão không rơi vào trọng điểm nữa mà trải đều các tháng trong năm. Thực tế vài năm lại đây, bão xuất hiện khá sớm (từ tháng 3, tháng 4 và đến tháng 11,12 vẫn còn bão), khi xuất hiện, hướng đi của bão thường phức tạp và không theo quy luật khí hậu nên
giải pháp để chuyển đổi sản xuất, cơ cấu mùa vụ nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu. Trên quan điểm đó, những năm lại đây, lịch nông vụ được xây dựng tương đối chính xác thích nghi với biến đổi khí hậu nên hiệu quả mùa vụ được đảm bảo. Cụ thể vụ Hè Thu trước đây thường được gieo cấy muộn hơn thường bắt đầu tháng 7, có khi là tháng 8 nhưng hiện nay vụ hè thu bắt đầu gieo trồng từ đầu tháng 6. Tìm hiểu thêm người dân cho rằng có sự thay đổi như vậy là do một phần vì bão, lũ tần suất xuất hiện nhiều nhất từ tháng VIII đến tháng X trùng với cao điểm mùa mưa, gieo trồng, thu hoạch sớm sẽ tránh những cơn bão, lũ muộn.
Vụ lúa Đông Xuân năm 2014 có năng suất cao kỷ lục, bình quân đạt 45 tạ/ha, tăng 7,7% so với cùng kỳ. Vụ Hè Thu có một số khó khăn, rầy nâu gây hại (thời điểm lúa non nhất trúng vào lúc rầy đẻ trứng lứa 3 nên lan rất nhanh). Tuy nhiên, nhờ sự vào cuộc tích cực, quyết liệt của các địa phương nên năng suất đều đạt kế hoạch đề ra.
Theo báo cáo thống kê kinh tế của UBND xã Nghĩa Hội 2014 những xóm thuộc khu vực miền núi như: Làng Cháng, Phú Thọ, Dốc Đá, Đồng Sằng, Thanh Hòa, Bình Minh, Hoa Vinh Sơn là những xóm có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất lại nằm khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nhất.
Kết quả điều tra chỉ ra rằng nguyên nhân hộ nghèo chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu hơn do 100% hộ nghèo trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu chỉ trồng trọt không có thêm bất cứ thu nhập thêm nào từ chăn nuôi hay từ các nguồn khác. Bên cạnh đó nguồn vốn để đầu tư cho trồng trọt như: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thấp. Chính vì lí do đó mà khả năng chịu tác động của cây trồng nông nghiệp trước biến đổi của thời tiết khí hậu kém hơn so với những hộ khá hay hộ trung bình.
Đề tài nghiên cứu có số lượng mẫu nghiên cứu ít (60 hộ nông dân) nên kết quả đánh giá có độ tin cậy chưa cao. Những hộ tham gia phỏng vấn 100% người dân chủ yếu làm nông nghiệp, phần lớn nhiểu tuổi nên các sự kiện thiên tai lớn chỉ nhớ nằm trong khoảng thời gian nào đấy, hạn chế về trình độ hiểu biết, năng lực thông tin còn thấp nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình phỏng vấn.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ