Những thuận lợi và khó khăn chính của người dân trong việc thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhận thức và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã nghĩa hội, huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an (Trang 81 - 82)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Kết quả nghiên cứu

4.1.6. Những thuận lợi và khó khăn chính của người dân trong việc thực hiện

hiện các biện pháp thích ứng với BĐKH trong sản xuất nông nghiệp

a) Thuận lợi: Mặc dù nhận thức được những thay đổi của các hiện tượng khí hậu

cực đoan và cũng đưa ra nhiều biện pháp thích ứng, nhưng khi được hỏi ơng/bà có hài lịng về những biện pháp thích ứng trên khơng? Thì có đến 21/60 số hộ trả lời chưa hài lịng chiếm 35%, có 31/60 người trả lời hài lịng chiếm 52% có một số trả lời vì điều kiện hồn cảnh như thế nên đành chấp nhận.

Khi được hỏi những thuận lợi của ơng/bà khi thực hiện các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nơng nghiệp thì họ đưa ra các biện pháp như sau.

Bảng 4.12. Những thuận lợi khi áp dụng các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp

Thuận Lợi Số người lựa chọn Tỷ lệ (%)

Ngày càng có nhiều giống chịu hạn, chịu rét,

năng suất cao, ngắn ngày 58/60 97

Có sự chỉ đạo hướng dẫn của chính quyền địa

phương trong sản xuất và ứng phó với thiên tai 41/60 68 Nhận được hỗ trợ từ chính quyền địa phương:

Vay vốn, giống, phân bón 32/60 53

Khơng biết 11/60 18

Nguồn: Số liệu điều tra nơng hộ (2015)

b) Khó khăn: Kết quả điều tra cho thấy đa phần người dân đều phản ánh rằng nếu

họ được tập huấn, tuyên truyền và hiểu biết về BĐKH thì sẽ thuận lợi hơn cho việc ứng phó với biến đổi khí hậu. Ngồi ra hiện nay, kinh phí để ứng phó với biến đổi khí hậu ở các cấp địa phương chưa có là một khó khăn gây trở ngại lớn để đưa ra các biện pháp thích ứng. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng đặc biệt từ trồng lúa sang trồng mía để thích ứng với thời tiết khơ hạn của những thôn miền núi. Song khi được hỏi đa phần người dân đều phản ánh rằng trồng mía địi hỏi chi phí đầu tư cao, thời gian sinh trưởng của cây mía dài mà vốn đầu tư của các hộ nghèo khó khăn, giá bán phụ thuộc nhiều vào giá thị trường. Nếu được cung cấp nước đầy đủ nước để trồng lúa thì người dân vẫn thích trồng lúa hơn.

Mặc dù người dân nhận thức được sự thay đổi của khí hậu nhưng vì các lý do như không được cập nhật thông tin, không được tuyên truyền kiến thức về biến đổi khí hậu về nguyên nhân cũng như biện pháp đối phó, khắc phục hậu quả cho nên làm hạn chế năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhận thức và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã nghĩa hội, huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)