Trong báo cáo lần thứ V của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu, IPCC (2013) về giới thiệu kịch bản BĐKH, nước biển dâng có đánh giá: tốc độ BĐKH gia tăng theo hướng cực đoan hơn so với các đánh giá trước đây, đặc biệt là các hiện tượng cực đoan liên quan đến nhiệt độ.
Theo báo cáo của Oxfam (2008) thì ở miền Bắc, trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia ghi nhận trận rét chưa từng có kéo dài 38 ngày, phá kỷ lục trận rét dài 31 ngày năm 1989. Nhiệt độ xuống thấp dưới 100C. Thời tiết rét đậm, rét hại phá hỏng ít nhất 100.000 ha lúa, chết hơn 60.000 gia súc, thiệt hại ước tính gần 30 triệu USD.
Những năm gần đây các tỉnh ĐBSH liên tục phải đối phó với tình trạng hạn hán gay gắt trong vụ Đông Xuân do mực nước sông Hồng liên tục xuống thấp dưới mức lịch sử. Trung bình trong vòng 10 năm qua diện tích bị khô hạn ở miền Trung lên đến 140.000 ha và mất trắng gần 50.000 ha.
Theo báo cáo mới nhất của cục thủy lợi, bộ NN& PTNT (2009). Hạn hán đã gây thiếu nước cho trên 120.000 ha đất cánh tác, tập trung ở hầu hết các tình Tây Nguyên, Ninh Thuận, Bình Thuận. Năm 2015 hạn hán xảy ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh, làm gần 40.000 ha đất nông nghiệp phải dừng sản xuất do thiếu nước, diện tích cây trồng bị hạn lên tới 122.000 ha và hàng chục nghìn người bị thiếu nước sinh hoạt.
Ngoài ra hạn hán làm cho dịch bệnh trên cả hai đối tượng cây trồng và vật nuôi diễn biến phức tạp, một số bệnh mới như rầy nâu nhỏ, rầy lưng trắng gây bệnh lùn sọc đen ở ngô và lúa, các bệnh như vàng lùn, xoắn lá, thối thân, gốc xuất hiện ngày càng nhiều và trên diện rộng.